Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cải thiện tình trạng nóng trong ở trẻ chế độ ăn uống góp một phần không nhỏ. Vậy trẻ bị nóng trong người nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng nóng trong ở trẻ:
Trẻ bị nóng trong người nên ăn gì?
– Rau mồng tơi
Rau mồng tơi nổi tiếng có tác dụng nhuận tràng ngoài ra còn giúp làm mát gan, giải độc. Đặc biệt thành phần pectin của rau mồng tơi còn có tác dụng chữa trị một số bệnh gan. Mẹ có thể thêm rau này vào thực đơn cho bé để vừa giúp làm mát gan vừa giúp bé nhuận tràng.
– Súp lơ xanh
Súp lơ xanh có khả năng “hạ nhiệt” cho gan rất tốt. Loại rau này làm tăng hàm lượng glucosinolate trong cơ thể từ đó kích thích các enzym giải độc, đào thải các độc tố giúp hạ nhiệt cho gan. Khi con bị nóng trong, mẹ hãy thêm súp lơ xanh vào trong cháo hoặc chế biến các món luộc, xào, nấu canh.
Thực đơn gợi ý cho trẻ nóng trong người
– Rau ngót
Rau ngót có tính hàn, vị ngọt và chứa nhiều chất xơ giúp làm mát gan, giải độc, thanh nhiệt. Khi con bị nóng trong mẹ có thể chế biến các món canh từ rau ngót như: canh rau ngót thịt băm, canh rau ngót nấu tôm…
– Cải bắp
Cải bắp có chứa lượng enzim dồi dào nên được xem như loại rau thần dược với bệnh nóng gan và thanh nhiệt. Mẹ có thể chế biến món cải bắp để cho con dùng để giúp giải độc, thanh nhiệt, đẩy lùi các chất béo, đào thải độc tố để bảo vệ gan.
– Các loại trái cây thanh nhiệt
Dưa hấu, dứa, chanh, táo, chuối, xoài, đu đủ, kiwi,… là những loại trái cây có tính thanh nhiệt hiệu quả. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp, ép lấy nước, xay làm sinh tố đều rất tốt cho sức khỏe.
Gợi ý món ăn giúp trẻ thanh nhiệt cơ thể
– Bí xanh
Hầu hết các món chế biến từ bí xanh đều có tính mát, thích hợp để giải nhiệt. Hơn nữa bí xanh lại giàu nước, có kết cấu mềm khiến bé dễ ăn. Cháo bí xanh tôm nõn là một gợi ý cho mẹ để nấu giải nhiệt cho con. Món cháo bí xanh vừa ngon mát vừa bổ dưỡng nên được khuyến khích có mặt thường xuyên trong thực đơn của các bé.
– Hạt sen
Bé nóng trong người nên ăn gì để dễ tiêu hóa, nhanh tăng cân? Mẹ có thể tham khảo món cháo hạt sen nấu cùng thịt gà. Trong Đông y, hạt sen là một bài thuốc hữu hiệu tốt cho hệ thần kinh, chữa chứng chán ăn, mất ngủ.
Đối với các bé suy dinh dưỡng, món cháo gà nấu với hạt sen sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Trẻ em nóng trong uống gì cho mát?
Ngoài trẻ bị nóng trong người nên ăn gì thì việc trẻ nóng trong nên uống gì cũng rất quan trong nếu mẹ muốn trẻ khỏi nhanh. Dưới đây là gợi ý cho mẹ:
– Bột sắn dây
Trẻ nóng trong nên uống gì? Chắc chắn nước sắn dây giúp giải nhiệt không còn xa lạ với mẹ. Bột sắn dây nổi tiếng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất cao, sẽ nhanh chóng đẩy lùi các loại độc tố tích tụ bên trong cơ thể, làm giảm mụn.
Với trẻ nhỏ, mẹ không nên pha nước trực tiếp cho trẻ uống. Bổ trong quá trình lọc tinh bột lấy nước sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Vì thế, đối với trẻ nhỏ các bộ phận còn yếu ớt khi dùng bột sắn sống pha nước dễ bị các tác động không tốt như: lạnh bụng, tiêu chảy, đặc biệt khó tiêu hóa.
Tốt nhất là mẹ nên nấu bột sắn dây giải nhiệt cho trẻ, chỉ cần cho bột sắn dây ra bát, thêm thìa nước rồi khuấy lên. Sau đó cho lên bếp đun chín, tắt lửa rồi để nguội. Khi quấy chín bột sắn sẽ được tinh bột hóa và giúp con tiêu hóa dễ hơn.
Trẻ em nóng trong uống gì cho mát?
– Nước cam, nước chanh
Cam, chanh rất giàu vitamin C có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Cam, chanh đem vắt nước pha cùng đường cho bé uống sẽ giúp bé giảm nóng trong nhanh chóng và hiệu quả.
– Rau má
Nếu mẹ chưa biết trẻ em nóng trong người nên uống gì thì hãy nghĩ đến nước rau má. Rau má có tính mát và giải nhiệt rất tốt khi trẻ bị nóng trong người. Vào mùa hè, con hay bị nóng trong nên mẹ hãy xay nước rau má cho con uống giải nhiệt tức thì. Lưu ý:
+ Đối với bé dưới 1 tuổi hoặc bé có hệ tiêu hóa kém: mẹ nên cho bé uống nước rau má luộc hoặc ăn canh rau má xay nhuyễn.
+ Khi bé hơn 1 tuổi: hệ tiêu hóa đã phát triển đủ để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ rau má, mẹ nên cho bé uống nước ép rau má tươi thêm ít đường.
+ Chỉ cho bé uống nước ép rau má pha loãng, với lượng nhỏ, chỉ từ 30 đến 60 ml mỗi ngày thôi nhé!