1. Chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện cân nặng và tầm vóc cho bé - Ảnh Internet
Suy dinh dưỡng là tình trạng thường gặp ở các trẻ, chủ yếu là trong độ tuổi dưới 5. Nguyên nhân rõ nhất là việc cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng và các vi chất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện. Suy dinh dưỡng biểu hiện ở 2 dạng: dạng nhẹ gọi là thể nhẹ cân và dạng nặng là thể thấp còi.
Các bé suy dinh dưỡng thường đi kèm với biểu hiện là biếng ăn, do đó mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống giúp kích thích vị giác, cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng. Cụ thể, khẩu phần ăn hằng ngày của bé cần bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất: đạm, đường, bột, vitamin và khoáng chất cùng một số vi chất cần thiết.
- Đạm (protein) : Đạm là một trong những thành phần không thể thiếu đối với trẻ, đặc biệt ở các trẻ suy dinh cần được tăng cường đạm bằng các nguồn thực phẩm như: thịt gà, thịt vịt, thịt heo, thịt bò, cá, phô mai, đậu tương và các loại hạt,...
- Vitamin D và canxi : Đối với các trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi thì canxi và vitamin D là 2 yếu tố không thể thiếu để giúp bé phát triển tầm vóc. Canxi giúp xương chắc khỏe, thúc đẩy nhanh sự phát triển của hệ xương nhưng cơ thể cần có đủ vitamin D để chuyển hóa canxi. Canxi có nhiều trong các loại hải sản,cá hồi, cá thu, trứng, thịt, sữa, đậu phụ,...Vitamin D được tổng hợp chủ yếu từ nguồn năng lượng mặt trời.
Tắm nắng cho bé để tăng cường vitamin D - Ảnh Internet
- Các vi chất : Nếu muốn trẻ suy dinh dưỡng phát triển toàn diện thì chế độ ăn uống mỗi ngày cần bổ sung các loại vi chất selen, kẽm,...để kích thích vị giác của trẻ biếng ăn. Như thế sẽ giúp bé ăn ngon miệng, nhanh có cảm giác đói và tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Chất béo : Bổ sung chất béo trong các nguồn như dầu mỡ, mỡ động vật để giúp các bé nhẹ cân nhanh chóng tăng cân đều đặn trở lại. Ngoài ra, đây là thành phần giàu năng lượng hơn cả cả chất đạm, chất bột, đồng thời chất béo còn là dung môi hòa tan và hấp thu tốt các vitamin E, D.
Bên cạnh cung cấp cho trẻ một khẩu phần ăn đủ đầy các nhóm chất dinh dưỡng, mẹ cũng cần chú ý đến quá trình chế biến thức ăn. Để trẻ ăn ngon miệng hơn, mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng, tạo màu sắc hấp dẫn và xen kẽ một vài món mới bên cạnh những món khẩu vị của bé.
2. Gợi ý một số thực đơn chó bé suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi
Mẹ có thể tham khảo một số thực đơn dành cho trẻ suy dinh dưỡng 1, 2, 3, 4, 5 tuổi dưới đây để giúp con yêu có bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng để nhanh chóng tăng cân, phát triển tầm vóc, mẹ nhé.
2.1. Thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng 1 tuổi
Sữa cho bé 1 tuổi trung bình khoảng 400ml/ ngày - Ảnh Internet
1 tuổi là giai đoạn trẻ đã ngừng chế độ ăn dặm và được làm quen với các món ăn mới, khi đó chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng bắt đầu trở nên phức tạp hơn và cần bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất. Cụ thể:
- 6h sáng: 150 - 200ml sữa.
- 9h sáng: gạo tẻ (30g), thịt nạc (50g) hoặc hải sản (50g), 1 quả trứng gà, dầu (10ml, khoảng 2 thìa cà phê), rau xanh (20g).
- 12 trưa: 200ml sữa.
- 14h chiều: trái cây: chuối ( 1 quả) hoặc đu đủ (1 miếng).
- 17h chiều: cháo thịt hoặc cháo hải sản hoặc cháo trứng, rau, dầu.
- 20h tối: có thể bổ sung thêm hoa quả chín.
