Nguyên nhân khiến bé sống khép mình
a) Người lớn nói quá sự thật về thế giới bên ngoài cho bé nghe
Đa số ba mẹ đều dùng những câu, những từ khiến con cảm thấy sợ hãi, căng thẳng hơn là có tác dụng răn đe, ví dụ:
– Đừng chạy lung tung ra bên ngoài!
– Cẩn thận coi chừng bị kẻ xấu lừa!
– Nếu con không nghe lời, sẽ bị ông kẹ bắt cóc…
Những câu dọa nạt trên vô tình mang đến một góc nhìn cực xấu về thế giới bên ngoài cho đầu óc non nớt của trẻ. Đáng sợ hơn, một số câu chuyện đáng sợ qua lời kể của người lớn sẽ để lại rất lâu, rất sâu trong tâm trí của trẻ, khiến trẻ bị ám ảnh và sợ hãi mãi về sau.
b) Sự bảo vệ quá mức của bố mẹ
Nhiều đứa trẻ không biết cách tự phục vụ hay tự bảo vệ cho bản thân, là do đã được ba mẹ bao bọc quá nhiều. Ví dụ:
– Bé muốn lấy chồi quét nhà, bố mẹ liền bắt bé bỏ cây chổi xuống vì sợ tay con bẩn.
– Bé muốn rửa chén, bố mẹ liền không cho con đụng vào vị sợ vỡ chén.
Có thể thấy, cha mẹ đang tước đi quyền được lớn khôn, được trưởng thành và được trải nghiệm cuộc sống của con mình. Từ đó hình thành nên tính cách rụt rẻ trong trẻ khi lớn lên.
Phương pháp giúp trẻ chủ động và tự tin hơn trong cuộc sống
– Cuối tuần, hãy đưa con đi chơi và chủ động hỏi ý kiến của bé. Nhưng thay vì nói “Con muốn đi đâu?” thì nên hỏi “Con muốn đi sở thú hay thủy cung?”. Cách này giúp con chỉ được chọn lựa trong phạm vi nhất định, giúp tăng cường sự tự tin và chủ động trong lựa chọn.
– Khi con học tập hay tự mình thử sức với điều gì, đừng cười hay chế giễu bé, vì như vậy sẽ làm con mất tự tin và hứng thú với hoạt động đó.
– Nếu con có ý kiến hay thắc mắc gì, cần tham khảo ý kiến của cha mẹ thì hãy kiên nhẫn lắng nghe con trình bày. Trường hợp nếu bạn không thể trả lời được câu hỏi đó, hãy thẳng thắn thừa nhận với con rằng mình cũng không biết. Sau đó, đừng quên giải thích cho con hiểu rằng, bất cứ ai cũng đều có những điều không biết và không làm được.
– Cho con thoải mái vẽ bậy lên tường. Nếu được, hãy làm cho con một cái giá để con thoải mái trưng bày sản phẩm sáng tạo của mình. Như vậy, chúng sẽ tự tin hơn rất nhiều về khả năng của mình và thỏa sức phát triển ý tưởng.
– Cho bé một căn phòng nhỏ để làm không gian riêng, để bé được làm chính mình và thoải mái thể hiện bản thân
– Đừng vội la mắng, đánh đập trẻ khi thấy mớ bừa bộn mà con vừa để lại. Thay vào đó, hãy dạy con sắp xếp và thu gọn chúng. Bởi lòng khoan dung luôn là một liều thuốc tốt.
– Đừng mang con ra so sánh với người khác vì việc đó sẽ đánh mất lòng tự trọng của con
– Hãy cho bé chủ động sử dụng tiền để thanh toán các khoản chi khi cùng mẹ đi siêu thị, đi chợ, đi ăn ở quán, nhà hàng…
– Tôn trọng ý kiến của bé. Đừng phản đối hay ngắt lời khi bé đang đưa ra quan điểm của mình
– Tương tác và giao tiếp với con một cách bình đẳng giống như những người bạn khi thảo luận về một vấn đề nào đó.
– Hãy công nhận năng lực của con từ những việc nhỏ nhất
– Hãy tập cho con tự tin thể hiện bản lĩnh trước đám đông như: luyện kỹ năng MC, đọc thơ hay hát trên sân khấu…
– Tạo cơ hội cho con giao tiếp với nhiều người để rèn giũa kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ. Giúp con vạch ra những kế hoạch nhỏ và chấp hành chúng một cách nghiêm túc
– Kích thích sự sáng tạo của trẻ bằng cách cho con chơi với các đồ vật để học cách tạo hình
– Đưa ra những cách giúp trẻ vượt qua khó khăn và kích thích tinh thần tự vận động, vươn lên
– Giúp con phát triển sở trường của mình
– Giúp con xây dựng cá tính và lập trường, quan điểm một cách vững chắc, rõ ràng
– Dạy con cách coi trọng và tự tin về ngoại hình của bản thân, nhằm giúp con thoải mái khi giao tiếp với thế giới bên ngoài
– Cho con tự chủ trong cuộc sống của mình, bằng cách tự làm và tự chịu
– Cho con tiếp xúc với thế giới động vật nhiều hơn từ khi còn nhỏ. Đồng thời, bổ sung thêm kiến thức về địa lý, ký hiệu ám chỉ…
– Tuyệt đối không được lăng mạ, sỉ nhục con, bởi điều này gây tổn hại đến tâm lý con rất sâu đậm, gây nên những hệ quá đáng tiếc trong việc hình thành nhân cách của trẻ khi trưởng thành.
– Luôn giữ lời hứa với bé
– Hãy là tấm gương tốt cho con cái noi theo
Như vậy, bài viết vừa mang đến những chỉ dẫn nho nhỏ, giúp bé nhà bạn thêm tự tin và chủ động trong cuộc sống. Đồng thời bé sẽ giảm bớt đi tính tự ti và khép kín của con. Nếu bạn cảm thấy những điều nhỏ bé này khá thú vị hãy áp dụng ngay cho bé nhà mình nhé!