Chất xơ giúp giữ cho ruột non của trẻ được nghỉ ngơi đều đặn. Tuy nhiên, thực phẩm có nhiều chất xơ không phải là món ăn ngon nhất trên bàn ăn, vì vậy đa số trẻ thường ghét ăn chúng, dẫn đến hậu quả là các bé không hấp thụ đủ lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày.
Cha mẹ có thể giúp tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn của bé bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ. Bạn hãy tham khảo bài báo này để biết rõ thêm về chất xơ nhé.
Những khuyến cáo
Hàm lượng chất xơ cần thiết mà con bạn cần phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Các bé mới tập đi tuổi từ 1 đến 3 cần khoảng 19g mỗi ngày. Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 25g mỗi ngày. Giữa 9 đến 13 tuổi, các bé gái cần 26g và bé trai cần 31g chất xơ mỗi ngày. Trẻ em cần hấp thu chất xơ từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo chúng nhận được cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan thường được tìm thấy trong trái cây, đậu và yến mạch, trong khi chất xơ không hòa tan chủ yếu được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau.
Những thực phẩm giàu chất xơ
Hãy khuyến khích con bạn ăn thực phẩm giàu chất xơ từ tự nhiên, vì chúng cung cấp cho bé đủ lượng chất xơ cần thiết. Hãy thử giới thiệu cho con nhiều loại rau và trái cây để chúng có thể tìm thấy được những thứ mà chúng thích. Bạn nên bổ sung cho con các loại trái cây nguyên chất thay vì cho chúng uống nước ép trái cây. Bạn nên khuyến khích trẻ ăn lớp vỏ và phần thịt giàu chất xơ bên trong quả. Hãy chọn những loại ngũ cốc giàu chất xơ cho buổi ăn sáng.
Một số loại ngũ cốc mà con bạn có thể hứng thú như granola, một loại ngũ cốc ăn sáng phổ biến ở Mỹ. Granola có nhiều chất xơ và thường được đóng gói kèm với yến mạch, đậu phộng (lạc), mật ong và một ít gạo. Granola luôn là món ăn yêu thích của trẻ.
Lén thêm chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ
Nếu con bạn cực kỳ kháng cự lại việc ăn những loại thực phẩm có chất xơ tự nhiên cao, bạn có thể trộn chất xơ bổ sung vào các bữa ăn thường ngày của bé. Thêm hạt lanh nghiền vào ngũ cốc, sữa chua hoặc thêm quả vào bánh, bánh kem xốp hoặc bột yến mạch. Bạn cũng có thể cho thêm một ít đậu vào súp, món salad và các món hầm.
Bạn có thể thêm một số thành phần bí mật vào thức ăn của bé để phù hợp với khẩu vị của bé hơn. Ví dụ, bạn có thể trộn một ít granola vào sữa chua. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với một số thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt, táo, cao, chuối, lê, phúc bồn tử, các loại đậu, hạnh nhân,…
Một số điều bạn nên lưu ý
Bạn không nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của con quá đột ngột, vì sự gia tăng nhanh chất xơ có thể sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Thay vào đó, hãy thêm chất xơ một cách dần dần trong vài tuần để gia đình bạn cũng như hệ tiêu hóa của trẻ quen dần với việc dùng chất xơ.
Qua bài báo này, bạn đã biết cách làm sao để thêm nhiều chất xơ vào bữa ăn của con bạn rồi phải không? Hy vọng rằng con bạn sẽ dần quen được với những thực phẩm tốt và hình thành nên thói quen ăn uống lành mạnh.