Cho trẻ bú mẹ trước khi ngủ 30 phút hoặc cả khi trẻ ngủ. Với các trẻ đã ngưng bú mẹ, mẹ nên bổ sung thêm sữa bò tươi hoặc sữa đậu nành cho bé.
2.2. Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 2 tuổi
Rau xanh cho bé 2 tuổi khoảng 150g/ ngày - Ảnh Interenet
Đối với các bé suy dinh dưỡng 2 tuổi, mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn các loại bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt,...trước bữa ăn vì có thể dẫn đến tình trạng no trước bữa. Khẩu phần ăn trong ngày của bé, mẹ nên ghi nhớ lượng thực phẩm sau đây để bổ sung đầy đủ cho con yêu.
- Gạo tẻ: 150 - 200g/ ngày tương đương 2 chén cơm/ ngày.
- Thịt: 10g/ bữa hoặc thay thế bằng cá, tôm,...
- Rau xanh: 100 - 150g/ ngày.
- Sữa: 400 - 450ml.
- Dầu mỡ: 40ml.
2.3. Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 3 tuổi
Ngoài các bữa ăn chính (sáng, trưa, chiều), mẹ nên tăng cường thêm 2 - 3 bữa ăn phụ cho các bé suy dinh dưỡng 3 tuổi. Sữa và trái cây là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn phụ. Theo đó, thực đơn cho trẻ 3 tuổi như sau:
- Gạo tẻ: 200 - 250g/ ngày, tương đương 3 chén cơm/ ngày.
- Chất đạm (thịt, tôm, cá): 150 - 200g, mỗi bữa khoảng 40g, mỗi ngày nên cho trẻ ăn 4 bữa có đạm.
- Dầu mỡ: 40g, nên chia thành 4 bữa, mỗi bữa 10g (tương đường 2 thìa cà phê).
- Rau xanh: 200 - 250g/ ngày.
- Trái cây chín: 200g.
- Sữa: 600 - 700ml.
2.3. Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 4 tuổi
Món cháo hải sản trong bữa ăn phụ của bé 5 tuổi - Ảnh Internet
- 6h30 sáng: 1 chén súp hoặc cháo hải sản hoặc cháo thịt bằm.
- 8h30 sáng: 180ml sữa (tương đương 1 ly)
- 11h30 trưa: 1 chén cơm + thịt nạt + nước dừa + 1 chén canh + 1 hũ sữa chua.
- 13h30 chiều: 1 ly nước trái cây, tốt nhất nên cho trẻ uống nước cam.
- 14h30 chiều: 200ml sữa.
- 16h chiều: bữa phụ gồm 1 quả chuối hoặc 1 cái bánh ngọt hoặc 1 hũ sữa chua hoặc 1 hũ váng sữa.
- 18h30 tối: mì lúa mạch.
- 18g30 tối: 1 món xào trứng hoặc mì lúa mạch sốt thịt + canh chua.
- 21g00 tối: 200ml (tương đương 1 - 2 ly sữa).
2.3. Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 5 tuổi
[caption-6]
Ở trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi, phụ huynh nên đảm bảo cho trẻ ăn 6 bữa trên ngày, trong các bữa phụ nên cho bé ăn thêm các món nước như phở, súp, cháo, bún,...Đối với những trẻ kèm theo dấu hiệu biếng ăn, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn, theo đó các bữa ăn phụ đóng vai trò rất quan trọng.
- 2 - 3 chén cơm/ ngày + món ăn chế biến từ thịt hoặc hải sản, trứng + các loại hạt, đậu
- Hạn chế dầu mỡ cho bé nên ăn nhiều thịt nạc và tôm, cá,...
- 2 - 3 bữa phụ: súp, cháo, phở, bún + trái cây.
- Sữa: 200 - 500ml.
Với một số thực đơn theo độ tuổi trên đây, hi vọng đã giúp mẹ bớt vất vả hơn trong vấn đề trẻ suy dinh dưỡng ăn gì. Mẹ luôn ghi nhớ rằng, chế độ ăn uống hằng ngày của bé đóng một vai trò quan trọng đối với việc cải thiện cân nặng và tầm vóc cho bé yêu. Chính vì thế mẹ hãy chú trọng, tích cực xây dựng thực đơn khoa học đủ dinh dưỡng, theo đúng độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của bé nhé.