Tì !important;nh trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em làm ảnh hưởng đến sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của trẻ và làm giảm khả năng học tập, làm việc, lao động của trẻ trong tương lai. Mặc dù nước ta đã đạt được những thành tựu về phòng chống suy dinh dưỡng, tuy vậy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại nước ta vẫn còn ở mức cao và có sự khác biệt giữa các vùng miền, nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi với tỷ lệ 24,6% được ghi nhận vào năm 2015, như vậy tại thời điểm này ở nước ta cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Định nghĩa đơn giản nhất về suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng trẻ không có đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất và calorie cần thiết để phát triển chiều cao và cân nặng. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nhưng thường gặp nhất là do không đủ thực phẩm cho trẻ, trẻ biếng ăn do bệnh tật hay tâm lý, và có khi chỉ là do người nuôi dưỡng không biết cách chế biến thực phẩm phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Chế độ ăn của bé nghèo nàn, không hợp lý
- Do chế độ dinh dưỡng của trẻ khô !important;ng đủ về số lượng và chất lượng.
- Trẻ khô !important;ng được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý (có thể ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn,
- Thức ăn bổ sung quá !important; nghèo nàn về dinh dưỡng) hay trẻ bị các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy cấp làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.
- Cho bé !important; ăn dặm không đúng cách: Cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi để bé cứng cáp hơn là một quan điểm sai lầm. Hoặc mẹ cho bé ăn dặm không đúng cách, thức ăn đơn điệu không đủ 4 nhóm thực phẩm, thiếu dầu ăn, thiếu rau, chỉ cho ăn nước hầm mà không cho ăn cả xác thực phẩm... Do vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Cá !important;c mẹ nhớ không được cho bé ăn dặm khi dưới 4 tháng tuổi và không cai sữa khi trẻ dưới 12 tháng.
Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng
Có một số bệnh lý mà trẻ thường hay mắc phải như: viêm đường hô hấp, tiêu chảy... nhất là ở những trẻ không được bú sữa mẹ thì xác suất mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ bình thường. Khi bệnh, trẻ chán ăn, ăn kém, trong khi nhu cầu dinh dưỡng tăng hơn, bên cạnh đó việc trẻ uống các loại thuốc kháng sinh để điều trị vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Sinh non, thiếu sữa mẹ, cai sữa quá sớm
Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ cai sữa sớm mà không bổ sung lại đủ lượng dinh dưỡng cần thiết thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít thì nên bổ sung thêm các thực phẩm lợi sữa theo khuyến cáo của bác sĩ.
Suy dinh dưỡng là một vấn đề về sức khỏe khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu bé đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, trong giai đoạn này cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tránh cho bé ăn dặm quá sớm, duy trì cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, cho trẻ ăn đủ bữa, từ 4 đến 6 tháng cần cân đối đủ bốn nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất. Bên cạnh đó cần cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và thể trạng, cùng một số biện pháp khác các mẹ cần lưu ý như:
- Điều trị triệt để cá !important;c bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, đủ liều, đủ thời gian.
- Chăm só !important;c dinh duỡng tích cực trong thời gian trẻ bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
- Tiê !important;m chủng đầy đủ đúng lịch.
- Xổ giun định kỳ mỗi 6 thá !important;ng cho trẻ trên 2 tuổi.