Trẻ lên 3 thường rất hiếu động và có nhiều thay đổi về mặt tâm - sinh - lý. Vì vậy mẹ cần phải chú ý những vấn đề này để thấu hiểu và chăm sóc trẻ 3 tuổi tốt hơn.
Theo dõi chiều cao, cân nặng của bé
Việc đầu tiên mẹ phải làm đó chính là
theo dõi những thay đổi về chiều cao và cân nặng của bé. Ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có tỷ lệ chiều cao và cân nặng khác nhau. Mẹ cần phải kiểm tra độ tương thích giữa Độ tuổi - Chiều cao - Cân nặng của bé để phát hiện sớm những thay đổi bất thường và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Mẹ nên chú ý đến chiều cao và cân nặng của bé
Luôn động viên, chia sẻ
Mẹ có biết rằng trẻ lên 3 rất thích tưởng tượng và có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Mẹ nên bên cạnh động viên và chia sẽ cùng bé, khơi nguồn cho những sáng tạo và thành công sau này của trẻ. Biết đâu bé nhà ta sẽ trở thành một thiên tài trong tương lai.
Trẻ lên 3 có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú
Không áp đặt, quát mắng nhiều
Theo thống kê, hầu hết trẻ lên 3 tuổi thường rất bướng bỉnh và thích tự chủ. Đối với những trẻ này bố mẹ không nên gắt gỏng hay áp đặt bé mà phải có những biện pháp "mềm dẻo" thuyết phục bé từ từ. Vì lúc này tuy bé mới 3 tuổi nhưng đã biết cách cư xử rất người lớn rồi các mẹ ạ.
Có thể bạn quan tâm
Đặc biệt bé 3 tuổi rất hay bắt chước người lớn, từ lời nói đến hành vi. Vì vậy
bố mẹ, gia đình và nhà trường phải là tấm gương sáng để bé nhà ta học tập và noi theo. Hãy cư xử đúng mực nếu muốn dạy con ngoan các mẹ nhé.
Các bé 3 tuổi rất hay bắt chước người lớn
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Trẻ lên 3 rất dễ mắc chứng rối loạn dinh dưỡng do hệ thống miễn dịch của bé chưa thật sự tốt. Thế nên bé cần được xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và phù hợp với thể trạng, làm bệ phóng cho sự phát triển toàn diện sau này. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ về thực đơn cho bé nhằm hạn chế tối đa tình trạng rối loạn này.
Quan tâm khi bé ở trường
Bé của chúng ta cũng cần được quan tâm nhiều hơn ngay cả khi ở trường. Mẹ phải để bé cảm nhận được tình thương, cho bé cảm giác an toàn và luôn được chở che. Ngoài ra mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của cô giáo về những diễn biến tâm lý trẻ em khi ở trường. Bé có hiếu động, có hòa đồng với bạn bè hay không, sức học của bé như thế nào?...
Bố mẹ cũng đừng nên kỳ vọng quá nhiều vào thành tích học tập của bé. Vì như vậy làm bé sẽ cảm thấy áp lực và căng thẳng khi không đáp ứng được yêu cầu của bố mẹ. Đây là con đường có thể dẫn tới chứng trầm cảm cho trẻ về sau.
Hãy dạy con đúng nghĩa và yêu con đúng cách các mẹ nhé!