Con biếng ăn, hay khóc,… nhiều bố mẹ lạm dụng các thiết bị điện tử tivi, điện thoại để dỗ con ăn, cho trẻ tự chơi. Nhưng các bố mẹ có biết, làm như vậy, trẻ sẽ ngày càng biếng ăn hơn. Thậm chí, trẻ có nguy cơ cận thị, hỏng mắt, teo não, chậm phát triển, hay ung thư do sóng điện thoại.
Dán mắt vào máy tính bảng, tay quẹt quẹt bấm bấm là thú vui thường thấy ở trẻ em ngày nay – Ảnh: Như Hùng
10 điều giúp cha mẹ dạy con phát triển toàn diện mà ít ai ngờ
TÁC HẠI KHỦNG KHIẾP KHI TRẺ XEM ĐIỆN THOẠI NHIỀU:
1. Bé chậm nói
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, cho bé xem điện thoại sẽ giúp bé tăng nhận thức. Tiếp cận thông tin, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, kiến thức mới mẻ, là công cụ học tập hữu ích… Tuy nhiên, khi bé tiếp xúc với các thiết bị smartphone sẽ khiến việc chủ động giao tiếp bằng miệng bị hạn chế. Lâu dần, trẻ sẽ ngại tiếp xúc nói chuyện với mọi người, hạn chế khả năng giao tiếp xã hội.
2. Cận thị, hỏng mắt
Thực tế, trẻ em ngày nay có tỉ lệ cận thị cao gấp nhiều lần so với các thế hệ trước. Nguyên nhân phần lớn là do trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Ánh sáng phát ra từ màn hình điện tử là loại ánh sáng không liên tục gây ảnh hưởng xấu tới mắt trẻ. Gây gia tăng các trường hợp trẻ bị tật mắt như rối loại thị giác, cận thị, thậm chí là mù mắt.
Cho trẻ xem điện thoại từ nhỏ là giết con một cách từ từ. Trẻ không chỉ chậm nói, ảnh hưởng đến trí não, trầm cảm, tự kỷ, thụ động, biếng ăn mà còn nguy cơ mắc ung thư não.
3. Gây nghiện, trầm cảm, tự kỷ
Cho trẻ xem điện thoại nhiều khiến trẻ bị sa đà, nghiện mê mẩn trong môi trường ảo. Và không kiểm soát được những gì chúng xem có thể dẫn tới những tác động tâm lý theo chiều hướng tiêu cực. Nó làm thay đổi hành vi xã hội, hay cáu gắt, ương bướng và mất tập trung. Thậm chí, trẻ có nguy cơ bị rối nhiễu tâm lý, mắc bệnh tự kỷ, trầm cảm hay rối loại tâm thần.
4. Teo nẽo, chậm phát triển
Đừng nghĩ “con thông minh” khi biết tự bật điện thoại, mở youtube xem video. Việc trẻ xem điện thoại nhiều sẽ thiết đi sự tương tác với thực tế sẽ khiến trí tuệ trẻ trì trệ. Não phản xạ kém với các tình huống khẩn cấp. Khả năng tập trung bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, với các trẻ được cho chơi trong thế giới thực. Tham gia các hoạt động vận động, não bộ cũng được phát triển nhanh hơn. Trẻ phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tính thần, lanh lợi và tư duy sáng tạo tốt hơn.
5. Nguy cơ ung thư não
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng Não của trẻ em hấp thụ bức xạ mạnh hơn nhiều lần so với người lớn. Trẻ tiếp xúc với bức xạ có thể thay đổi ADN, thay đổi tuần hoàn não. Đặc biệt có thể gây ra ung thư não cao gấp 4-5 lần so với những đứa trẻ khác không sử dụng.
6. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Như bạn đã biết, ngay cả đối với người lớn, các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cao nam giới không nên để điện thoại ở túi quần. Do bức xạ từ điện thoại làm giảm tính linh hoạt của tinh trùng và khả năng sống của tinh trùng. Trong khi đó, trẻ em có khả năng hấp thụ bức xạ cao gấp 10 lần so với người lớn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bình thường về tính dục của trẻ em, nhất là các bé trai.
7. Biếng ăn trầm trọng
Cho trẻ xem điện thoại khi ăn không giúp trẻ bớt biếng ăn
Rất nhiều người thấy khi mở những video quảng cáo, ca nhạc… Là con đã tự động ngồi yên lặng, nín khóc, chăm chú xem và ăn ngoan ngoãn. Lâu dần, hình thành một thói quen khó bỏ.
Khi dỗ trẻ ăn bằng điện thoại, việc ăn của trẻ diễn da không tự nguyện. Tạo ra phản xạ có điều kiện. Trẻ chỉ ăn khi được xem vô tuyến hoặc điện thoại. Cảm giác thèm ăn, ăn ngon và vị giác của trẻ mất dần.
