1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, biết trả lời đủ ý qua hệ thống các câu hỏi đàm thoại.
- Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ và thể hiện được âm điệu, nhịp điệu khi đọc thơ
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Rèn cho trẻ biết trả lời đủ câu đủ ý. Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ và diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Giáo dục trẻ biết trồng và chăm sóc các loại cây.
- Biết được lợi ích của các loại cây hoa kết trái.
- Trẻ biết được một số chất dinh dưỡng có trong các loại quả.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
- Màn hình, đèn chiếu
- Hình ảnh trình chiếu có nội dung phù hợp với bài thơ.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
2. Đồ dùng của trẻ
- Mũ của một số loại quả trên
- Mũ một số loại hoa giống như mũ.
3. Nội dung tích hợp
- Hoạt động làm quen với môi truờng xung quanh
- Hoạt động giáo dục âm nhạc
- Giáo dục dinh dưỡng
- Giáo dục bảo vệ môi trường
III. Cách tiến hành
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt
- Trò chuyện về nội dung trò chơi
- Lồng nội dung giáo dục trẻ
* Giới thiệu: Có một bài thơ nói về sự ra hoa kết trái rất hay đấy các con có biết đó là bài thơ gì không? Để biết được cây hoa kết trái như thế nào các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ "Hoa kết trái" nhé!
* Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ nghe
- Khuyến khích 1 trẻ lên đọc
- Cô đọc diễn cảm đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ. Dùng cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ minh hoạ bài thơ
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Ai đã viết bài thơ này?
- Cô trích dẫn, giảng giải nội dung bài thơ
* Cô đọc diễn cảm lần 2.
+ Để bài thơ được hay hơn cô sẽ đọc thơ kết hợp với hình ảnh minh hoạ sinh động. Nào cô mời các con hãy hướng lên màn hình và lắng nghe cô đọc thơ nhé!( Cô đọc thơ kết hợp với hình ảnh trên màn hình)
* Hoạt động 3: Câu hỏi đàm thoại
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Trong bài thơ có những loại hoa gì?
+ Hoa cà có mầu gì?
+ Hoa mướp có mầu như thế nào?
+ Hoa Lưu được tác giả ví như thế nào?
+ Các con có biết chói chang là như thế nào không?
(nghĩa là khi ta nhìn vào sẽ bị chói mắt, tác giả đã ví hoa Lựu đỏ “chói chang” như là đốm lửa đấy)
+ Trong bài thơ các con còn thấy có hoa gì nữa?
+ Hoa Vừng như thế nào?
+ Vẻ đẹp của Hoa Mận được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Bài thơ đã nhắn nhủ chúng ta điều gì?
+ Vì sao không được hái hoa?
* Giáo dục trẻ: Đúng rồi các con a! Vì tất cả các loại hoa này đều ra quả để cho chúng ta hưởng những hoa thơm và quả ngọt.
- Các con có biết để có những hoa thơm quả ngọt như vậy chúng ta phải làm như thế nào?
- Các con có biết khi ăn các loại quả đó cho chúng ta chất gì không?
- Cô chính xác hoá kiến thức. Khi trẻ trả lời câu cô động viên, kk và sửa sai cho trẻ. Với những trẻ yếu cô có những câu hỏi dễ cho trẻ tả lời.
+ Cô có một điều bất ngờ dành cho các con hãy nghe xem đó là gì nhé? (Cô mở băng cho trẻ nghe cô đọc thơ trên nền nhạc)
- Các con phát hiện ra điều gì không?
- Các con có muốn đọc thơ hay như cô đọc không?
* Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thuộc thơ.
- Bây giờ cô và các con cùng đọc thơ nhé
- Thi đua giữa các tổ
- Đọc luân phiên
- Nhóm bạn trai, bạn gái.
- Gọi một số trẻ lên đọc cá nhân.
( Mỗi lần trẻ đọc cô động viên, kk và sửa sai cho trẻ, cô chú ý rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ và hướng dãn trẻ đọc đúng nhịp điệu lời bài thơ)
- Các con a, bài thơ “ Hoa kết trái con được phổ nhạc thành một bài hát rất hay đấy cô và các con cùng thể hiện bài hát đó nhé:(Mở băng cho trẻ hát và vận động nhẹ nhàng 1 -2 lần)
*Hoạt động 4: Kết thúc
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Hoa nào quả ấy.