Thời gian/hoạt động | Tuần 1 Từ 30/09 đến 04/10 | Tuần 2 Từ 07/10 đến 11/10 | Tuần 3 Từ 14/10 đến 18/10 | Tuần 4 Từ 21/10 đến 25/10 | Tuần 5 Từ 28/10 đến 01/11 | Mục tiêu thực hiện |
Đón trẻ, thể dục sáng | * Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi nhanh, đi chậm…về 4 hàng tập các động tác thể dục sáng theo nhạc. - Hô hấp: Gà gáy - Hô hấp: máy bay ù ù - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên - Lưng, bụng, lườn: Đứng đan tay sau lưng gập người về trước. - Chân: Ngồi khuỵu gối. - Bật: Chụm tách. Thứ 2, 4, 6 nhảy dân vũ theo bài : Việt nam ơi. Thứ 3, 5 nhảy dân vũ : Such a happy day | |
Trò chuyện | - Cô trò chuyện với trẻ về cơ thể của bé: + Khi chúng ta mới sinh ra thì rất bé ,chúng mình đã biết đi chưa? + Thức ăn lúc này chủ yếu là gì? + Sau bao nhiêu lâu thì em bé có thể đi được? +Năm nay chúng mình mấy tuổi rồi? + Muốn cơ thể lớn nhanh và có một cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì? + Ai kể cho cô và các bạn nghe về các chất mà hàng ngày chúng ta phải ăn? + Để có một cơ thể khỏe mạnh không chỉ ăn đủ chất mà các con phải thường xuyên làm gì? - Trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ và các bạn trong lớp. Trẻ nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, sở thích...) - Trò chuyện với trẻ về bản thân, gia đình, trường lớp... - Trò chuyện, trẻ suy luận dựa trên kinh nghiệm: Chúng ta cần những gì để sống và lớn lên. + GDNSTLVM: Bài 22: Sớm mai thức dậy Bài 23: Trên đường đến lớp. (MT43) - Cho trẻ giới thiệu về: tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại qua hoạt động học, trò chuyện. (MT70) - Nhận biết điểm giống và khác nhau của mình với người khác: quan sát, trò chuyện (MT72) - Cô quan sát trò chuyện giúp trẻ biểu hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc - Quan sát trẻ qua quá trình đàm thoại, trao đổi gọi mở để trẻ nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và những việc bé không làm được. (MT71) | - Tro chuyện với trẻ vê các giác quan. - Trò chuyện vê mỗi bộ phận có đặc điểm và chức năng riêng và cách bảo vệ các giác quan. - Trò chuyện những bộ phận và các giác quan của cơ thể bé, biết được tác dụng của các bộ phận và các giác quan rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. - cách giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ cơ thể. - Để các giác quan khỏe mạnh không chỉ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mà các con phải thường xuyên ăn đủ chất và còn làm gì? - Trò chuyện về các thành viên trong gia đình... (MT44) - Biết vâng lời ông bà, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức... - Thông qua trò chuyện cho trẻ kể về những công việc trẻ làm được. Cô đặt câu hỏi với những việc khó hơn xem trẻ có làm được không - Trò chuyện với trẻ trong các hoạt động, trao đổi với phụ huynh, tạo tình huống giúp trẻ nói được khả năng sở thích của bạn và người thân - Thông qua đàm thoại, trò chơi, tạo tình huống giúp trẻ chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (MT74) | - Cô trò chuyện với trẻ về ngày 20-10. + Trò chuyện về các thành viên trong gia đình trẻ + Ngày 20-10 là ngày gì? + Con sẽ tặng quà gì cho bà, mẹ ? + Để bà và mẹ vui con phải làm những gì? - Cho trẻ giới thiệu về: tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại qua hoạt động học, trò chuyện. (MT70) | - Trò