Chúng ta sống tại đáy của một biển không khí gọi là bầu khí quyển. Bầu khí quyển bao quanh những phần rắn và lỏng của Trái đất - đất và nước - nhưng thực sự chỉ là một phần thôi.
Bầu khí quyển: Vỏ bọc bảo vệ của trái đất
TTO - Chúng ta sống tại đáy của một biển không khí gọi là bầu khí quyển. Bầu khí quyển bao quanh những phần rắn và lỏng của Trái đất - đất và nước - nhưng thực sự chỉ là một phần thôi.
Nhưng bầu khí quyển không luôn luôn ở đó. Cách đây khoảng 4 tỉ năm, Trái đất chưa phát triển lớp vỏ khí quyển mà tất cả sự sống phụ thuộc vào như ngày nay. Không có bầu trời trong xanh biểu thị cho ngày, và những vì sao cũng không tỏa sáng lấp lánh vào ban đêm, do đó có rất ít không khí để có thể bắt được và tỏa ánh sáng của chúng.
Khi Trái đất xoay, mặt bên khuất với Mặt trời bị đóng băng trong khi mặt kia lại bị nung nóng lên, do ở đó có ít không khí để giữ lại nhiệt hay phản nhiệt.
Sự hình thành bầu khí quyển
Khi Trái đất đứng lại, khối lượng của nó tạo ra đủ trọng lực để giữ các loại khí từ không gian - nhưng chỉ những loại khí khá năng như methane, amoniac, hơi nước và những loại khí hiếm như neon, argon, và krypton. Các nhà khoa học tin rằng đó là những nguyên tố trong bầu khí quyển đầu tiên của hành tinh này.
Khi Trái đất nguyên sơ ổn định lại ở thể rắn, những ngọn núi lửa lớn hình thành trên bề mặt của nó. Những ngọn núi lửa này phun ra lượng lớn carbon monoxide và carbon dioxide. Lượng khí này dần dần kết hợp lại với nhau thành bầu khí quyển đầu tiên.
Bầu khí quyển đầu tiên của Trái đất quá mỏng và yếu đến nỗi không thể làm chệch hướng của các thiên thạch đang lao xuống. Mỗi ngày có hàng ngàn thiên thạch va vào bề mặt. Khi va chạm, các thiên thạch bốc hơi, làm tăng nhiều hơn lượng hơi nước, amoniac và những loại khí khác vào bầu không khí xung quanh.
Vào thời điểm nào đó qua một tỉ năm sau, sự sống xuất hiện trên Trái đất. Những sinh vật đầu tiên này sinh sống trên “quá nhiều” hơi nước, carbon dioxide và amoniac. Tại thời điểm nào đó, sự sống phát triển khả năng quang hợp; đó là, nó có thể khai thác nguồn năng lượng của Mặt trời để làm chậm đi một phản ứng mà trong đó carbon dioxide và nước được sử dụng để tạo ra các phân tử hữu cơ và oxy.
Qua hàng trăm triệu năm, lượng oxy do các sinh vật quang hợp tạo ra tích tụ lại trong bầu khí quyển. Sự phát triển rộng lớn của thực vật đất liền cách đây 400 triệu năm có khả năng nâng mức oxy lên đến mức oxy như hiện nay.
Gần như là liên tục, lượng carbon dioxide trong không khí tụt xuống. Phần lớn được thực vật giữ lại, nhưng không thể hiểu hết được sự biến mất của phần còn lại. Dường như lượng carbon dioxide trong bầu khí quyển ngày nay ít hơn khoảng 100 lần so với cách đây 3,5 tỉ năm. Chỉ trong vài thế kỷ qua, xu hướng này đã đảo nghịch lại, chắc chắn là do việc đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Bầu khí quyển ngày nay
Ở dạng hiện tại, bầu khí quyển hoạt động phần lớn giống như mái kính của nhà kính. Nó làm giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa hè và mùa đông. Các tia nhiệt của Mặt trời xâm nhập vào bầu không khí và làm ấm bề mặt Trái đất vào ban ngày. Bầu khí quyển phía trên giữ lại lượng nhiệt này để nó có thể thoát vào không gian chậm hơn, làm dịu đi cái lạnh vào ban đêm.
Bầu khí quyển bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi một trận mưa thiên thạch. Người ta ước tính có hơn 100.000 phân tử như vậy va chạm vào bầu khí quyển của Trái đất cứ mỗi 24 giờ. Nhưng sự va chạm của bầu khí quyển làm giảm đi tất cả nhưng đặc biệt là lượng khí và bụi trước khi chúng chạm đến mặt đất. Bầu khí quyển cũng làm chệch hướng của nhiều loại bức xạ khác nhau và những phân tử tích điện từ Mặt trời.
Nhờ bầu khí quyển mà sự sống trên Trái đất trải qua mưa, gió, mây và các loại thời tiết khác, cũng như là màu sắc của bình minh và hoàng hôn, cầu vồng, và những ánh ban mai hay ánh sáng địa cực đẹp rực rỡ.
Hỗn hợp khí
Bầu khí quyển ngày nay gồm có phần lớn là khí nitơ (78%) và khí oxy (21%). Những loại khí khác gồm có argon (0,9%), carbon dioxide (0,04%), và một lượng nhỏ neon, hydro, heli, ozone, methane và nitrous oxide. Lượng hơi nước trong không khí cực kỳ khác nhau, phụ thuộc vào địa điểm và thời gian đo lường.
Lượng oxy trong không khí cần thiết cho các quá trình hô hấp và trao đổi chất, những quá trình mà con người và những loài động vật khác nhận lấy năng lượng cần có để duy trì sự sống. Oxy cũng là một yếu tố cần thiết cho nhiều quá trình vật lý, như sự đốt cháy. Khí nitơ, cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và vô số các quá trình sinh học và lý học khác.
Carbon dioxide góp một phần nhỏ, nhưng quan trọng vào bầu khí quyển. Thực vật sử dụng nó trong quá trình quang hợp, trong quá trình đó chúng sản xuất ra cả năng lượng và oxy. Ngược lại, động vật hấp thu oxy và phóng thích carbon dioxide như một sản phẩm thải.
Tỉ lệ carbon dioxide trong không khí khác nhau tùy theo thời gian và địa điểm. Tia chớp dường như làm tăng thêm sự tập trung của lượng carbon dioxide trong vùng. Tổng thể tích của carbon dioxide trong khí quyển tăng lên ổn định trong nhiều thế kỷ qua, có lẽ là do sự tăng lên trong việc đốt nhiên liệiu hóa thạch.
Nằm ở trung tâm trên trái đất khoảng 25km là một lớp oxy “được tăng nạp” gọi là ozone. Mỗi phân tử của tầng ozone đều chứa ba nguyên tử oxy thay vì hai nguyên tử trong một phân tử oxy thông thường.
Tầng ozone hấp thụ một lượng lớn nhiệt bức xạ của mặt trời, và do đó làm ấm bầu khí quyển bên dưới và bảo vệ sự sống khỏi những tác động phá hủy của bức xạ nhiệt. Sự suy yếu của tầng ozone do các chất gây ô nhiễm của con người tạo ra là mối quan tâm lớn ngày nay, và nổi lên như là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học quan trọng.