Các bậc cha mẹ đều biết giai đoạn đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển từ một đứa bé trở thành một người trưởng thành. Đây là giai đoạn quyết định việc hình thành thể chất của bé sau này như thế nào, do vậy việc theo dõi thường xuyên và phát hiện những thiếu sót trong quá trình phát triển của con mình một cách kịp thời thì các bậc cha mẹ dễ dàng có những hướng cải thiện giúp bé có thể phát triển một cách tối ưu. Và một trong những công cụ giúp các cha mẹ có thể theo dõi thể trạng của bé tốt nhất đó chính là biểu đồ tăng trưởng của trẻ
Việc các bậc cha mẹ theo dõi tăng trưởng của trẻ theo biểu đồ là một việc khá đơn giản, cha mẹ có thể tự làm ở nhà để theo dõi sức khỏe của con đã được bệnh viện và trung tâm y tế khuyến cáo. Bằng cách cho con cân đo đều đặn và chấm các đường đi thành đường biểu diễn phát triển của con mình trên biểu đồ. Nếu đường chấm sát với đường biểu diễn của phác đồ tăng trưởng trung bình thì biết được con mình có một nhịp độ tăng trưởng lành mạnh.
Chính vì vậy mà trong tất cả phòng khám và bệnh viện nhi đều có biểu đồ theo dõi tăng trưởng để bố mẹ tự theo dõi hàng tháng ở nhà đồng thời để các bác sĩ theo dõi sự phát triển của bé trong thời gian các bé đi khám. Giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng ví dụ như Suy dinh dưỡng hay béo phì. Ngoài ra cha mẹ có thể biết được chiều cao của con mình phát triển có đúng độ tuổi hay không để có thể tác động và cải thiện chiều cao một cách tối ưu nhất.
Cũng theo khuyến nghị của Tổ chức Y Tế thế giới WHO, từ lúc con chào đời đến khi tròn 5 tuổi, mẹ nên đo chiều cao cân nặng của bé theo chu kỳ mỗi tháng 1 lần vào 1 ngày cố định trong tháng và sử dụng biểu đồ tăng trưởng này để theo dõi tình trạng sức khỏe của con để có thể điều chỉnh dinh dưỡng và vận động cho phù hợp.
Một đứa trẻ được coi là phát triển bình thường không những phải tăng cân mà còn phải tăng cả chiều cao đều đặn. Nếu chúng ta theo dõi cân nặng và chiều cao hàng tháng cùng với việc sử dụng Biểu đồ tăng trưởng trẻ em, chúng ta sẽ biết được đứa trẻ đó có phát triển bình thường hay không. Từ đó kịp thời tư vấn cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ biết cách chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
Biểu đồ tăng trưởng là gì?
Phụ lục bài viết
Biểu đồ tăng trưởng là công cụ khoa học để theo dõi sự phát triển của bé những năm đầu đời. Biểu đồ được tổ chức YTế thế giới WHO xây dựng lên và được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận áp dụng phù hợp cho trẻ em Việt Nam, giúp các mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng tăng trưởng của con.
Cách sử dụng biểu đồ cân nặng và chiều cao cho bé:
Mỗi tháng vào một ngày cố định mẹ cân và đo chiều cao và cân nặng của bé xong dò theo biểu đồ đúng với tháng tuổi của bé và chấm nối điểm tháng trước với tháng này sẽ hợp thành đường biểu diễn cân nặng, chiều cao của bé. Nếu đường biểu diễn tương đương với đường cong chuẩn được tô đạm ở giữa và được nằm trong khu vực màu xanh an toàn tức là bé đang tăng trưởng tốt và lành mạnhĐ.
Biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao theo độ tuổi của bé trai và bé gái (WHO)
Biểu đồ tăng trưởng – Cân nặng theo tuổi – Bé Gái
Biểu đồ tăng trưởng – Cân nặng theo tuổi – Bé Trai
Biểu đồ tăng trưởng – Chiều cao theo tuổi – Bé Gái
Biểu đồ tăng trưởng – Chiều cao theo tuổi – Bé trai
Ghi chú: Cách đánh giá tại một thời điểm: Điểm chấm nằm trong vùng màu xanh là bình thường, vùng màu đỏ là suy dinh dưỡng
Đánh giá tình trạng sức khỏe của con theo biểu đồ
Khi đoạn biểu đồ nằm ngang: Bé không tăng cân và chiều cao. Nếu biểu đồ này nằm ngang liên tục hơn 2 tháng liền, nghĩa là con đang có vấn đề về sức khoẻ. Con có thể bị chứng kém hấp thu, biếng ăn, v..v.. Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Khi đoạn biểu đồ đi xuống: Chứng tỏ bé phát triển không tốt, có dấu hiệu suy dinh dưỡng nguy hiểm, có thể trẻ đang mắc chứng bệnh tiêu chảy, viêm phổi. Cũng có trường hợp mẹ tập bé ăn quá sớm (trước 4 tháng) nên ảnh thưởng đến hệ tiêu hoá của bé khiến bé sụt cân,…
Đoạn thẳng biểu đồ đi lên: Đoạn thẳng lý tưởng trong khung vạch cho phép chứng tỏ bé vẫn phát triển đều đặn sau mỗi chu kỳ cân đo. Biểu đồ đi lên chứng minh sức khoẻ bé ổn định.
Khi biểu đồ đi lên: Các mẹ cũng cần lưu ý đoạn biểu đồ đi lên nhanh và cao hơn ngưỡng cho phép đột ngột, chứng tỏ bé đang có dấu hiệu thừa cân, thậm chí bé bị béo phì. Trong trường hợp này thì nên điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con cho phù hợp. Tăng cường cho con dùng nhiều rau xanh, bớt tinh bột và thay chất béo động vật bằng chất béo thực vật.
Biểu đồ tăng trưởng của bé trai có xu hướng tăng nhanh hơn biểu đồ tăng trưởng của bé gái. Vì thế, không nên so sánh các bé với nhau. Các mẹ chỉ cần xem biểu đồ tăng trưởng của con mình để theo dõi tình trạng sức khoẻ của con, để can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Cách xử trí khi trẻ chậm tăng cân Suy Dinh Dưỡng
Khi trẻ chậm tăng cân, có dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng theo tiêu trí biểu đồ thì mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các trung tâm Y tế nhi đồng hoặc Viện Dinh Dưỡng để bác sĩ khám tổng quát và đưa ra cách thức bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho con.
Trường hợp bé chậm tăng cân và có biểu hiện suy dinh dưỡng nhẹ mẹ có thể tham khảo các dinh dưỡng bổ sung kịp thời đơn giản như sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng của Sữa Viện Dinh Dưỡng và tăng cường dưỡng chât già đạm, đường, chất béo từ các sản phẩm bột ngũ cốc, dầu ăn, ho quả tươi…. Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý bé chậm tăng cân có thể còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu của mỗi bé trong một giai đoạn nào đó. Đến giai đoạn tiếp theo trẻ sẽ phát triển nhanh hơn và bắt kịp tốc độ tăng trưởng với các bé cùng độ tuổi