Đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại đã làm trì hoãn hoặc hủy bỏ các sự kiện và hạn chế rất nhiều hoạt động yêu thích của giới trẻ như thể thao hay gặp gỡ bạn bè.
Dưới đây là một số cách giúp các bạn trẻ vượt qua thời gian giãn cách xã hội một cách có mục đích và ý nghĩa hơn.
1. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử một cách tích cực
Thanh thiếu niên đặc biệt yêu thích điện thoại và máy tính bảng. Vì vậy, giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 có thể gây khó khăn cho việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị.
|
Cha mẹ nên hướng dẫn con trẻ sử dụng thiết bị điện tử một cách tích cực – (Ảnh: Internet).
|
Cha mẹ nên hướng dẫn con trẻ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và đặt giới hạn thời gian để khởi động và hoàn thành một dự án nào đó, chẳng hạn như đọc xong một cuốn sách, hay tìm hiểu về một chủ đề mà trẻ quan tâm.
Với các bạn nhỏ tuổi hơn, cha mẹ có thể giao cho trẻ thực hiện một số công việc vặt trong nhà và khen ngợi khi trẻ hoàn thành để trẻ cảm thấy được giá trị của bản thân. Điều này cũng sẽ giúp trẻ giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
2. Thảo luận sự thật về COVID-19 và đại dịch
Thanh thiếu niên có khả năng truy cập Internet tốt và một số nội dung trẻ đang đọc về coronavirus và đại dịch có thể khiến chúng sợ hãi. Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ em không tiếp nhận những thông nguy hại và bối rối hoặc sợ hãi trước thông tin sai lệch.
Các chuyên gia đề nghị cha mẹ nên định kỳ hàng tuần thảo luận về thông tin coronavirus với trẻ em bằng cách sử dụng các nguồn tin cậy, dựa trên khoa học. Điều này giúp giải tỏa những hiểu lầm ở trẻ và giúp cha mẹ có cơ hội trả lời các câu hỏi của thanh thiếu niên một cách trung thực và rõ ràng.
3. Nhận ra những lo lắng tiềm ẩn ở trẻ về COVID-19
Thanh thiếu niên đôi khi hành động xa cách và độc lập, nhưng đằng sau vẻ ngoài đó, chúng có thể đang ẩn chứa nỗi sợ hãi về đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến bản thân và những người yêu thương.
Các bạn trẻ có thể đặc biệt lo lắng về ông bà hoặc cha mẹ có vấn đề sức khỏe mãn tính. Đặt câu hỏi mở về mối quan tâm của trẻ sẽ giúp chúng có cơ hội bày tỏ nỗi sợ hãi của mình.
Thanh thiếu niên cũng sẽ cảm thấy được trao quyền nhiều hơn khi hiểu rằng hành động của mình rất quan trọng.
Với các em nhỏ, việc khen nogwij về các hành vi như rửa tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách cho thấy các em đang đóng góp một phần vào việc bảo vệ sức khỏe của chính mình và cho những người xung quanh.
4. Theo dõi sức khỏe tâm thần của trẻ
Cha mẹ nên theo dõi sức khỏe tâm thần của trẻ thường xuyên vì đại dịch COVID-19 đã mang một chút nỗi sợ hãi vào cuộc sống của chúng.
|
Trong khi đại dịch đang bùng phát và phải giãn cách xã hội, việc theo dõi sức khỏe tâm thần của trẻ là rất quan trọng – (Ảnh: Internet).
|
Cha mẹ hiểu con mình nhất, vì vậy nếu có điều gì đó không ổn ở trẻ, bạn nên tin vào bản năng của mình và tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra, đặc biệt nếu đứa trẻ có tiền sử trầm cảm hoặc lo lắng.
Các bậc cha mẹ nên chú ý đến những vấn đề ở trẻ như:
- Những thay đổi về giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ nhiều hơn hoặc mất ngủ
- Ăn nhiều hay ít
- Dấu hiệu tự làm hại bản thân, lạm dụng chất kích thích
- Than phiền về những cơn đau nhức cơ thể không phải do vấn đề thể chất
- Cô lập hơn bình thường (chẳng hạn như ăn tối một mình trong phòng riêng)
- Không tham gia các hoạt động thường mang lại niềm vui cho trẻ
Khi cha mẹ ghi nhận những thay đổi về hành vi như những thay đổi này, hãy nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia sức khỏe tâm thần để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Giãn cách xã hội là biện pháp cần thiết để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Nó có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người, đặc biệt là trẻ em. Cha mẹ hãy thực hiện một số cách giúp trẻ vượt qua khoảng thời gian này một cách khỏe mạnh và có ý nghĩa.