chuyện với trẻ về thông điệp yêu thương. + Con hiểu thông điệp là gì? Như thế nào là thông điệp yêu thương? + Trò chuyện về bố, mẹ, những ngườ thân trong gia đình trẻ + Con muốn gửi thông điệp yêu thương tới những ai? + Con muốn truyền tải những thông điệp gì? + Giáo dục trẻ biết lắng nghe, chia sẻ và thể hiện tình yêu thương với mọi người. - Nhận biết vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình: đàm thoại, thực hành. (MT73) | - Trò chuyện với trẻ về đồ dùng gia đình của bé. + Làm cách nào để các con phân biệt được đâu là thủy tinh đâu là sứ? +Với các đồ dể vỡ như vậy khi sử dụng các con phải như thế nào? + Đồ dùng làm bằng nhựa là loại đồ dùng dễ vỡ không? + Ngoài đồ dùng để uống làm bằng chất liệu thủy tinh, nhựa, sứ .các con còn biết chất liệu nào khác nữa không? - Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh cung cấp thông tin cho trẻ về địa chỉ gia đình, số điện thoại của bố mẹ. - Trẻ nói được địa chỉ của gia đình mình,số nhà, số điện thoại khi được hỏi và trò chuyện... (MT45) | MT43, MT70, MT72, MT71, MT44, MT74, MT73, MT45 |
Hoạt động học | T2 | Hoạt động âm nhạc - Dạy hát: “Bé tập đánh răng” - Nghe hát: “Tí sún” - Trò chơi: Tiếng hát ở đâu? | Hoạt động văn học Thơ: "Quạt cho bà ngủ" | Hoạt động âm nhạc DH: "Bàn tay mẹ" NH: Ba ngọn nến lung linh TC: Nhìn tranh đoán tên bài hát | Hoạt động văn học Truyện: Bông hoa cúc trắng | Hoạt động âm nhạc DH:"Bố là tất cả" NH: Niềm vui gia đình TC: Ai nhanh nhất | MT77, MT41 |
T3 | Hoạt động khám phá Tôi lớn lên như thế nào? | Hoạt động khám phá Bé bảo vệ các giác quan | Hoạt động khám phá Mẹ tuyệt vời nhất (MT77) | Hoạt động khám phá Thông điệp yêu thương | Hoạt động khám phá Phân loại đồ dùng gia đình |
T4 | Hoạt động vận động Đi dích dắc qua 5 điểm TC: Ném còn | Hoạt động làm quen chữ viết Trò chơi chữ cái "a, ă, â" | Hoạt động vận động Bắt và ném bóng với người đối diện (Khoảng cách 4m) TC: Chuyền bóng bằng chân | Hoạt động làm quen chữ viết Làm quen với chữ cái "e,ê" | Hoạt động vận động Bật chụm tách qua 7 ô TC: Ném bóng vào rổ |
T5 | Hoạt động làm quen với toán Xác định vị trí trên dưới, trước sau, của đối tượng khác có sự định hướng | Hoạt động làm quen với toán Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác có sự định hướng. | Hoạt động làm quen với toán Xác định vị trí của đồ vật so với bạn khác (MT41) Hoạt động làm quen với toán Xác định vị trí của đồ vật so với bạn khác (MT41) | Hoạt động làm quen với toán Daỵ trẻ xem giờ đúng trên đồng hồ | Hoạt động làm quen với toán Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan |
T6 | Hoạt động tạo hình In, đồ hình từ bàn tay, ngón tay. (Đề tài) | Hoạt động tạo hình Vẽ đồ dùng bé thích | Hoạt động tạo hình Vẽ trang trí váy tặng mẹ | Hoạt động tạo hình Vẽ người thân trong gia đình | Hoạt động tạo hình Cắt và dán đồ dùng gia đình |
Hoạt động ngoài trời | * Quan sát: - Quang cảnh sân trường - Giao lưu tập thể A1 với A2 - Quan sát vườn rau cải. - Quan sát vườn rau muống. - Quan sát vườn rau dền. * Trò chơi VĐ : - Mèo và chim sẻ - Rồng rắn lên mây - Ném bóng vào rổ. - Cắp cua bỏ giỏ. - Nhảy bao bố. * Chơi tự chọn: - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Chơi với giấy, màu nước. - Chơi với sỏi, cát, lá khô. - Chơi tự chọn với vòng, bóng, giấy | * Quan sát: - Quan sát vườn rau của trường - Quan sát vườn cây ăn