Dinh dưỡng cho trẻ mầm non là yếu tố luôn được chú trọng hàng đầu, kể cả ở trường học, hoặc ở nhà. Để chăm sóc chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho lứa tuổi mầm non, chúng ta cần nắm rõ nội dung tháp dinh dưỡng dành cho giai đoạn này. Đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức khoa học về các loại thực phẩm có ích, hoặc nên tránh cho trẻ mầm non. Điều này nhằm giúp tạo điều kiện tốt nhất để các con phát triển toàn diện về cả thể chất, tầm vóc lẫn tinh thần. Mời bố mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây, để có thêm thông tin đầy đủ về chủ đề nuôi dạy con này nhé.
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non đầy đủ và khoa học
1.1 Tháp dinh dưỡng dành cho độ tuổi mầm non
Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non được thiết kế bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sử dụng riêng cho trẻ em ở Việt Nam. Nhờ vào tháp dinh dưỡng này, bố mẹ có thể xây dựng nên khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của con.
Tháp dinh dưỡng có cấu trúc đỉnh nhọn, chân rộng dần – cấu trúc này tương đương với lượng thực phẩm bé cần được tiêu thụ mỗi ngày. Như vậy, càng lên đỉnh tháp, thì trẻ cần được hạn chế những loại thực phẩm này lại để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển. Theo đó, tầng 1 tháp dinh dưỡng là nhóm thực phẩm rau củ quả, tầng 2 gồm các loại ngũ cốc, chế phẩm từ gạo và ngũ cốc. Tầng 2 tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là các loại thịt, trứng, các loại hạt, tầng 5 gồm các chất béo, tầng 6 là các loại gia vị như muối, đường,…
1.2 Trẻ mầm non cần được bổ sung các chất dinh dưỡng nào?
Dựa vào tháp dinh dưỡng, bố mẹ sẽ cân đối phù hợp khẩu phần ăn cho con. Theo đó, những loại thực phẩm lành mạnh mẹ cần bổ sung cho con gồm:
- Các loại thực phẩm giàu tinh bột, như ngũ cốc, khoai, bánh mì,…
- Các loại thực phẩm giàu đạm, như thịt, trứng, các loại cá, sữa, chế phẩm từ sữa và gạo,…
- Các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh. Chẳng hạn như bơ, phô mai, sữa,…
- Các loại rau xanh và hoa củ quả.
- Uống đủ lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày. Thường xuyên cho bé uống một số nước ép dinh dưỡng để đổi vị.
2. Công thức dinh dưỡng cho trẻ mầm non mẹ cần tham khảo
Các bố, mẹ có thể tham khảo công thức dinh dưỡng được thiết kế dành riêng cho trẻ mầm non dưới đây để áp dụng cho con ở nhà.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày cho con, khoảng 4 – 5 bữa ăn trong ngày, lượng thực phẩm vừa đủ để bé hấp thụ.
- Lượng thức ăn tăng dần, nhất là rau xanh và hoa củ quả.
- Cho con ăn những món bé thích.
- Không cho bé tiêu thụ bánh kẹo, nước uống có gas trước bữa ăn.
- Công thức dinh dưỡng cho trẻ mầm non mỗi ngày: 2 – 3 lạng gạo, 2 lạng thịt nạc hoặc hải sản như cá, tôm, 2 – 3 lạng rau xanh, 2 – 3 lạng trái cây chín. Đồng thời, bổ sung khoảng 300 – 400ml cho bé.
Lưu ý chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ mầm non để các con dễ hấp thụ dinh dưỡng. Ảnh: Internet
3. Mẫu thực đơn ăn hàng ngày cho trẻ 3 – 6 tuổi
- Sáng, cho bé uống ½ ly sữa không béo, hoặc ít béo. Cho con ăn khoảng nửa chén ngũ cốc, 1 trái chuối chín.
- Bữa ăn vặt – khoảng 9h sáng, cho con uống ½ ly sữa không béo, hoặc ít béo, hoặc uống sữa chua, 1 chén trái cây.
- Trưa, cho bé uống ½ ly sữa như bữa sáng, 1 bánh sanwich, 2 lạng thịt nướng và pho mát, kèm rau củ quả, hoặc bánh mì quét bơ đậu phộng. Thực đơn gợi ý khác cho trẻ mầm non, mẹ có thể cho con ăn nửa chén cơm trắng, với 1 chén cá luộc hoặc nướng, 1 chén rau luộc hoặc canh/ súp rau củ.
- Ăn vặt xế chiều, cho bé dùng 1 lát bánh mì với bơ đậu phộng, hoặc 5 bánh bích quy, hoặc 1 chén trái cây.
- Bữa tối, cho bé dùng ½ ly sữa như các bữa ăn trước đó. Đồng thời, cho con ăn 2 lạng thịt nạc nướng hoặc luộc, hoặc ức gà, kèm nửa chén cơm, ¼ chén rau luộc.
Tăng cường cho bé ăn nhiều thịt cá để phát triển trí tuệ.
Dinh dưỡng cho trẻ mầm non được thiết kế dựa trên tháp dinh dưỡng dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Dựa vào tháp dinh dưỡng này, bố mẹ biết được cần bổ sung thực phẩm nào, hạn chế thức ăn hoặc thức uống nào, để quá trình hấp thụ của con diễn ra thuận lợi hơn. Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là cách tốt nhất để nuôi dưỡng con phát triển tầm vóc, trí tuệ toàn diện.