Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, những người đã bị COVID-19 và tiêm mũi đầu tiên vaccine COVID-19 sau khi khỏi bệnh, sẽ có miễn dịch "lai" hay miễn dịch “đặc biệt” với các loại biến thể của virus.
Người khỏi COVID-19 tiêm vaccine sẽ có miễn dịch "lai"
Sau tiêm vaccine, phát hiện không có kháng thể thì bạn có được bảo vệ?
SKĐS – Sau khi tiêm vaccine, nhiều người đi xét nghiệm kháng thể nhưng lại phát hiện ra cơ thể không có kháng thể khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết điều đó không đáng lo ngại vì cơ thể vẫn còn có các tế bào nhớ, chúng sẽ tạo ra kháng thể khi cần.
Các nhà khoa học sử dụng thuật ngữ miễn dịch "lai" nhằm ám chỉ tác dụng miễn dịch tăng cường với bệnh lây nhiễm khi tiêm vaccine. Phép ẩn dụ này được đưa ra dựa trên lĩnh vực di truyền học. Chẳng hạn, ở cây trồng, khi thế hệ "con cái" của hai giống cây phát triển mạnh mẽ hơn cây "bố mẹ" thì được gọi là "sức sống lai".
Sự liên kết giữa SARS-CoV-2 và liều đầu tiên của vaccine COVID-19
Gần 2 năm sau khi COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày càng có nhiều bằng chứng rằng hệ miễn dịch của một số người khi được vaccine hỗ trợ sẽ có khả năng chống lại virus cao hơn những người khác.
Một vài nghiên cứu đã phát hiện, những người khỏi COVID-19, sau đó tiêm liều đầu tiên vaccine COVID-19 (trong nghiên cứu là vaccine mRNA) sẽ có khả năng miễn dịch mạnh mẽ chống lại hàng loạt biến thể của virus này. Không chỉ vậy, những người này còn có được bảo vệ tốt, chống lại các virus corona liên quan – các virus có thể gây ra những đợt bùng phát trong tương lai. Còn với những người không mắc COVID-19 thì liều thứ 2 của vaccine ngừa COVID-19 mới có thể mang đến miễn dịch "lai" chống lại các biến thể của SARS-CoV 2.
Tiêm vaccine mRNA sau khi khỏi COVID-19 sẽ có miễn dịch lai.
Protein gai - "Công cụ" phá hủy tế bào của virus SARS-CoV-2
Một trong số những nghiên cứu gần đây nhất, các nhà khoa học đã tạo ra một virus chứa 20 đột biến tự nhiên thuộc protein gai của SARS-CoV-2. Đây chính là loại protein mà virus này sử dụng để phá hủy các tế bào.
Protein gai chống lại các kháng thể của người chưa tiêm chủng nhưng đã bình phục sau khi nhiễm COVID-19 và cả kháng thể của những người đã tiêm chủng nhưng chưa từng bị COVID-19. Song, điều đáng chú ý là, kháng thể của những người đã khỏi bệnh COVID-19 và tiêm chủng sau đó, có thể vô hiệu hóa các protein gai. Những kháng thể này cũng có hiệu quả cao chống lại 6 loại biến thể SARS-CoV-2, bao gồm cả Delta và Beta. Thêm vào đó, chúng cũng vô hiệu hóa một số virus cùng loại với virus corona mà theo Trusted Source, chúng được gọi là virus sarbe, thường lây nhiễm cho dơi và loài tê tê. Kháng thể của những người này cũng vô hiệu hóa được SARS-CoV-1, loại virus corona gây ra đại dịch SARS 20 năm trước.
Protein Gai là "công cụ" SARS-CoV-2 dùng để phá hủy tế bào.