quả - Quan sát cây xoài - Quan sát thời tiết. - Quan sát vườn hoa * Trò chơi vận động - Thi xem ai nhanh - Truyền tin - Bật ô - Bóng bay xanh đỏ *Chơi tự chọn: - Chơi với đồ chơi ngoài trời - Chơi với cát và sỏi - Chơi với lá cây đất nặn - Trò chơi tự chọn | * Quan sát: - Đồ chơi ngoài trời. - Giao lưu tập thể A1 với A3 - Quan sát sân cỏ nhân tạo. - Quan sát vườn rau cải. - Quan sát vườn rau muống. - Quan sát vườn rau dền. * Trò chơi VĐ - Mèo và chim sẻ - Rồng rắn lên mây -Chuyền bóng. - Cắp cua bỏ giỏ. - Nhảy bao bố. * Chơi tự chọn: - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Chơi với giấy, màu nước. - Chơi với sỏi, cát, lá khô. - Chơi tự chọn với đồ chơi ngoài trời. | * Quan sát: - Tham quan bếp ăn nhà trường - Giao lưu tập thể khối - Quan sát cây bưởi - Quan sát bầu trời. - Quan sát vườn rau nhà trường. *Trò chơi vận động: - Mèo đuổi chuột. - Ai nhanh hơn - Nhảy tiếp sức - Gieo hạt - Rồng rắn lên mây. *Chơi tự chọn: - Chơi với lá khô, giấy . - Chơi với sỏi, cát, lá khô. - Chơi với đồ chơi ngoài trời - Vẽ phấn trên sân | * Quan sát: - Qs bầu trời và thời tiết - Giao lưu tập thể khối - Quan sát những chiếc lá rơi - Quan sát vườn thuốc nam - Qs cây xoài * Trò chơi vận động: - Đi như gấu bò như chuột - Cò bắt ếch - Cắp cua bỏ rỏ - Cáo và thỏ *Chơi tự chọn - Chơi với giấy, lá khô - Chơi với bóng, vòng. - Chơi với vật nổi, chìm - Chơi với phấn - Chơi đồ chơi ngoài trời. | |
Hoạt động chơi góc | * Góc trọng tâm: Xây dựng công viên ( T1 + T2), Làm bưu thiếp tặng cô nhân ngày 20-10( T3),xây khu chung cư ( T4+T5) * Góc phân vai:Trong khi chơi trẻ nói khả năng và sở thích riêng của bản thân. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng. Kể lại sự vật hiện tượng nào đó người khác hiểu - Gia đình, nấu ăn: Làm nem, bầy bàn tiệc, nấu những món ăn mà bé thích - Giáo dục trẻ chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo không ngắt lời người khác. * Góc xây dựng: : - Xây dựng trường công viên , Xây khu chung cư. * Góc nghệ thuật: - Vẽ theo ý thích , vẽ trang trí váy tặng mẹ, vẽ món quà tặng mẹ ... - Cắt dán đồ dùng trong gia đình , ti vi , tủ lạnh ..... - Nặn đồ dùng trong gia đình , nặn theo ý thích... * Góc học tập: - Tập đếm, Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác có sự định hướng. In, tô, đồ chữ số 6, tập xem giờ đúng trên đồng hồ. - Làm các bài tập trong vở toán, bài tập cô sưu tầm. - Chắp, ghép hình thành những cặp đối tượng có mối liên quan - Chơi nút ghép hình, số. * Góc văn học- chữ viết: - Xem tranh ảnh, truyện, thơ chủ đề về cơ thể bé và gia đình của bé, bé tìm hiểu về các giác quan, ngày 20-10, đồ dùng gia đình bé. Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện - Tô, làm sách truyện, có một số hành vi như người đọc sách - Trẻ biết “ viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải , từ trên xuống dưới - Trò chơi xếp các số, chữ o, ô, ơ, a, ă, â đã học, bằng hạt na. * Góc dân gian: - Chơi trò chơi câu cá, làm con nghé ọ * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây : tước cây, lau lá, sới đất, nhặt lá khô. * Góc bán hàng. - Bán đồ dùng đồ chơi, bán một số đồ ăn, bánh kẹo * Góc nấu ăn. - Làm chả xiên, làm bánh số ăn khác - Đồ dùng làm chả xiên: Xốp màu, que chả xiên - Bộ đồ chơi nấu ăn gồm dụng cụ xoong, nồi, bát - Các ăn sẵn: Su si, đậu rán, trứng rán, đùi gà quay. * Góc âm nhạc. Trẻ biểu diễn hát chủ điểm - Các trang phục biểu diễn cho trẻ -Các dụng cụ âm nhạc: Trống, sắc xô, phách tre, đàn… | |
