1. Tầm quan trọng của vitamin và khoáng chất với cơ thể trẻ
Trên thực tế, vitamin và khoáng chất là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được, đa phần phải lấy từ nguồn bên ngoài thông qua các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Mặc dù các chất này chỉ tồn tại trong cơ thể với hàm lượng khá nhỏ tuy nhiên chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động sống và sự phát triển của cơ thể.
Vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho sự phát triển và duy trì các hoạt động sống của cơ thể
Trong cơ thể, vitamin và khoáng chất có chức năng:
- Hình thành nên tế bào, góp phần phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa các dưỡng chất mà cơ thể hấp thu.
- Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể.
- Duy trì sự phát triển của hệ cơ xương và bộ răng.
- Điều hòa hoạt động tim mạch và hệ thần kinh.
- Bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các tác nhân lây nhiễm nhờ đặc tính chống oxy hóa, khử độc và làm lành cấu trúc bị tổn thương.
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý của cơ thể.
Xem thêm: Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
2. Khám phá thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ
2.1. Thực phẩm cung cấp vitamin
Đây được xem là chìa khóa để sở hữu đôi mắt sáng, tinh anh vượt trội cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, vitamin A giúp nhận diện màu sắc và tầm nhìn vào ban đêm rõ ràng. Không chỉ vậy, vitamin A còn bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả, nhờ đó hỗ trợ tối ưu hệ thống miễn dịch.
Bạn có thể tìm thấy vitamin A nhiều nhất trong phô mai, ớt chuông, cà rốt, súp lơ xanh, cam, lòng đỏ trứng…
Vitamin B có khả năng thúc đẩy hệ thần kinh và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Đồng thời giữ cho da, tóc, cơ bắp và não phát triển tốt hơn. Các loại thịt, cá như thịt gà và cá hồi, súp lơ xanh, nấm, dâu, bắp cùng các loại đậu hạt chứa nhiều vitamin B.
Hướng dẫn cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ nhỏ
Bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ là nguyên tắc quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bởi đây là nhóm vi chất thiết yếu, hỗ trợ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và não bộ của bé trong những năm tháng đầu…
Các loại quả thuộc họ Cam (gồm cam, quýt, bưởi), ớt chuông, cải xanh, rau ngót, đu đủ là thức ăn chủ yếu cung cấp vitamin C. Tuy nhiên, vitamin C là hợp chất dễ bị hòa tan trong nước, phân hủy ở nhiệt độ cao vì vậy cần phải lưu ý khi rửa và chế biến.
Vitamin D giữ vai trò duy trì hàm lượng canxi và photpho trong máu giúp xương chắc khỏe, dẻo dai cũng như hoàn thiện bộ răng ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin D từ dầu cá, trứng, bơ thực vật và ánh nắng mặt trời giúp giảm bớt tình trạng còi xương, nhuyễn xương hiệu quả.
Cá hồi, rau ngót, đậu phụ cũng là thực phẩm giúp bé dung nạp vitamin D hiệu quả
Không chỉ có khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa, bảo vệ tế bào mà vitamin E còn có thể ngăn ngừa ung thư xảy ra. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin E là bơ, dầu thực vật, cá, trứng, hạt trái hạnh đào và các loại hạt khác.
2.2. Thực phẩm cung cấp chất khoáng
Canxi là chất siêu dinh dưỡng giúp xương và răng chắc khỏe, nhất là đối với quá trình phát triển của xương. Bên cạnh công dụng phổ biến trên, canxi còn hỗ trợ cơ bắp vận động, hạn chế máu chảy và tham gia dẫn truyền thần kinh. Bạn có thể bổ sung canxi tốt nhất qua nguồn thực phẩm hàng ngày như ngũ cốc nguyên hạt, hạt chia, rau lá xanh đậm (rau bina, cải ngồng, cải xoăn, cải rổ)…
Mẹ có thể chế biến các loại thực phẩm trong nhóm chất xơ thành nhiều món ăn đa dạng khác nhau
Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất xơ cần thiết. Thông thường, chất xơ đều được nhiều người biết đến với công dụng ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, chất xơ còn giữ vai trò duy trì cân nặng, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các hội chứng liên quan tim mạch. Theo đó, trẻ cần bổ sung ít nhất 10g chất xơ mỗi ngày bằng các loại rau củ như mồng tơi, khoai lang, cà rốt, cà chua, rau ngót, súp lơ…
Top 4 sữa chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Chất xơ là thành phần có công dụng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là trẻ em. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ là tiền đề để bé phát triển toàn diện. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị đầy đủ…
Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng thường được xếp chung nhóm với vitamin B. Theo các nghiên cứu khoa học, Choline có tác dụng thúc đẩy sự sản sinh các tế bào thần kinh ở vị trí trung tâm của não bộ. Do đó, Choline giúp cải thiện khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ. Tuy vậy, cơ thể chỉ tự sản xuất được một lượng Choline rất nhỏ, nên trẻ cần bổ sung qua nguồn thực phẩm như sữa, gan, trứng, đậu phộng, thịt bò, thịt gà.
Sắt là một trong những chất thiết yếu thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của não và hệ thống thần kinh ở trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, sắt cũng góp phần tham gia cấu tạo máu, vì vậy thiếu sắt trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Kết quả của việc thiếu sắt kéo dài là trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, tóc khô, móng tay giòn, sức đề kháng giảm từ đó trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn. Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu…), tuy nhiên cần kết hợp thực phẩm chứa vitamin C (cam, bưởi, quýt…) để hỗ trợ việc hấp thu tốt hơn.
Gan, rau bó xôi, các loại đậu hạt (hạt bí, hạnh nhân,…) chứa nhiều chất sắt, giúp bổ máu
Magie là chất dinh dưỡng giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể và đóng vai trò tạo ra năng lượng. Đồng thời, hỗ trợ hệ thống thần kinh, xương khớp và các hệ cơ phát triển toàn diện hơn. Thiếu magie sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu lượng canxi và photpho từ đó gây chứng biếng ăn, mệt mỏi, yếu sức, về lâu xuất hiện tình trạng đau nhức run tay chân. Một chế ăn bổ dưỡng từ ngũ cốc cám, gạo nâu, đậu phụ, đậu, hạnh nhân và các loại hạt khác là nguồn cung cấp magie tuyệt vời giúp trái tim trẻ khỏe mạnh hơn.
Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để cung cấp đủ chất dinh dưỡng?
Không ít các bậc phụ huynh thường xuyên phải đau đầu vì câu hỏi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin bổ ích qua bài viết này nhé. 1. Tình trạng biếng ăn ở trẻ Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống…
Bố mẹ cần bổ sung trong chế độ ăn của trẻ nguồn khoáng chất quan trọng Kali. Bởi chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm dồi dào kali rất có lợi cho sức khỏe giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ sỏi thận và giảm loãng xương khi trưởng thành. Đa phần trẻ em đều được cung cấp đủ kali nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm như chuối, khoai lang, đậu trắng thịt gà, đậu, ngũ cốc, quả bơ, bí ngô, khoai lang, cá hồi.
Nếu lượng Kali trong cơ thể thấp sẽ rất nguy hiểm khiến đau đầu dữ dội, mất nước và đánh trống ngực
Kẽm giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại sự xâm nhập của virus nên hạn chế tình trạng nhiễm lạnh ở trẻ. Thêm vào đó, kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Nếu như cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Kali có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt đỏ, động vật có vỏ (hàu, cua, sò, hến), đậu xanh, đậu lăng, trứng, ngũ cốc nguyên hạt.
Xem thêm: Điểm danh 6 nguyên nhân khiến bé bị táo bón mà bố mẹ không ngờ tới
Chất đạm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, là nguồn năng lượng chính trong quá trình phát triển cân nặng và chiều cao của bé. Vai trò của chất đạm có thể thấy rõ nhất ở việc cải thiện hệ miễn dịch và phát triển não bộ.
Hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, đậu trắng, đậu hà lan đều có chứa hàm lượng protein rất cao có lợi cho cơ thể cũng như dồi dào axit béo Omega-3 và axit amin giúp cơ bắp chắc khỏe hơn
Có thể thấy rằng, vitamin và khoáng chất là những thành phần cần thiết vô cùng quan trọng của cơ thể. Chúng không chỉ tham gia cấu tạo, thúc đẩy cơ thể chuyển hóa dưỡng chất để phát triển mà còn giúp bảo vệ cơ thể hiệu quả.