Biến thể Delta đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên thế giới, cho dù bạn đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine thì nguy cơ bị nhiễm virus vẫn có thể xảy ra nên việc xét nghiệm vẫn cực kỳ quan trọng.
Nếu bạn nghĩ rằng vaccine có thể làm giảm sự cần thiết của việc xét nghiệm COVID-19 thì hãy nghĩ lại đi. Biến thể Delta đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên thế giới, cho dù bạn đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine thì nguy cơ bị nhiễm virus vẫn có thể xảy ra nên việc xét nghiệm vẫn cực kỳ quan trọng.
Kit xét nghiệm COVID-19 tại nhà chỉ là một cách để cho tạm kết quả và trấn an tinh thần mọi người. Nếu như bạn thấy có triệu chứng nghi ngờ thì tốt nhất hãy đi làm xét nghiệm ở các cơ sở y tế. Và dưới đây là những điều bạn cần biết về xét nghiệm COVID-19
Hai loại xét nghiệm COVID-19 hiện đang được công bố đó là PCR và xét nghiệm kháng nguyên.
PCR- xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase- vẫn là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán COVID-19. Một xét nghiệm khác là xét nghiệm kháng nguyên dù độ nhạy có thấp hơn nhưng thời gian cho kết quả nhanh hơn.
Ngoài hai loại trên có thể có thêm xét nghiệm mẫu gộp và xét nghiệm kháng thể.
Xét nghiệm PCR
Xét nghiệm PCR là loại xét nghiệm chiết xuất và khuếch đại vật liệu di truyền từ virus vì thế thậm chí chỉ cần một mảnh RNA nhỏ xíu vẫn có thể phát hiện được. PCR dương tính có nghĩa là bạn nhiễm virus và có khả năng lây nhiễm cao. Để lấy mẫu cho xét PCR chúng ta cần lấy mẫu ngoáy mũi họng để lấy dịch ở khu vực hô hấp. Chiết xuất RNA của virus và xét nghiệm sẽ được thực hiện ở một phòng xét nghiệm đặc biệt. Bản thân PCR là một kỹ thuật đã có từ rất lâu đời và hiện nay đang được áp dụng để phát hiện virus corona.
Xét nghiệm PCR có tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả thấp và độ khẳng định cao hơn xét nghiệm kháng nguyên.
Xét nghiệm kháng nguyên
Xét nghiệm kháng nguyên cho kết quả rất nhanh. Xét nghiệm kháng nguyên chỉ cần một mảnh protein của virus. Xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tương tự như xét nghiệm nhanh hoặc viêm họng do streptococcus, và chỉ sau 15 phút sẽ có kết quả. Xét nghiệm kháng nguyên có độ nhạy kém hơn xét nghiêm PCR. Trong đó kết quả dương tính sẽ chỉ có bạn biết là bạn có virus trong người chúng ở dạng hoạt động còn âm tính thì không chắc chắn, cần thêm xét nghiệm PCR để khẳng định.
Xét nghiệm mẫu gộp
Khi xét nghiệm trong một cộng đồng lớn nơi người ta sẽ mong kết quả âm tính nhiều hơn thì người ta sẽ sử dụng lấy mẫu gộp. Nghĩa là cho phép một ống xét nghiệm được phép lấy nhiều mẫu. Nếu kết quả mẫu gộp dương tính, cần phải theo dõi lấy mẫu lại toàn bộ người được xét nghiệm trong ống. Mặc dù xét nghiệm mẫu gộp giúp co nhỏ được lượng mẫu cần làm tránh gây lãng phí vật tư y tế nhưng đó là khi kết quả xét nghiệm âm tính nhiều còn nếu dương tính thì việc lấy mẫu lại để xét nghiệm xác định xem ai bị âm tính thật sự cũng là một yếu điểm.
Xét nghiệm kháng thể
Xét nghiệm kháng thể dựa trên xét nghiệm máy để chỉ ra tình trạng một người trước đó đã bị phơi nhiễm và đã có đáp ứng với virus hay chưa. Xét nghiệm kháng nguyên tìm sự hiện diện của kháng thể, là những protein đặc hiệu do hệ miễn dịch sản sinh ra trong quá trình đáp ứng nhiễm khuẩn. Một số xét nghiệm kháng thể có độ đặc hiệu rất cao, chúng đo lường được không chỉ là bạn đã có đáp ứng miễn dịch hay chưa mà còn cho biết độ mạnh của đáp ứng hay chính là lượng kháng thể đã được sinh ra trong người.
Nhưng xét nghiệm kháng thể không phải quan trong với hầu hết mọi người trong một số trường hợp xét nghiệm này rất có ích, nếu câu hỏi mà chúng ta đặt ra đó là đã từng nhiễm COVID trước đó chưa. Đặc biệt ở những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, xét nghiệm sẽ giúp cho bác sỹ biết những người này liệu đã đáp ứng miễn dịch chưa và có cần phải tiêm tiếp liều thứ 3 hay không.
Lấy mẫu
- Ngoáy mũi: bông đi qua khoang mũi lấy chất nhày. Đây là phương pháp lấy mẫu phổ biến nhất.
- Lấy mẫu hầu họng: bông lấy mẫu đi qua miệng xuống đến phần giữa cổ họng
- Lấu mẫu nước bọt: nước bọt sẽ cho vào ống để làm xét nghiệm. Đây là sự lựa chọn lấy mẫu dễ chịu hơn đối với nhiều người. Xét nghiệm PCR nước bọt cũng cho kết quả có độ chính xác gần bằng lấy mẫu ở mũi hoặc hầu họng.
Độ chính xác
Ngày càng nở rộ các kít tự xét nghiệm COVID-19 tại nhà nhưng chúng có độ nhạy và độ đặc hiệu với COVID-19 không cao. Bạn không nên quá tin tưởng vào các bộ kít xét nghiệm tại nhà đặc biệt là khi bạn có triệu chứng của nhiễm COVID-19. Nhưng trong một số vài trườn hợp nhất định cần phải có kết quả xét nghiệm ngay thì đây lại là một vị cứu tinh. Xét nghiệm kháng nguyên sẽ gần như chính xác nếu bạn dương tính, còn âm tính thì sẽ không chắc chắn được là bạn có hay không nhiễm virus. Đến nay xét nghiệm PCR vẫn là tiêu chuẩn vàng của xét nghiệm COVID-19.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điểm khác nhau giữa các xét nghiệm COVID-19
Ths. Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo health.us.news) -