MÁCH MẸ CÁCH NẤU MÓN NGON CHO TRẺ BIẾNG ĂN, TĂNG CÂN VÙ VÙ
Trẻ lười ăn, trốn tránh mỗi khi đến bữa là vấn đề muôn thuở của cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh phải làm đủ trò hay nịnh nọt chỉ để con ăn vài miếng cháo. Vậy, làm thế nào để các bé vui vẻ, hào hứng hơn với các bữa ăn? Ba mẹ nên cho con ăn như thế nào, có những món ngon cho trẻ biếng ăn nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh
1. Nguyên tắc cần nhớ khi lên thực đơn cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng
Đối với trẻ biếng ăn, việc đầu tiên ba mẹ cần làm đó chính là lên thực đơn thật chi tiết cho con và làm theo thực đơn đó. Dưới đây sẽ là 5 điều cần nhớ khi lên thực đơn cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng mà ba mẹ cần lưu ý:
1.1. Thực đơn cần được xây dựng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi trẻ là khác nhau tùy theo độ tuổi và tình trạng biếng ăn của trẻ. Tuy nhiên trong chế độ ăn uống hàng ngày, ba mẹ vẫn cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho con:
- Chất bột – đường: có trong gạo, mì, bún, phở, khoai,…
- Chất đạm: có trong thịt, cá, tôm, lươn, cua,…
- Chất béo: dầu, mỡ, bơ, phô mai,…
- Vitamin, khoáng chất và chất xơ: các loại rau xanh, cà rốt, chuối, cam, đu đủ,…
1.2. Sáng tạo các món mới lạ
Việc lặp đi lặp lại các món ăn trong thực đơn hàng ngày khiến trẻ cảm thấy nhanh chán và từ đó dẫn đến biếng ăn. Bởi vậy khi lên thực đơn cho trẻ, ba mẹ cần đa dạng trong việc chọn món, thường xuyên cho trẻ tập ăn những món mới để tạo hứng thú cho trẻ khi ăn.
1.3. Đa dạng trong chế biến đồ ăn cho trẻ bị biếng ăn
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn đó chính là việc thường xuyên phải ăn những loại thức ăn giống nhau. Bởi vậy khi chế biến đồ ăn cho trẻ, ba mẹ cũng nên thay đổi cách chế biến để món ăn ngon mắt và ngon miệng hơn. Điều này cũng sẽ kích thích trẻ ăn ngon hơn.
1.4. Hạn chế đồ ăn vặt trong thực đơn của bé
Các bé ngày càng có nhiều loại đồ ăn vặt phù hợp theo từng lứa tuổi. Các món ăn vặt có mùi vị hấp dẫn, kích thích vị giác nên hầu hết trẻ đều thích chúng hơn là các món ăn trong bữa chính. Bởi vậy, ba mẹ nên cho bé ăn vặt với số lượng vừa phải và ăn cách bữa chính để trẻ không bị no và dẫn tới việc bỏ bữa. Lâu dần sẽ dần đến trẻ bị biếng ăn suy dinh dưỡng.
1.5. Trang trí món ăn bắt mắt
Món ăn có hình thù ngộ nghĩnh và nhiều màu sắc sẽ hấp dẫn trẻ hơn. Mẹ có thể biến các món ăn thành các hình đáng yêu như rán trứng bằng khuôn hình ngôi sao, rau củ quả tỉa hình bông hoa hoặc sử dụng bát đĩa hình nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh,… Món ăn trở nên sinh động thì bé sẽ có hứng thú cho chúng vào bụng ngon lành.
1.6. Bổ sung vi chất
Trẻ biếng ăn có thể là do thiếu một số vi chất quan trọng như vitamin B, kẽm, sắt… Vì thế, bố mẹ có thể xin tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để bổ sung các vi chất cần thiết cho con. Tuyệt đối không nên tự ý mua các loại thuốc bổ cho bé uống. Bởi vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
1.7. Kết hợp sử dụng sản phẩm giúp trẻ ăn ngon
Thị trường hiện nay có rất nhiều những sản phẩm thực phẩm chức năng giúp trẻ ăn ngon. Bởi vậy, ba mẹ có thể kết hợp những sản phẩm này trong bữa ăn của con để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn.
2. Một số thực phẩm dành cho trẻ biếng ăn
- Cá: Mẹ có thể cho bé ăn cá nghiền hoặc ruốc cá. Đây là nguồn cung cấp protein, vitamin và các khoáng chất rất tốt đối với sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, các axit béo omega-3 có trong các loại cá hồi, cá thu… rất quan trọng cho trí não và mắt của bé.
- Thịt gia cầm và các loại thịt đỏ: Đây cũng là nguồn cung cấp protein, kẽm, sắt rất dồi dào. Mẹ có thể chế biến bữa ăn dặm cho bé bằng từ các loại thịt gia cầm như gà, chim xay nhuyễn, rồi đổi món cho con bằng thịt bò, lợn, cừu…
- Giá đỗ: Đây là loại thực phẩm có chứa lượng vi chất kẽm và selen rất lớn. Trong đó kẽm là khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc giúp kích hoạt enzim trong cơ thể. Không chỉ có lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giá đỗ còn có chứa men tiêu hóa rất có lợi cho trẻ biếng ăn.
- Sữa chua: Đây là thực phẩm có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua có vai trò quan trọng trong việc bổ sung lợi khuẩn, tiêu diệt những vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp trẻ ngăn ngừa một số bệnh trong đường ruột khiến hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn.
- Trứng: Đây được coi là “siêu thực phẩm” dành cho trẻ biếng ăn. Trong trứng có chứa rất nhiều dinh dưỡng như chất béo lành mạnh, protein, muối khoáng, vitamin D và các axit amin rất cần thiết cho sự phát triển của con.
- Rau xanh: Là thực phẩm có chứa nhiều vitamin và chất khoáng, rau xanh hỗ trợ làm giảm tình trạng táo bón, làm sạch ruột cho trẻ.
- Củ quả và các loại hạt: Giống như rau xanh, các loại củ quả, hạt rất giàu vitamin, chất xơ và các vi chất tốt cho sức khỏe. Mặt khác chúng có vị ngọt tự nhiên cùng màu sắc hấp dẫn nên có thể kích thích bé thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Do đó, mẹ hãy thêm củ quả như cà rốt, khoai tây, khoai lang, củ dền, hạt đậu… vào các món ăn dặm của trẻ nhé.
- Hoa quả tươi: Chuối, đu đủ, ổi, táo, việt quất… là những loại quả rất giàu vitamin, vừa ngon miệng vừa giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn. Mẹ có thể ép nước, nghiền nhỏ hoa quả và cho bé ăn tráng miệng hoặc ăn bữa phụ trong ngày.
3. Gợi ý các món ăn ngon cho trẻ biếng ăn
Dưới đây là một số món ăn dành cho trẻ biếng ăn mà ba mẹ có thể tham khảo:
Đối với trẻ dưới 1 tuổi
|
Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên
|
– Bột thịt cóc
– Bột thịt bò
– Bột cà rốt phô mai
– Súp đậu hà lan + lòng trắng trứng
– Bột thịt heo + đậu hà lan
– Khoai lang + bột ăn dặm ngọt
– Khoai lang hầm bí đỏ
– Bột cá +khoai lang
|
– Cháo cá lóc
– Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt
– Cháo tôm, rau mồng tơi
– Cháo yến mạch, cà rốt
– Cháo thịt bò, bí đỏ
– Cháo ếch
– Cháo gà hạt sen rau củ
– Cháo hạt sen
– Cháo hàu
– Cháo thịt heo rau ngót
|
4. Hướng dẫn cách chế biến một số món ăn cho trẻ biếng ăn
4.1. Cách chế biến món ăn cho trẻ biếng ăn từ 6 tháng đến 1 tuổi
Bột gạo bí đỏ
Với những bé lần đầu ăn dặm, bột gạo kết hợp với sữa bột và bí đỏ là một lựa chọn tuyệt vời dành. Đây là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, vị ngọt, lại dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với đường ruột của bé.
Nguyên liệu:
- 20g bột gạo
- 10g sữa bột
- 30g bí đỏ
- 1 muỗng canh dầu ăn
Cách làm:
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt khúc và cho vào nồi hấp chín. Sau đó dùng thìa tán nhuyễn.
- Hòa bột gạo với 1/2 chén nước và bí đỏ đã nghiền nát. Để lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sánh lại. Thêm sữa bột và khuấy đều. Đợi bột nguội bớt rồi cho bé ăn.
Bột thịt heo + đậu hà lan
Nguyên liệu:
- Bột gạo – 20g
- Thịt lợn – 20g
- Cà rốt – 10g
- Khoai tây – 15g
- Đậu Hà Lan – 10g
- 1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn cho bé (khoảng 5ml)
- Chén nước vừa đủ (250ml)
Cách làm:
- Hấp chín, đậu Hà Lan, khoai tây và cà rốt sau đó tán nhuyễn
- Trộn thịt lợn với 1/3 chén nước đã chuẩn bị, dùng đũa khuấy tan để khi nấu thịt lợn không bị vón cục. Nấu thịt với lửa nhỏ, sau khi thịt chín thì tắt bếp và xay nhuyễn.
- Hòa bột với nước rồi bắc lên bếp, khuấy đều cho đến khi bột sánh lại thì cho bột vào hỗn hợp thịt lợn, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan đã xay vào, đun lửa nhỏ đến khi bột chín.
- Cho một chút dầu ăn vào rồi trộn đều lên.
Bột thịt bò
Nguyên liệu:
- Bột gạo – 10g
- Thịt bò – 30g
- Cà rốt – 30g
- Nước lọc – 200ml
- Dầu ăn cho bé – 5ml
Cách làm:
- Cà rốt bỏ vỏ rửa sạch, hấp chín, cho vào máy xay xay nhuyễn.
- Thịt bò cho vào máy xay, thêm chút nước và xay nhuyễn.
- Ninh bột gạo cho chín, cho thêm thịt bò vào nấu 2 -3 phút. Sau đó cho cà rốt vào để khoảng 1 phút cho sôi là được.
- Thêm dầu ăn vào và trộn lên cho bé.
Bột thịt rau dền
Nguyên liệu:
- Thịt heo nạc – 25g
- Lá rau dền – 30g
- Bột gạo – 20g
- Dầu ăn cho bé – 5ml
Cách làm:
- Xay mịn thịt heo rồi cho vào nồi cũng 150ml nước lạnh, khuấy đều cho đến khi chín thịt
- Lá rau dền tước bỏ phần cuống cứng, cuộn lại thành bó nhỏ rồi băm cho nhuyễn
- Ninh bột cho đến khi chín
- Cho thịt heo cũng lá rau dền vào nồi khuấy đều cho đến khi hỗn hợp chín đều.
- Thêm dầu vào và trộn đều với bột.
Bột tôm cà rốt
Nguyên liệu:
- 3 con tôm càng
- Bột gạo 20g
- Cà rốt 30g
- Dầu ăn cho trẻ
Cách làm:
- Tôm rửa sạch, hấp chín và bóc bỏ vỏ, xay nhuyễn
- Cà rốt xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
- Hòa bột gạo với nước cà rốt, rồi đun trên bếp và đảo đều tay cho đến khi bột sánh lại thì cho tôm vào. Khi bột chín thì cho thêm dầu ăn. Cho bé ăn khi bột còn ấm.
4.2. Cách chế biến món ăn cho trẻ biếng ăn trên 1 tuổi
Cháo trứng đậu đỏ
Nguyên liệu:
- Gạo giã nát
- 2 muỗng canh đậu đỏ nhân mềm
- 1 lòng đỏ trứng
- 2 chén nước mắm, gia vị
Cách làm:
- Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với ½ chén nước
- Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn
- Cho gạo vào nồi cùng lượng nước vừa đủ. Ninh đến khi cháo nhừ, cho nước đậu đỏ cùng trứng vào khuấy đều, đun tiếp khoảng 5 phút.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn là xong.
