1. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, qua câu chuyện trẻ biết được truyền thống đánh giặc của nhân dân ta, tự hào về những di tích lịch sử nổi tiếng, những danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
- Kỹ năng: Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện được giọng điệu của các nhân vật.
- Thái độ: + Giáo dục trẻ biết giữ gìn và tôn vinh những di tích lịch sử đó.
+ Ngồi học ngoan, chú ý.
2. Chuẩn bị.
- Tranh nội dung câu chuyện, tranh vẽ cảnh Hồ Hoàn Kiếm. Bút màu.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định và gây hứng thú.
- Cả lớp hát bài "Yêu Hà Nội". Trò chuyện về thủ đô Hà Nội có gì đẹp, có những công trình, di tích nào nổi tiếng…
* Hoạt động 2: Cô kể cho trẻ nghe kết hợp trích dẫn - đàm thoại.
- Bạn nào trong lớp mình được đi Hà Nội rồi? ở đó có những khu di tích nào?
- Muốn biết được vì sao hồ lại có tên là hồ Hoàn Kiếm các con hãy lắng nghe cô kể nhé.
- Cô kể lần 1 kết hợp tranh minh họa. Hỏi trẻ:
+ Các con vừa nghe cô kể chuyện gì? Câu chuyện kể về ai?
+ Muốn tìm hiểu kỹ hơn câu chuyện này các con hãy lắng nghe cô kể lại một lần nữa nhé.
- Cô kể lần 2: Trích dẫn làm rõ ý theo nội dung câu chuyện.
- Ai đã đứng ra cùng nhân dân đánh giặc? Khi kéo lưới lên đã thấy gì?
- Vì sao lại cho Lê Lợi mượn gươm? Thanh gươm đó như thế nào ?
- Khi dùng thanh gươm đó Lê Lợi đã làm được những gì? Vì sao?
- Đánh thắng quân giặc rồi Lê Lợi đã trả lại thanh gươm cho ai?
- Vì sao hồ Tả Vọng lại đổi tên là hồ Gươm? Ai đã đổi tên?
- Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội và đó cũng là một di tích lịch sử văn hóa của dân tộc ta.
- Muốn giữ gìn và tôn tạo bảo vệ và phát huy truyền thống giữ nước của ông cha ta các con phải làm gì?
- Mời 3 - 4 trẻ lên kể lại từng đoạn chuyện cùng cô.
- Cô giúp đỡ động viên khuyến khích trẻ kể.
* Kết thúc hoạt động:
- Cả lớp đọc ca dao “Rủ nhau….xem…kiếm hồ…”.
- Về góc tô màu bức tranh hồ Hoàn Kiếm.