Trẻ hoàn toàn có thể học được các kỹ năng cơ bản từ khi còn sơ sinh. Đọc sách cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều có tốc độ học hỏi và rèn luyện kỹ năng giống nhau. Nhiều bé có thể xem sách, đọc sách từ sớm nhưng có những bé không hứng thú với hoạt động này. Yếu tố di truyền cũng quyết định một phần đến kỹ năng học đọc của trẻ. Do đó, ba mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ thích đọc sách từ khi còn rất nhỏ.
Ba mẹ có thể dạy trẻ thích đọc sách từ rất sớm. Nguồn ảnh: freepik
Mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phát triển kỹ năng đọc. Tuy nhiên, trước hết hãy xem xét những kỹ năng khác cần thiết để bổ trợ cho việc tập đọc.
Để dạy trẻ thích đọc sách hiệu quả thì cần có sự kết hợp giữa nhiều kỹ năng. Một số kỹ năng cần thiết như sau đây.
Âm vị là những âm thanh được tạo ra khi phát âm một chữ cái hoặc một từ. Để rèn luyện kỹ năng đọc, trẻ cần có nhận thức về âm vị. Khi lên một tuổi, trẻ có xu hướng nhận biết một số âm thanh quan trọng. Việc học âm vị của bé có thể thực hiện bằng cách nghe các thành viên trong gia đình nói chuyện.
Trẻ nhỏ cũng cần được trang bị kỹ năng học và nhận dạng bảng chữ cái. Trẻ cần xác định các chữ cái riêng lẻ cũng như khi được sử dụng trong từ. Những đứa trẻ 3 tuổi có kiến thức về hình dạng, tên gọi và cách viết các chữ cái có thể đọc dễ dàng hơn. Đây chính là kỹ năng quan trọng, giúp ba mẹ dạy trẻ thích đọc sách hiệu quả.
Đây là kỹ năng giúp trẻ liên hệ âm thanh với hình dáng ở dạng viết của của các chữ cái. Hiểu ngữ âm giúp trẻ nhanh chóng nhận ra các chữ cái quen thuộc và tìm ra cách phát âm của các từ khi đọc.
Để dạy trẻ thích đọc sách thì cần rất nhiều kỹ năng bổ trợ. Nguồn ảnh: freepik
Nếu trẻ nắm chắc âm vị và ngữ âm thì có thể đọc thông thạo và nhanh chóng. Đây là một kỹ năng mà trẻ nhỏ có thể rèn luyện và thực hành sớm.
Từ vựng là tập hợp các từ mà trẻ được học và tiếp xúc. Các nghiên cứu đã phát hiện ra lượng từ vựng mà trẻ biết tỷ lệ thuận với mức độ đọc hiểu của trẻ. Trẻ nhỏ học từ mới thông qua đọc và nghe.
Kỹ năng này thể hiện việc trẻ hiểu được ý nghĩa của những gì mà trẻ đang đọc. Để có được điều này, trẻ từ 1 tuổi cần được dạy về các chữ cái, viết và hiểu nghĩa của các từ đơn lẻ.
Trẻ sơ sinh nhận thức được môi trường xung quanh từ rất sớm. Càng có nhận thức sâu sắc thì trẻ lại càng dễ dàng tiếp thu được kiến thức ở trường. Ngay cả trước khi bắt đầu đi học, trẻ cũng có thể đạt được một số kỹ năng để củng cố khả năng đọc và hiểu. Một số kỹ năng trước khi biết chữ bao gồm:
- Cầm sách: Bằng cách nhìn thấy bố mẹ làm điều đó hoặc được dạy, trẻ sẽ học cách cầm sách, lật trang và tự làm quen với các chữ cái, hình ảnh trong sách.
- Liên tưởng: Trẻ có thể nhận biết các hình ảnh trong sách và kết nối với các đồ vật hoặc hình ảnh trong thế giới thực. Trẻ cũng có thể chỉ vào những đồ vật quen thuộc nhìn thấy trong sách.
- Ghi nhớ: Dù chưa biết đọc, trẻ vẫn có thể thực hành khả năng ghi nhớ. Ví dụ, nếu bạn đọc cho bé nghe cùng một câu chuyện mỗi tối, bé có thể bắt chước lời nói và hành động của bạn khi nhìn vào hình ảnh của cuốn sách.
Bố mẹ nên nhớ rằng không phải tất cả trẻ đều có khả năng giống nhau. Một số trẻ có thể học đọc từ lúc 4 – 5 tuổi nhưng có những trẻ phải 6 – 7 tuổi mới phát triển hoàn thiện kỹ năng này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này, một trong số đó là môi trường dạy học tại nhà. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ học âm thanh và ý nghĩa của từ ngay khi còn bé. Do đó, ba mẹ có thể dạy trẻ thích đọc sách bằng cách hình thành các thói quen đọc ngay tại nhà.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ thường xuyên đọc và nghe bố mẹ nói về sách sẽ học cách đọc tốt hơn những trẻ ít tiếp xúc với sách. Vì vậy, điều quan trọng là cho trẻ tiếp xúc với thế giới sách ngay từ sớm.
Khi trẻ khám phá cuốn sách đầu tiên, bố mẹ cần dạy trẻ kỹ năng cầm sách và cũng như các kỹ năng khác. Khuyến khích và thực hành thường xuyên là điều cần thiết để cải thiện kỹ năng đọc. Bố mẹ cũng nên đồng hành cùng con trong suốt hành trình dạy trẻ thích đọc sách.