Cháo bí đỏ, thịt gà
Nguyên liệu:
- Gạo
- Bí đỏ – 100g
- Ức gà: 100g
- Gia vị: muối, đường, bột nêm,…
Cách làm:
- Phần ức gà luộc chín rồi vớt ra xé nhỏ hoặc băm nhuyễn.
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, mang luộc chín và tán nhuyễn mịn.
- Dùng nước luộc gà ban nãy nấu cháo cho nhừ
- Khi cháo đã chín, cho bí đỏ và thịt gà lần lượt vào và đảo đều.
- Nêm nếm gia vị cho bé vừa ăn.
Cháo cá hồi
Nguyên liệu:
- Gạo – 50g
- Cá hồi tươi – 100g
- Hành khô, hành lá, gừng
- Gia vị: muối, dầu ăn, …
Cách làm:
- Cá rửa sạch cho vào luộc gừng cho bớt mùi tanh
- Cá chín vớt ra tách riêng phần thịt với xương. Cho lên chảo phi thơm với hành, nêm nếm gia vị cho bé vừa ăn.
- Vo sạch gạo cho vào nồi để nấu cháo
- Sau khi cháo chín, cho cá hồi đã phi thơm cùng một chút hành lá vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cháo thịt bò bằm khoai tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Khoai tây: 30g
- Thịt bò: 30g
- Gạo: 40g
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách nấu cháo khoai tây thịt bò:
- Khoai tây gọt sạch vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi tán nhuyễn.
- Thịt bò rửa sạch băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy vào độ tuổi của trẻ.
- Cho gạo vào nồi hầm cháo, khi cháo chín thì cho thịt bò và khoai tây vào, đun cho cháo chín đều thì thêm dầu ăn và tắt bếp. Đợi cháo nguội bớt rồi cho bé ăn.
Cháo óc heo rau ngót
Nguyên liệu:
- 2 muỗng gạo nếp giã nát
- 1/2 bộ óc heo
- 1 nắm nhỏ rau ngót
- Dầu ăn
Cách làm:
- Óc heo lột lớp màng bên ngoài, ướp qua với dầu ăn và gia vị ăn dặm của trẻ.
- Rau ngót rửa sạch, đem xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
- Gạo đem hầm thành cháo
- Hấp óc heo cho tới khi chín và tán nhỏ.
- Khi cháo chín, cho óc heo và rau ngót vào, đảo đều. Đun nhỏ lửa cho rau ngót chín là được. Đổ cháo ra bát, đợi cháo bớt nóng rồi cho trẻ ăn.
5. Lưu ý khi nấu ăn cho bé
Một vài lưu ý khi lên thực đơn cho trẻ biếng ăn cũng như trong chế biến mà ba mẹ nên quan tâm như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên ăn cải bó xôi. Vì thực phẩm này có chứa nhiều nitrat có thể làm tăng tỷ lệ thiếu máu đối với bé dưới 6 tháng.
- Đồ ăn nấu cho bé cần được nấu chín toàn bộ thay vì nấu chín một phần (VD: trứng lòng đào không an toàn cho trẻ,…)
- Chế biến thực phẩm an toàn, sạch sẽ: không cho trẻ dùng thực phẩm đóng hộp, kể cả rau củ quả.
- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ: Bố mẹ cũng nên tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái như: cho bé ăn uống đúng giờ, cho bé ngồi ghế ăn, không xem tivi hay máy tính, điện thoại, không đùa nghịch trong khi ăn…
- Hỗ trợ tiêu hóa cho bé
Hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh sẽ giúp kích thích thèm ăn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Bạn có thể bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột bằng các loại sữa chua kích thích tiêu hóa vào các bữa ăn phụ của trẻ.
Khi cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ ăn ngon, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ càng nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Hiện nay, trên thị trường có loại sản phẩm men vi sinh có chứa Probiotics vàPrebiotics rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, men vi sinh này còn được phân lập từ Kim Chi Hàn Quốc và được sản xuất dựa theo công nghệ LAB2PRO – công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Vì vậy ba mẹ cũng có thể tham khảo dạng sản phẩm như vậy để bổ sung cho trẻ.’