Cũng giống như một sự nhàm chán với một thói quen. Việc cho trẻ xem điện thoại nhiều khi ăn cũng đã không tạo sự hứng thú ăn uống của trẻ. Trẻ có dấu hiệu lười ăn hơn kể cả khi được xem điện thoại. Khóc lóc ăn vạ nếu không được xem những chương trình chúng muốn. Trẻ sẽ chỉ tập trung xem mà không chịu ăn. Kết quả trẻ càng ngày càng biếng ăn.
GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ ĂN NGON TỰ NHIÊN KHÔNG CẦN SỬ DỤNG SMARTPHONE
Lười ăn trở thành vấn đề đau đầu của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên nếu không dùng các thiết bị điện tử thì mẹ nên làm gì để bé hợp tác ?
Trẻ biếng ăn… phải làm sao ?
Điều cần thiết để khôi phục cảm giác thèm ăn cho trẻ, mẹ cần phải dạy để con biết đến sự quan trọng của bữa ăn.
Một số lưu ý giúp bé thèm ăn:
- Không “hồi nhét” bé ăn uống
- Cho trẻ ăn vào giờ cố định
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính, đặc biệt là đồ ngọt, bánh kẹo.
- Cho bé ăn cùng gia đình, khuyến khích bé khi ăn. Đúng với câu “của không ngon, nhà đông con cũng hết”. Khi ăn cùng nhiều người bé sẽ có cảm giác cạnh tranh, hứng thú ăn hơn. Đây cũng là lý do tại sao khi ăn một mình ta sẽ không ăn được nhiều và không ngon khi cùng ăn với người khác trong không khí vui vẻ, hào hứng.
- Luân phiên thay đổi món ăn cho bé.
- Nên cho bé ăn từ những món thanh đạm trước như đồ luộc, rồi mới đến đồ chiên nấu. Giống như việc bạn vừa ăn một miếng dứa rất ngọt sau đó quay ra ăn ổi vậy. Sẽ nhạt vị và không còn muốn ăn nữa.
- Khuyến khích trẻ tự xúc, tự phục vụ đồ ăn, tham gia sắp bữa cùng gia đình.
- Sắm cho con ghế ăn riêng (nếu trẻ còn nhỏ), và hướng dẫn để bé tự xúc đồ ăn của mình.
Để trẻ không biếng ăn cần phải khôi phục cảm giác thèm ăn ở trẻ
CHO TRẺ XEM ĐIỆN THOẠI ĐÚNG CÁCH
Trái ngược với những tác hại trên, thì việc trẻ tiếp xúc với internet nếu cha mẹ quản lý và kiểm soát tốt thì trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ từ kho tàng dữ liệu khổng lồ mà chúng ta không dạy trẻ được. Vậy phải làm thế nào để cho trẻ xem điện thoại nhưng tránh được những tác hại kể trên ?
Trước hết bố mẹ phải là tấm gương cho con, dành thời gian cho con nhiều hơn
Một vài lời khuyên từ chuyên gia cho các bậc phụ huynh đây:
- Kiểm soát trẻ xem điện thoại cả về nội dung và thời gian trong ngày.
- Tuyệt đối không cho trẻ xem điện thoại, tivi, ipad… khi ăn.
- Với trẻ em càng nhỏ càng tham gia các hoạt động thô sơ, đơn giản, đời thường, trực tiếp càng tốt.
- Nếu có thể, với các chương trình học tập, hãy cùng xem và phân tích, bàn luận, nói chuyện với trẻ những điều đúng, sai, hay ý nghĩa đằng sau đó càng tốt.
- Tạo môi trường hoạt động để trẻ có thể tham gia, vui chơi. Việc trẻ chạy nhảy, vận động thực tế mới có thể giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần. Nhất là hệ thần kinh, não bộ mới linh hoạt được.
- Thường xuyên quan tâm, dành nhiều thời gian tới con hơn.
- Chính người lớn chúng ta cũng cần là một tấm gương tốt. Những lúc không cần thiết, nên bỏ điện thoại, máy tính ra và chơi cùng con.
Cho trẻ xem tivi, sử dụng điện thoại trong thời gian bao lâu ?
Viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo về thời gian xem tivi, điện thoại cho trẻ nhỏ:
- Các bé dưới 2 tuổi không nên cho xem tivi hoặc bất kì thiết bị điện tử nào. Kể cả là các video hay chương trình giáo dục.
- Các bé trên 2 tuổi không được xem trên 2 tiếng/ngày.
- Các bé dưới 5 tuổi không khuyến khích xem tivi trong lúc ăn. Trên 5 tuổi, hạn chế xem tivi lúc ăn.
Qua bài viết này chắc hẳn các bố, các mẹ đã có thể nhận thấy tác hại khủng khiến khi cho trẻ xem điện thoại nhiều rồi đúng không ạ ? Vì thế, dù bận đến mấy, đã về tới nhà rồi thì hãy bỏ điện thoại, máy tính sang một bên. Dành thời gian ở bên con, chơi cùng con nhiều hơn nhé. Đừng hủy hoại tương lai của con mình chỉ vì sự thờ ơ, ích kỷ của bản thân mình các bố, các mẹ ạ.