Dạy trẻ thích đọc sách qua việc rèn luyện thói quen đọc mỗi ngày. Nguồn ảnh: freepik
Mỗi đứa trẻ sẽ có hứng thú với việc tập đọc ở những độ tuổi nhất định. Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể làm cho việc đọc trở nên thú vị đối với trẻ thông qua các hoạt động cụ thể. Dưới đây là một số hoạt động đơn giản mà ba mẹ có thể áp dụng để dạy trẻ thích đọc sách.
Đây là một trong những hoạt động mà cả nhà có thể thực hiện cùng nhau. Bạn có thể đặt câu hỏi cho trẻ về những đồ vật xung quanh dù là đang ở nhà hay một địa điểm công cộng. Hãy khuyến khích trẻ mô tả những gì thấy được. Hoặc đơn giản nhất là dạy cho trẻ biết tên của các thành viên trong gia đình và yêu cầu trẻ gọi tên từng người một.
Bạn cũng có thể làm cho các cuộc trò chuyện trở nên thú vị bằng cách tạo những tình huống hài hước, hồi hộp. Đừng quên phần thưởng mỗi khi trẻ cố gắng kể một câu chuyện cho bạn nghe.
Một cách tốt để dạy trẻ thích đọc sách là bố mẹ hãy đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày. Đó có thể là một cuốn sách yêu thích của bé hoặc một câu chuyện cổ tích. Ngoài ra, trong khi đọc, hãy cho bé xem sách, chỉ ra các hình ảnh và từ ngữ. Phát âm các từ to và rõ ràng để bé có thể liên tưởng đến hình ảnh và các từ. Bạn cũng có thể khuyến khích bé tự kể câu chuyện bằng cách chỉ vào từng hình ảnh và từ ngữ trong sách.
Một cách thú vị khác để nâng cao vốn từ vựng và ngữ âm của trẻ là liên hệ những gì trẻ đã đọc với thế giới thực.
- Nếu bạn đã dạy trẻ tên của các loại quả, bạn có thể cho trẻ xem quả thật và đồng thời đánh vần tên của loại quả đó thành tiếng.
- Bạn có thể đưa trẻ đến sở thú hoặc công viên giải trí cho trẻ xem các con vật và liên hệ với cuốn sách bạn đã đọc.
- Bạn có thể cho trẻ xem biển quảng cáo hoặc thiệp sinh nhật và đánh vần từ có trên biển, thiệp.
Để giúp trẻ học cách nhận biết, phát âm và đọc các chữ cái, đừng quên cho trẻ thực hành đọc và viết. Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ phát âm chữ cái nhìn thấy. Khi trẻ thành thạo bảng chữ cái, hãy đưa ra bài thực hành như điền vào các chữ cái còn thiếu hoặc yêu cầu trẻ viết ra chữ cái mà bạn phát âm.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách thú vị để giúp trẻ tập đọc, các bài hát sẽ là lựa chọn tốt. Bạn có thể bắt đầu với bài hát ABC để học chữ cái, sau đó chuyển sang các bài hát khác để rèn luyện kỹ năng ghép vần và ngữ âm.
Ba mẹ có thể dạy trẻ thích đọc sách qua việc hát hoặc chơi đố chữ. Nguồn ảnh: freepik
Các trò chơi ghép chữ, đố chữ và các hoạt động tương tác sẽ giúp trẻ tập trung cũng như học được các từ khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tiến hành một trò chơi chữ bằng cách sử dụng thẻ nhớ, tờ ghi chú hoặc bóng bay để giúp cải thiện kỹ năng ngữ âm và đọc hiểu của trẻ.
Bạn cũng có thể giúp trẻ học từ thông qua các đồ vật trong nhà. Sử dụng giấy dính để viết tên các đồ vật trong nhà như tivi, ghế, bàn,... rồi yêu cầu trẻ dán ghi chú vào đồ vật tương ứng.
Bảng chữ cái nhiều màu sắc như một bộ đồ chơi sẽ giúp trẻ học chữ cái tốt hơn. Khi trẻ đã quen với các chữ cái, bạn có thể sắp xếp chữ để tạo thành các từ đơn giản và dạy trẻ ý nghĩa của từ. Phát âm một từ và sau đó chỉ tay về phía đồ vật cũng có thể giúp trẻ hiểu nghĩa của từ tốt hơn. Bố mẹ có thể thử các hoạt động này thường xuyên để củng cố kiến thức đọc và viết chữ cho trẻ.
Sách luôn đóng vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ tập đọc. Để có thể dạy trẻ thích đọc sách nhanh chóng và hiệu quả thì ba mẹ cần lựa chọn những quyển sách phù hợp. Ba mẹ có thể tìm những cuốn sách có câu chuyện đơn giản, ý nghĩa và hài hước.
Chú ý một số điểm khi mua sách cho trẻ:
- Sách nên có những bức tranh đầy màu sắc
- Chữ phải in đậm và to
- Chọn sách có động vật, trẻ em và đồ vật có liên quan đến trẻ
- Cân nhắc những cuốn sách có vần điệu
Nhìn chung, sự phát triển khả năng đọc ở trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả môi trường và di truyền. Để dạy trẻ thích đọc sách, trẻ cần kết hợp nhiều kỹ năng cũng như tiếp xúc với sách từ sớm. Với sự khuyến khích và luyện tập đầy đủ, trẻ sẽ có thể cải thiện kỹ năng đọc theo thời gian.