Giáo sư virus học Paul Bieniasz là người đã thực hiện một vài nghiên cứu với các đồng nghiệp của mình về miễn dịch "lai" tại Đại học Rockefeller, NewYork. Ông lưu ý rằng, miễn dịch lai có thể phát triển ở những người từng bị COVID-19 và tiêm phòng vaccine trong vòng 6-12 tháng sau đó. Ông cho biết: "Trong khi người ta cho rằng sự lây nhiễm của SARS-CoV-2 chỉ trong thời gian ngắn, thì dường như một số protein của virus và thậm chí cả tế bào bị nhiễm bệnh vẫn tồn tại, có thể trong vài tháng".
Ông giải thích rằng, điều này tạo cho hệ miễn dịch cơ hội tối ưu hóa cũng như đa dạng hóa các kháng thể để nhận ra các loại biến thể. Việc tiêm chủng sẽ làm tăng mức độ của những kháng thể này.
Kho dự trữ kháng thể của người khỏi bệnh COVID-19 khi tiêm chủng
Một nghiên cứu khác, đăng tải trên trang Science, phát hiện ra ở người đã bình phục sau khi nhiễm COVID-19, một liều đơn vaccine COVID-19 có thể làm tăng mức độ chống lại các biến thể hiện nay của kháng thể lên đến 1000 lần; nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tiêm chủng với người đã khỏi bệnh COVID-19, nhằm mang đến cho họ khả năng miễn dịch với những biến thể mới.
Theo GS.TS. Shane Crotty – chuyên gia virus học thuộc Viện Miễn dịch học La Jolla, CA – vicho biết: Đây là một loại tế bào miễn dịch, được gọi là tế bào memory B (tế bào nhớ B), chịu trách nhiệm về hệ miễn dịch lai. Các tế bào này ghi nhớ những lần gặp trước đó một loại bệnh lây nhiễm cụ thể và tạo ra các kháng thể giống vậy khi chúng gặp lại cùng loại bệnh đó.
Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra một loạt biến thể của kháng thể này. Giáo sư Crotty gọi đây là "một kho dự trữ biến thể miễn dịch". Chúng tiên liệu sự lây nhiễm với những phiên bản khác nhau của cùng một loại virus trong tương lai. Ông cho biết, những tế bào có trí nhớ đa dạng này được tạo ra để phản ứng với sự lây nhiễm ban đầu, xuất hiện để hệ miễn dịch có thể dự đoán về loại biến thể virus nào có thể phát sinh trong tương lai.
Những người không bị COVID-19 cũng có thể có miễn dịch "lai" khi tiêm vaccine
Một nghiên cứu khác quan sát khả năng miễn dịch của những người không bị COVID-19 nhưng đã tiêm vaccine trong 6 tháng, cho thấy sau khi họ tiêm liều vaccine COVID-19 thứ hai thấy rằng mức độ kháng thể của họ suy yếu. Mặc dù vậy, các tế bào nhớ của họ nhận ra các biến thể Alpha, Belta và Delta, những tế bào này tăng mạnh trong vòng 3-6 tháng sau khi tiêm chủng.
Miễn dịch lai có thể phát triển ở những người từng bị COVID-19 và tiêm phòng vaccine trong vòng 6-12 tháng sau đó
" Với loại kháng thể tương tự, tế bào có thể phát hiện và vô hiệu hóa kháng thể Alpha, Beta và gần như cả Delta". Giáo sư, tiến sĩ E.John Wherry thuộc trường Đại học Y Perelman Pennsylvia bang Philadelphia cho biết.
Tương tự vậy, những người đã khỏi bệnh COVID-19 và sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên có khả năng miễn dịch cao hơn những người khác là do hệ miễn dịch của họ đã nhận ra tất cả 25 loại protein tạo ra virus SARS-CoV-2.
GS. Wherry tin rằng, ở những trường hợp này, chỉ cần tiêm bổ sung liều vaccine thứ 2 là những kháng thể này sẽ được tăng cường, mang đến sự bảo vệ tốt hơn, chống lại các biến thể.
Dựa vào tất cả những điều này, có vẻ như hệ miễn dịch sẽ chiếm ưu thế hơn so với virus corona, và nếu chúng ta may mắn, SARS-CoV-2 sẽ trở thành loại virus chỉ có thể gây cảm lạnh. Các nhà khoa học cho biết.