Trong những năm đầu đời của trẻ, tự chăm sóc, vui chơi và các kĩ năng cần có trước khi bước vào tiểu học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.
Những kỹ năng sống hàng ngày
Trong những năm đầu đời của trẻ,tự chăm sóc, vui chơi và các kĩ năng cần có trước khi bước vào tiểu học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Những kĩ năng sống hàng ngày nào mà bạn cho rằng con bạn cần phải làm được?
Trẻ em thường học các kỹ năng tự chăm sóc tại môi trường gia đình trước khi bắt đầu đi học. Những trẻ gặp khuyết tật về trí tuệ có thể học hỏi và tiếp thu những kỹ năng này chậm hơn và cần nhiều trợ giúp ở nhà và ở trường.
Các kỹ năng sống hàng ngày là những kỹ năng thực tế mà một đứa trẻ khuyết tật cần có để có thể sống tự lập hoặc có một cuộc sống bình thường hơn. Các kỹ năng cơ bản cần được học bao gồm như:
- Ăn, ví dụ như cách dùng đũa ăn phở
- Mặc quần áo, ví dụ như mặc quần rồi áo, ...
- Tập tự đi vệ sinh, ví dụ như cách đi tiểu trong toa-lét và sau đó phải nhớ rửa tay
- Dọn đồ chơi sau khi chơi xong, ví dụ như xếp lại đồ chơi lên giá sau khi chơi xong
- Tắm rửa, ví dụ như tự tắm vòi hoa sen
- Chuẩn bị tới trường, ví dụ như soạn sách vở, ...
Một số kỹ năng phức tạp hơn như:
- Đi chợ, ví dụ như ra chợ mua rau,...
- Tự đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, vd như đi xe buýt sang nơi khác, ...
- Tham gia các hoạt động xã hội, như là sinh nhật, đám cưới, đám ma, ...
- Làm một số việc nhà hữu ích, vd như cho gà, cho cá ăn hay phơi quần áo,...
- Xử lý những tình huống khẩn cấp, ví dụ như phải biết làm gì khi ai đó bị tai nạn, biết lúc nào thì nên gọi 115.
- Các hoạt động đơn giản có liên quan đến công việc/việc làm, như là pha trà và cà-phê, giúp gia đình mở cửa hàng, hay chuẩn bị bữa ăn, ...
Phát triển và khuyết tật trí tuệ
Phát triển là một quá trình mà qua đó chúng ta lớn lên và thay đổi thông qua những kinh nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh. Mặc dù sự phát triển thường diễn ra theo trình tự nhưng ở mỗi người đều không giống nhau. Trẻ em phát triển các kỹ năng theo tốc độ khác nhau và quan trọng là cha mẹ/người chăm sóc phải ý thức được sự phát triển về trí tuệ, xã hội, cảm xúc, giao tiếp, giác quan và thể chất của con mình.
Ý thức được các kỹ năng và khả năng của con mình có thể giúp cha mẹ/người chăm sóc nhận ra được những việc gì trên thực tế có thể trông mong con mình làm được và những việc gì con mình có vẻ sẽ thực hiện thành công. Ví dụ như đối với một trẻ khuyết tật trí tuệ trẻ sẽ học cách cho cá ăn dễ dàng hơn so với việc học cách đi chợ mua đồ tạp phẩm.
Có thể bạn sẽ lo lắng làm sao cho con trai, con gái của mình trở nên độc lập hơn. Khuyết tật trí tuệ có thể khiến cho đứa con của bạn gặp một vài khó khăn trong việc tiếp thu những kĩ năng sống hàng ngày. Trong khi những trẻ khác có thể học được bằng cách quan sát cha mẹ/người chăm sóc, những trẻ khuyết tật trí tuệ có thể cần sự trợ giúp cụ thể và những cơ hội để luyện tập, học tập và phát triển kỹ năng.
Những trẻ khuyết tật trí tuệ dễ phải cần tới trợ giúp đặc biệt trong những hoạt động hàng ngày hơn. Sự trợ giúp cho những nhu cầu của đứa trẻ còn tùy thuộc vào bản chất củacông việc, dạng khuyết tật của trẻ và môi trường sống. Trong khi có những trẻ không cần giúp gì cả, có số khác có thể cần một chút và số khác nữa thì luôn phải được giúp đỡ ở những hoạt động cụ thể.
- Quan trọng là phải cho con bạn những cơ hội tham gia vào những hoạt động hàng ngày xung quanh nhà vì như thế thì trẻ có thể:
- Học những kỹ năng mới và phát triển tính tự lập cảm thấy mình có giá trị, có ích và được tôn trọng
- Trở nên năng động và tham gia vào mọi việc theo bất cứ cách nào, lớn hay nhỏ
- Giao tiếp về những chuyện khác nhau
- Khám phá, lựa chọn và nâng cao tính quyết đoán.
Trẻ của bạn có thể học hỏi như thế nào?
Mỗi chúng ta đều có một phong cách học ưa thích. Một số người thích học hỏi bằng cách lắng nghe, một số khác thì học qua quan sát hoặc thực hành. Để có được kết quả tốt nhất khi dạy con những kỹ năng mới, nên xem xét việc điều chỉnh phương pháp của mình cho hợp với phong cách học của trẻ.
Học kỹ năng mới cần phải rất nỗ lực trong thời gian đầu. Chúng ta học hỏi bằng cách thực hành, mắc lỗi và giải quyết vấn đề. Bắt đầu giảng dạy một kỹ năng mới khi con của bạn cho thấy cậu hay cô bé đã sẵn sàng. Nếu con của bạn hiểu được mục đích của hoạt động và các bước liên quan, họ sẽ thấy dễ dàng hơn khi học các kỹ năng cần thiết.
Mộtsố ý tưởng hữu ích đáng xem xét là:
- Liệu con bạn hiểu tại sao chúng đang làm hoạt động này không? Ví dụ, khi đi tất và giày có thể sẽ hữu ích nếu bạn chỉ cho con thấy rằng tất và giày giúp bảo vệ đôi chân của mình khi chơi bóng đá ngoài trời.
- Những bước liên quan? Ví dụ, đầu tiên chúng ta nhận được đôi tất sau đó chúng ta nhận được đôi giày.
- Con của bạn về mặt thể chất có khả năng làm việc này không? Ví dụ,trẻ có thể ngồi trên ghế trong khi đi tất vào chân không?
Các phương pháp dạy các kĩ năng sống hàng ngày
1. Tạo động lực và khen thưởng
2. Gợi ý trẻ và giúp đỡ về thểchất
3. Uốn nắn
4. Móc nối
5. Tổng hợp
6. Làm mẫu
1. Tạo động lực và khen thưởng
Làm thể nào để thúc đẩy mọi người để làm việc này việc khác? Khi một đứa trẻ lần đầu tiên đứng thẳng lên hoặc đi bước đi đầu tiên, mọi người khen ngợi bé và tỏ ra rất hài lòng. Đứa trẻ hiểu rằng bé đã làm được một điều "tốt", bởi vì sau đó có điều gì đó tốt đẹp nối tiếp sau. Em bé khóc và được cho sữa: bé biết rằng khóc là một cách để có được cái gì bé muốn.
Nếu chúng ta nhận được một phần thưởng (thứ gì đó chúng ta thích) như là kết quả của những gì chúng ta làm, chúng ta có động lực để làm điều đó một lần nữa. Cách này có tác dụng cho cả những hành động chúng ta muốn con cái của chúng ta học hỏi và cho cả những thứ trẻ không nên học. Ví dụ một đứa trẻ bắt đầu hét lên và cứ làm thế mỗi khi tức giận, và rồi ai đó cho trẻ kẹo để dỗ trẻ: trẻ sẽ coi la hét là một cách để đượccho kẹo và cô bé sẽ la hét và gào lên mỗi khi tức giận thường xuyên hơn.
Những người khác nhau thích những thứ khác nhau: bánh kẹo hay thức ăn, chơi với đồ chơi yêu thích, âm nhạc, nụ cười, khen ngợi, ôm. Để dạy cho con cái của bạn một cách hiệu quả, bạn nên đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được một thứ gì đó mà trẻ ưa thích sau khi trẻ làm điều gì đúng đắn. Đối với những trẻ em khuyết tật nặng hơn, phần thưởng thường có thể là những đồ ăn, uống ngon, khi các bé làm điều gì đúng. Một số khác sẽ thấy dễ chịu khi được khen ngợi hoặc được ôm. Số khác thích được nghe chút âm nhạc. Nếu thực phẩm và đồ uống được sử dụng, nên cho trẻ từng miếng nhỏ thức ăn và uống từng ngụm nước nhỏ một. Sau đó, đứa trẻ vẫn sẽ tiếp tục làm việc hoặc lặp đi lặp lại việc cũ mà không phải nghỉ lâu, và vẫn còn động lực cố gắng để được thưởng thêm.
Khi trao phần thưởng, phụ huynh nên mỉm cười và khen ngợi con. Các em sẽ học cách kết nối những lời khen ngợi với phần thưởng. Sau một thời gian, chính bản thân lời khen cũng là đủ. Ví dụ, khi một đứa trẻ giúp bạn dọn bàn (lần đầu tiên), bạn có thể khen ngợi con và cười để bé thấy bạn rất vui, ngay sau đó bạn có thể cho bé một phần thưởng nhỏ nào đó như thêm một phần thức ăn hoặc một cái kẹo. Cứ làm như vậy nhiều lần và sau một thời gian lời ngợi khen và nụ cười của bạn cũng đủ khiến bé hài lòng.
Quan trọng: thưởng và khen ngợi phải kèm theo hành động của trẻ em ngay lập tức, để bé hiểu được sự kết nối giữa việc làm tốt của mình và phản ứng của cha mẹ. Nếu bạn để lâu quá, trẻ có thể hiểu sai và nghĩ rằng mình đang được khen vì không làm gì cả hơn là vì hoàn thành việc gì đó.
Một người cha mẹ tốt phải đảm bảo rằng con của họ nhận được lời khen ngợi, sự chú ý hoặc phần thưởng vì đã chăm chú vào công việc của mình. Ở một gia đình giáo dục trẻ không tốt, trẻ chỉ được chú ý tới khi trẻ làm sai điều gì. Tất nhiên, trẻ em đôi khi làm những điều sai và cần sửa chữa, nhưng chú ý một cách tiêu cực thái quá có thể dẫn đến những hành vi tồi tệ hơn. Khi dạy trẻ em những kỹ năng mới bằng cách khen ngợi chúng, chúng sẽ có thêm động lực để làm tốt.
Các phụ huynh nên chắc chắn rằng đứa trẻ có rất nhiều cơ hội để được khen thưởng. Khi trẻ cố gắng nhưng lại thất bại và không nhận được phần thưởng, trẻ sẽ nản lòng và mất hứng thú. Như thế công việc không còn là điều 'tốt'nữa và hành vi của trẻ có thể tụt dốc và rồi trẻ trở nên hư đốn. Các phương pháp mô tả dưới đây có thể được sử dụng để giới thiệu những công việc khá phức tạp mà theo các cách như vậy trẻ có khả năng thành công và được khen thưởng.
Bản thân việc hoàn thành tốt một công việc nào đó đã là một phần thưởng rồi.
2. Gợi ý trẻ và giúp đỡ về thể chất
Khi lần đầu tiên giảng dạy một kỹ năng mới, chúng ta có thể sử dụng những bước nhỏ: có nghĩa là chúng ta cho trẻ những dấu hiệu hoặc đầu mối về những gì trẻ cần phải làm.
Nếu đứa trẻ có thể hiểu được ngôn ngữ khá tốt, chúng ta có thể nói cho trẻ biết những gì phải làm qua từ ngữ: ví dụ cho một gợi ý bằng lời nói. Phụ huynh cũng có thể giúp con bằngcách thể hiện qua những cử chỉ, ví dụ: nắmbàn tay lại khi mẹ muốn đứa trẻ phản ứng với mệnh lệnh của mình "đưa cái đấy cho mẹ", hoặc bằng cách làm mẫu cho con xem, ví dụ như xây một cái tháp bằng gạch hoặc vẽ một vòng tròn.
Đôi khi cha mẹ cần hướng dẫn về thể chất để lái hướng di chuyển của trẻ, ví dụ nhẹ nhàng đẩy bé xuống ghế khi bảo bé ngồi. Hoặc nắm lấy/lái tay của bé khi bé chải tóc hay đánh răng.
Nếu phụ huynh cứ cho gợi ý và giúp đỡ suốt, trẻ sẽ khônghọc được cách thực hiện công việc một mình. Vì vậy, nên giảm dần dần các gợi ý và trợ giúp ví dụ như nắm lấy phần trên cánh tay và giảm áp lực khi học sinh chải tóc hay đánh răng.
Vài lần đầu Sau một vài lần Sau một vài lần nữa Cuối cùng trẻ có thể tự làm
Phương pháp từng bước này là một cách để giúp đỡ học sinh hoàn thành hành động và nhận được một phần thưởng xứng đáng, vàtừ đóhiểu rằng hành động này là một điều "tốt".
3. Uốn nắn
Trong phương pháp từng bước số 2, chúng ta bắt đầu bằng cách khen thưởng bất kỳ phản ứng nào gần được như các kỹ năng mà chúng ta yêu cầu. Sau đó chúng ta uốn nắn theo các bước nhỏ để đạt tới kỹ năng chuẩn xác – yêu cầu trẻ sau mỗi lần phải làm tốt dần lên trước khi đưa ra các phần thưởng.
Ví dụ 1: để dạy một đứa trẻkhông thích nhìn vào mắt mọi người sửa được tật này: Lúc đầu, trẻ được một phần thưởngkhi quay đầu một chút về phíacha mẹ. Tiếp theo, trẻ phải nhìn vào khuôn mặt của cha mẹ trước khi được thưởng, sau đó phải nhìn vàođôi mắt của cha mẹ. (Việc này có thể mất một khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng). Nếu cha mẹ cầm phần thưởng (nếu là một vật nhỏ) gần với mắt của trẻ thì có thể sẽ dễ hơn chút ít.
Ví dụ 2: để dạy trẻ đá một quả bóng: đầu tiên trẻ phải dùng chân chạm vào bóng, sau đó phảiđẩyquả bóng, cuối cùngphải đá được quả bóng đi.
Ví dụ 3: phân loại đinh cong và đinh thẳng: đầu tiêntrộn vào những cái đinh rất cong queo, để đứa trẻ có thể dễ dàng phân biệt, sau đó trộn vào những chiếc ít cong hơn, khó phân biệt hơn.
4. Móc nối (thứ tự)
Một số kỹ năng được giảng dạy tốt nhất bằng cách móc nối. Đây là những kỹ năng bao gồm nhiều hành động được thực hiện theo đúng trình tự, ví dụ: ăn bằng muỗng(thìa),thắt nút, mặc áo, pha trà.
Đầu tiên,lên danh sách tất cả các bước cần thiết để hoàn thành kỹ năng cần học. CHỈ nên trao phần thưởng khi công việc đã hoàn tất, xong một nửa thì không tính. Đối với nhiều kỹ năng, cha mẹ làm hộ, hay cho gợi ý, thế nào thì cũng phải để lại bước cuối cùng. Đứa trẻthực hiện bước cuối cùng và cảm nhận được cảm giác hài lòng khi hoàn thành nhiệm vụ, và được khen thưởng. Khi trẻ đã biết cách làm bước cuối cùng một cách dễ dàng, em phải thực hiện bước cuối cùng và cả bước liền trước bước đó. Cứ thế, dần dần đứa trẻ phải học cách thực hiệntất cả các bước khác nhau cho đến khi em biết cách thực hiện nhiệm vụ hoàn chỉnh từ bước đầu cho đến bước cuối cùng.
Đây là một ví dụ của việc móc nối:
5. Tổng hợp
Trẻ em khuyết tật về trí tuệ hay gặp khó khăn trong việc tổng hợp lại những gì đã được học. Như thế có nghĩa là nếu một đứa trẻ học được cách làm một việc trong tình huống này thì không nhất thiết biết phải làm thế nào để chuyển giao kỹ năng đó cho tình huống khác.
Ví dụ: Một đứa trẻ có thể biết được trong hai chiếc xe đồ chơi chiếc nào 'lớn' và chiếc nào "nhỏ", nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ biết trong hai cái hộp cái nào là lớn và cái nào là nhỏ.
Điều nàychỉ ra một số bài học quan trọng cho các phụ huynh tìm hiểu.
- Chúng ta phải dạy các kỹ năng trong các tình huống tương tự như trong các tình huống mà ta hy vọng trẻ sẽ sử dụng (ví dụ, dạy trẻ quản lý tiền, chúng ta phải đưa trẻ đi mua sắm tại các cửa hàng trên thực tế).
- Chúng ta phải cho trẻ thực hành rất nhiều sử dụng nhiều vật liệu và thiết bị khác nhau nếu chúng ta muốn con hiểu được những ý tưởng trừu tượng như kích thước, màu sắc v.v...
- Chúng ta phải khuyến khích trẻ em sử dụng từ ngữ trong các tình huống khác hơn là chỉ để đáplại câu hỏi của ta "cái gì thế này?"
6. Làm mẫu
Dù là phương pháp gì, trẻ em học chủ yếu bằng cách quan sát và bắt chước những gì người khác làm, như thế được gọi làlàm mẫu. Ví dụ nếu bạn dạy trẻ ăn, trẻ cần phải xem những gì người khác làm gì khi họ ăn. Để học cách cư xử tại bữa ăn như người lớn cư xử, cách tốt nhất là để trẻ ăn cùng một lúc với người lớn trong nhà. Trẻ sẽ sao chép những gì chúng nhìn thấy người lớn làm, cộng thêm một chút trợ giúp bằng lời nói hoặc thể chất của cha mẹ.
Cha mẹ nên nhớ rằng hành vi của họ là một 'hình mẫu' cho các con. Nếu cha mẹ hành xử một cách bình tĩnh và lịch sự, sau đó các em sẽ sao chép hành vi thân thiện này. Nếu cha mẹ hấp tấp và thô lỗ, thì đó cũng là nhữngthứ các em sẽ sao chép.
Hãy nghĩ về kỹ năngđể dạycho trẻ bằng cách sử dụng một trong những phương pháp chúng tôi đã mô tả. (giáo viên sẽ phát một tờ giấy ghi tất cả các phương pháp được mô tả ngắn gọn để giúp các bậc cha mẹ nhớ).
Ví dụ 1: bạn muốn một đứa trẻ học cách mặc áo bằng cách sử dụng phương phápmóc nối, chúng ta viết tất cả các bước mặc áo từ bước 1 đến hết. Bước một trẻ cầm áo bằng tay phải, bước 2 luồn cánh tay trái vào ống tay trái áo, bước 3 cho nốt tay phải vào ống tay áo, v.v...
Ví dụ 2: bạn muốn dạy một trẻ đánh răng bằng cách sử dụng phương pháp từng bước số 1, bạn ghi lại các bước theo cách bạn cho rằng có thể giúp em nhỏ. Trước tiên cầm tay em khi đánh răng và sau đó chỉ nắm cánh tay của em thôi và sau nữa chỉ nắm phần cánh tay trên của em thôi. Cuối cùng em nhỏ có thể tự làm một mình.
Kỹ năng học hỏi: Đi ra ngoài
Một đứa trẻ cần được đưa đi mua sắm, đi bằng các phương tiện công cộng (xe buýt), đi ăn ngoài và tới các cơ sở công cộng, ví dụ đến bưu điện. Nhưng đi ra ngoài và trông con là không đủ để có thể dạy một đứa trẻ làm thế nào để làm được những điều này một mình. Một đứa trẻ cần được giao trách nhiệm đi ra ngoài: đi một mình đến các gian hàng để mua bất cứ thứ gì cần thiết, mua vé khi đi xe buýt.
Để xây dựng sự tự tin của trẻ để trẻ có thể làm những việc này một mình, có thể để trẻ đi ra ngoài với một phụ huynh giám sát em từ một khoảng cách nhỏ. Họ có thể ngồi riêng ở trên xe bus hay nhà hàng, phụ huynh theo dõi từ xa khi con đi vào cửa hàng – vị phụ huynh không được can thiệp, nhưng được lại gần nếu con gặp phải bất kỳ khó khăn nào. Hãy để cho con cố gắng tự giải quyết vấn đề trước, sau đó bạn có thể bắt đầu giúp đỡ bé. Trong tương lai trẻ cần phải tự làm nhiều việc, vì vậy nếu chúng ta lúc nào cũng giúp đỡ trẻ sẽ không bao giờ biết làm thế nào để làm được một mình.
An toàn giao thông là tối quan trọng đối với trẻ em. Các em cần được tập huấn thường xuyên (đều đặn) cách sang đường một cách an toàn, và cách đi bộ an toàn dọc theo những đường phố đông đúc.
Trẻ em phải có một số kiến thức về môi trường xung quanh, đi loanh quanh thị trấn ra sao, đâu là những nơi quan trọng, như trạm xe buýt, bưu điện, bệnh viện. Các em nên biết phải làm gì và đi đâu nếu bị lạc, hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Nếu trẻ có điện thoại ở nhà, bé phải biết đi đâu để gọi điện thoại và cách sử dụng điện thoại.
Ở nhà
Trẻ em phải được dạy một số kỹ năng để giúp ích ở nhà, ví dụ như giữ đồ đạc của mình ngăn nắp, rửa chén, nấu ăn, chăm sóc em nhỏ, giặt và sửa chữa quần áo, dọn phòng. Trẻ cũng có thể học một số kỹ năng làm vườn (bao gồm cả giữ gìn các công cụ) và chăm sóc động vật. Nếu trẻ biết nhóm lửa và dùng bếp ga hay thay bóng đèn một cách an toàn thì thật là tốt.
Bạn là 'chuyên gia' về con của mình. Bạn sống với đứa trẻ và biết rõ hơn bất cứ ai khác những gì bé làm ở nhà. Các phụ huynh nên tìm hiểu những sở thích của riêng của trẻ và sử dụng chúng để làm cho việc học thú vị hơn, ví dụ: nếu trẻ thích động vật và nếu cần phải học đếm, hãy để cho bé đếm hình con giống hoặc tranh ảnhđộng vật.
Nếu một phụ huynh đang dạy con em mình một kỹ năng cụ thể ở nhà (ví dụ như mặc quần áo), họ nên nói với giáo viên ở trường. Đứa trẻ sau đó sẽ dễ dàng hiểu được những gì mà người lớn muốn, khi nào tất cả người lớn nhắm vào cùng một mục đích và trao phần thưởng chocùng một thành tích.
Trẻ lớn hơn cần phải biết liên lạc với ai trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ, một bé gái nên làm gì nếu một người trong nhà đột nhiên đổ bệnh nặng.
Trẻ em phải nhận thức được các vấn đề sức khỏe – phải biết những vấn đề nào cần phải có bác sĩ và những vấn đề nào có thể tự mình giải quyết, ví dụ như một mảnh vụn hoặc vết cắt nhỏ. Trẻ em cũng cần phải nhận thức được sự cần thiết phải vệ sinh thường xuyên, ví dụ như tại sao chúng phải đi tắm vv
Trẻ có thể chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ kiểm tra đơn giản: ví dụ để kiểm tra xem cửa đã khóa chưa, ban đêm đèn đã tắt chưa,…
Trẻ em cũng cần phải những hoạt động vào lúc rảnh rỗi tại nhà, nếu không trẻ có thể sẽ thấy buồn chán, dẫn đến hành vi có vấn đề. Hãy thử tìm một công việc ở nhà cho con bạn làm, như thế trẻ sẽ không cảm thấy vô dụng. Mặc dù phải mất rất nhiều thời gian cho trẻ hoàn thành một nhiệm vụ, trẻ sẽ cảm thấy ở nhà mình hữu ích. Nó phụ thuộc vào con bạn và những gì trẻ có thể học hỏi. Thực hiện từng bước nhỏ. Một số em có thể học cách làm những đồ thủ công đơn giản, hoặc họ có thể giúp một tay chuẩn bị thức ăn cho cá và cho cá ăn. Nếu bạn có một cửa hàng cà phê ở nhà, con bạn có thể học phục vụ cà phê. Nếu gia đình bạn kinh doanh, trẻ có thể ghi lại tin nhắn điện thoại hoặc giúp bạn vài việc đơn giản khác.
Khi trẻ đủ tuổi để có thể đi làm một công việc nhỏ, và đóng góp tài chính cho gia đình, cậu/cô sẽ cảm thấy mình là thành viên quan trọng trong gia đình.
Trẻ nên cố gắng làm bạn với các trẻ khác, và đi chơi với anh em/chị em càng thường xuyên và càng xa càng tốt.
Tại nhà bạn có thể bắt đầu dạy trẻ trở nên độc lập hơn những gì?
Hãy nhớ rằng bạn nên dạy những kỹ năng nhỏ, đơn giản để khi con đạt được kỹ năng này, trẻ sẽ thấy phấn khởi và học hỏi thêm. Nếu việc quá khó khăn, trẻ sẽ nản chí. Ví dụ như dạy cho con cho cá ăn, hoặc cách lau dọn sàn bếp, vv
Khi một kỹ năng sống hàng ngày được hướng dẫn xong
Một khi một kỹ năng sống hàng ngày được dạy xong, đó là lúc xem xét các bước tiếp theo. Một lần nữa, thành công ở một kỹ năng không có nghĩa là đứa trẻ khuyết tật đã sẵn sàng cho một danh sách dài và chi tiết những việc cần làm. Phụ huynh có thể muốn xem xét một trong những lựa chọn sau:
- Thêm một trách nhiệm tiếp theo đi kèm với nhiệm vụ vừa được hoàn thành. Ví dụ, nếu đứa trẻ đã học được cách đánh răng, hãythêm vào học mặc đồ ngủ.
- Thêm một trách nhiệm tiếp theo sẽ diễn ra vào khoảng thời gian khác trong ngày. Ví dụ, nếu trẻ khuyết tật đang dọn đồ chơi trước khi đi ngủ, hãy thêm việc đem bát đĩa đi rửa sau bữa ăn.
- Thêm cùng một công việc làm nhiều lần trong ngày. Ví dụ, nếu đứa trẻ đã học được cách dọn đồ chơi của mình trước khi đi ngủ, mong rằng trẻ cũng sẽ biết dọn đồ chơi trướcmỗi bữa ăn.