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | * Thực hiện thói quen văn minh trong khi ăn:trước khi ăn mời cô, mời bạn. Trong khi ăn, không đùa nghịch, không làm vãi thức ăn, biết nhặt cơm vài vào đĩa, trẻ biết lau miệng, súc miệng nước muối sau khi ăn. - Trẻ biết kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày . Nhận biết một số thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe. Nhận biết một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống thức ăn ôi thiu , nước có ga ... * Trẻ biết đi nhẹ nhàng lấy gối, về đúng chỗ ngủ,nằm dung tư thế, khi ngủ không nói chuyện, khi ngủ dậy biết xếp gối ngay ngắn gọn gang, VĐ nhẹ nhàng thực hiện vệ sinh cá nhân chuẩn bị ăn chiều. * Rửa tay bằng xà phòng , đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. - Bài 2: Ngồi ngay ngắn trong khi ăn (GDNSTLVM) - Bài 3: Lấy thức ăn vừa đủ, ăn từ tốn (GDNSTLVM). (MT13) | MT13 |
Hoạt động chiều | - Rèn trẻ nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. - Rèn kỹ năng lau mặt, rửa tay bằng xà phòng. - Rèn trẻ biết gập quần áo - Thơ: Hai bàn tay em - LQCC: a,ă,â - Xem clip, lựa chọn tranh ảnh phát hiện: bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng...là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn (MT15) | - Rèn trẻ nói đúng 5 giác quan của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. - Rèn kỹ năng lau mặt, rửa tay bằng xà phòng. - Rèn trẻ biết bảo vệ các giác quan - Âm nhạc: DH: "Năm ngón tay ngoan" NH: "Em là bông hồng nhỏ" TC: Nghe nhạc đoán tên bài hát GDTC: Đập và bắt bóng tại chỗ bằng 2 tay TC: Hái quả - Nghe đọc sách nhận biết: cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc..không tự ý uống thuốc; ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe. - Biết không tự ý uống thuốc. (MT17) | - Rèn cho trẻ thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi xưng hô lễ phép với người lớn. - LQVH: Truyện: Bàn tay có nụ hôn - LQCC: Tập tô chữ cái "a, ă, â" - Rèn kỹ năng vẽ, trang trí váy. - Múa hát, biểu diễn nhân ngày 20-10 | - Rèn trẻ không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép - Âm nhạc DH : Chỉ có một trên đời NH : gia đình nhỏ, hạnh phúc to TC : Bức tranh cảm xúc - GDTC: Đi và đập bắt bóng nảy bẳng 2 tay - Làm bài tập trong vở Bé làm quen với toán: "Nhận biết thời gian trong ngày trang 24) - Múa hát biểu diễn về gia đình. - Tạo tình huống, xem băng hình, nghe kể chuyện, trong hoạt đông hàng ngày để đánh giá trẻ bộc lộ cảm xúc của mình (MT78) Hoạt động chiều: - Dạy trẻ phân biệt các mùa trong năm (MT42) | - Rèn kỹ năng giao tiếp chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo không ngắt lời người khác. Khi muốn nói thì phải giơ tay - Thơ: "Chiếc đồng hồ báo thức" LQVT làm bài tập trong vở: " So sánh - dài ngắn trang 19) - LQCC: Trò chơi với chữ cái "e,ê" - LQVT: Làm bài tập trong vở: "So sánh cao - thấp trang 20) - Thực hành: cách cầm dao, kéo, dĩa, cách rót nước, cách sử dụng đũa, (MT12) | MT15, MT17, MT78, MT42, MT12 |
Chủ đề - Sự kiện | Tôi lớn lên như thế nào? | Bé tìm hiểu các giác quan | Mẹ tuyệt vời nhất | Thông điệp yêu thương | Ngày hội gia đình | |
Đánh giá KQ thực hiện | ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU |