Thời gian/hoạt động
|
Tuần 1
Từ 30/10 đến 03/11
|
Tuần 2
Từ 06/11 đến 10/11
|
Tuần 3
Từ 13/11 đến 17/11
|
Tuần 4
Từ 20/11 đến 24/11
|
Tuần 5
Từ 27/11 đến 01/12
|
Mục tiêu thực hiện
|
Đón trẻ, thể dục sáng
|
- Quan tâm đến sức khỏe của trẻ, chào hỏi lễ phép, cất đồ dùng của mình đúng nơi quy định, thực hiện tốt các thói quen, nề nếp khi đến lớp.
- Trẻ nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, xấu hổ của bạn khi đến lớp, trong giờ chơi góc
- Cho trẻ nghe các bài hát về các nghành nghề...chơi theo ý thích.
- Cô cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, trang phục gon gàng đi ra sân trường.
* Khởi động:
* Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi nhanh, đi chậm…về 4 hàng tập các động tác thể dục sáng theo nhạc.
* Trọng động:
- Hô hấp: thổi bóng
- Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Lưng, bụng, lườn: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
- Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
- Bật: Tiến, lùi.
Thứ 2, 4, 6 nhảy dân vũ theo bài : Việt nam ơi.
Thứ 3, 5 nhảy dân vũ : Rửa tay
|
|
Trò chuyện
|
- Cô cho trẻ giới thiệu về bản thân gia đình, giới tính, địa chỉ, đặc điểm riêng, nghề nghiệp của người thân trong gia đình mình. Sở thích của tôi, tôi không thích gì? biết địa chỉ gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòng trong ngôi nhà biết dọn dẹp và làm những công việc nhỏ vừa sức để gúp bố mẹ trang trí nhà cửa.
+ Trò truyện với trẻ về bản thân, anh, chị, em. Biết mình là con cháu trong gia đình.
+ Biết vâng lời giúp đỡ cô giáo, bố mẹ những việc vừa sức (MT73)
|
- Trò chuyện với trẻ về các nghành nghề.
+ Cô gợi ý hỏi giúp trẻ kể được một số nghề nơi trẻ sống?
+ Nơi thường làm việc của các cô chú công nhân làng nghề gốm sứ, nghề phục vụ, cô giáo, bộ đội… là ở đâu?
+ Cho trẻ kể về công việc của các nghề đó là gì?
+ Các nghề đó cần đến những dụng cụ gì để làm việc?
+ Công việc của các cô chú như thế nào? Có vất vả không?
+ Giáo dục trẻ nên tỏ lòng biết ơn và kính trọng những công sức lao động của mọi người đã bỏ ra
|
- Trò truyện với trẻ về ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam
+ Ngày 20/11 là ngày gì?
+ Ngày 20/11 các cô mặc trang phụ ntn?
+ Ngày 20/11 chúng mình còn được làm gì?
+ Giáo dục: Ngày 20/11 là ngày Nhà Giáo Việt Nam. Để nhớ ơn công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo đã chăm sóc, dạy dỗ các con hàng ngày. Các con phải chăm ngoan học giỏi vâng lời các thầy cô giáo đã dạy dỗ các con nên người. (MT74)
|
- Trò chuyện với trẻ về ước mơ của bé.
+ Con có ước mơ gì?
+ Thế ước mơ của con sau này làm nghề gì?
+ Muốn ước mơ trở thành hiện thực thì con phải làm gì?
Giáo dục trẻ phải có quyết tâm và phấn đấu học giỏi để đạt được ước mơ của mình. Để thực hiện được ước mơ của mình ngay từ bây giờ các con phải chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà bố mẹ.
|
- Tìm hiểu, xem tranh ảnh trang trại; Xem tranh ảnh, trò truyện về nhóm vật nuôi đẻ con, nhóm con vật nuôi đẻ trứng
- Trò chuyện về các con vật nuôi bé thích
|
MT73, MT74
|
Hoạt động học
|
T2
|
Âm nhạc
- VTTTTC: “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Nghe hát: “Bắc kim thang”
- TC: Ai nhanh nhất
|
Văn học
Truyện: Ba anh em
|
Âm nhạc
- Biểu diễn các bài hát chủ đề 20/11
- Nghe hát: Cô giáo em là hoa eban
- TC: Giai điệu cảm xúc (MT97)
|
Văn học
Thơ: “Ước mơ của Tý”
|
Âm nhạc
- DH: “Gà trống thổi kèn”
-Nghe hát: Gà gáy le te
-Tc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
|
MT49, MT97, MT47, MT106, MT36
|
T3
|
Khám phá
Thợ gốm Bát Tràng
|
Khám phá
Một số nghề phục vụ (MT49)
|
Khám phá
Nghề dạy học. (MT47)
|
Khám phá
Ước mơ của Bé
|
Khám phá
Quá trình phát triển của gà con.
|
T4
|
Vận động
- VĐ: Chuyền bóng qua đầu qua chân
- TC: Ô tô và bến
|
Làm quen chữ viết
Làm quen chữ cái u, ư
|
Vận động
Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng
- TC: Chạy tiếp sức
|
Làm quen chữ viết
Trò chơi với chữ cái" e- ê ,u- ư"
|
Vận động
- VĐ: Bò dích dắc qua 5 điểm cách nhau 1,5m
-TC: Tung bóng
|
T5
|
Hoạt động tạo hình
Vẽ khu phố, làng xóm của bé
|
Hoạt động tạo hình
Vẽ nghề mà bé thích.
|
Hoạt động tạo hình
Bé làm bưu thiếp tặng cô ngày 20/11 (MT106)
|
Hoạt động tạo hình
Vẽ Chân dung cô giáo.
|
Hoạt động tạo hình
Vẽ con bò.
|
T6
|
Làm quen với toán
Nhận biết số 7, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7.
|
Làm quen với toán
Tách nhóm có 7 đối tượng ra làm 2 phần bằng các cách khác nhau.
|
Làm quen với toán
Sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng. (MT36)
|
Làm quen với toán
Ôn nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
|
Làm quen với toán
Nhận biết số 8, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 8.
|
Hoạt động ngoài trời
|
- Quan sát vườn rau của trường
- Giao lưu tập thể với lớp A1+A2
+ Thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể: Bạn trai xếp 1 hàng, bạn gái xếp 1 hàng, hoặc tổ 1,2 chơi bên A, tổ 3,4 chơi bên B…
- Quan sát cây xoài
- Quan sát thời tiết.
- Qs vườn hoa
* Trò chơi vận động
- Thi xem ai nhanh
- Truyền tin
- Bật ô
- Bóng bay xanh đỏ
*Chơi tự chọn:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Chơi với cát và sỏi
- Chơi với lá cây đất nặn
- Trò chơi tự chọn (MT52)
|
- Tham quan bếp ăn nhà trường
- Quan sát vườn cây ăn quả
- Quan sát cây bưởi
- Quan sát bầu trời.
- Quan sát vườn rau nhà trường.
* Trò chơi vận động:
- Mèo đuổi chuột.
- Ai nhanh hơn
- Nhảy tiếp sức
- Gieo hạt
- Rồng rắn lên mây.
*Chơi tự chọn:
- Chơi với lá khô, giấy
- Chơi với sỏi, cát, lá khô.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Vẽ phấn trên sân
|
- Quan sát đồ chơi trong trường mầm non
- Giao lưu tập thể với lớp A1+A3
- Trò chuyện về lớp học của bé
- Tưới cây, chăm sóc cây trong vườn trường.
- Qs vườn hồng
* Trò chơi vận động:
- Bánh xe quay
- Nhảy tiếp sức
- Chuyền bóng
- Mèo đuổi chuột.
* Chơi tự chọn:
- Chơi với cát và nước
- Chơi với giấy, lá khô
- Vẽ phấn trên sân
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
|
Quan sát thời tiết
- Giao lưu tập thể với A1,A2,A3
- Quan sát vườn rau cải
- Tổ chức cho trẻ lao động nhặt lá cây, chăm sóc cây.
- Quan sát khung cảnh sân trường.
* Trò chơi vận động:
- Ai nhanh hơn
- Chạy cướp cờ
- Thi xem ai nhanh.
- Bật qua 3 vòng
*Chơi tự chọn
- Chơi với đồ chơi ngoài trời..
- Vẽ phấn, vẽ bằng nước..
- Chơi tự chọn với giấy, đong nước.
- Chơi theo ý thích
|
* Quan sát:
-Quan thời tiết tưởng tượng các con vật
-Vẽ phấn các con vật nuôi mà trẻ thích
* Giao lưu tập thể lớp A1+A2
- Qs chim bồ câu
- QS vườn rau nhà trường.
-Tổ chức cho trẻ lao động chăm sóc cây.
* Trò chơi vận động:
- Bắt bướm
- Cáo và thỏ.
- Chim bay
- Mèo đuổi chuột.
*Chơi tự chọn
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Chơi với lá khô, giấy
- Gấp con mèo từ lá chuối, làm nghé ọ từ lá mít...
- Làm con trâu từ lá cây. (MT85)
|
MT52, MT85
|
Hoạt động chơi góc
|
* Góc thiên nhiên :
- Gọi tên cây, chăm sóc cây…
+ Trẻ thích chăm sóc cây cối
- Trồng cây, chăm sóc cây, Chơi với cát, nước.
* Góc khám phá: Thử nghiệm vật chìm vật nổi, Chất tan và không tan,….
* Góc trọng tâm: Xây dựng công viên ( T1 + T2), Làm bưu thiếp tặng cô nhân ngày 20-11 ( T3), xây khu chung cư ( T4)
* Góc phân vai: - Xây dựng công viên gia lâm, khu trung cư ( Trẻ biết phối hợp cùng nhau chơi, biết sẵn sàng gúp đỡ Khi bạn gặp khó khăn
- Gia đình, nấu ăn: Làm nem, bầy bàn tiệc, nấu những món ăn mà bé thích.
+ Trẻ biết chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày
- Bán hàng: Bán dụng cụ, sản phẩm của một số nghề như đồ dùng để ăn, uống
+ Trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động
- Cô thợ làm tóc, cô thợ may, cô giáo
+ Trẻ biết biểu lộ cảm xúc bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt theo vai chơi của mình
+ Biết an ủi, chia vui với người thân và bạn trong vai chơi.
* Góc học tập:
- Xem tranh tranh ảnh, truyện có nội dung về các nghề, sản phẩm của các nghề đó
- Kể thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc…
- Phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
- Chơi ghép hình học bằng các cách khác nhau: căng dây chun, nối chấn, xếp que.....
- Tạo nhóm có số lượng 7, tách và gộp trong phạm vi 7
- Thực hành sao chép, sắp xếp theo quy tắc, sáng tạo ra quy tắc sắp xếp (xâu vòng, xếp lôt, làm bài tập...)
- Kể chuyện theo tranh: Ba cô gái
- Trò chơi xếp, sao chép in chữ cái rỗng e,ê,u,ư
- Trò chuyện về thứ, ngày, tháng, hôm qua, hôm nay, ngày mai... (MT37)
* Góc nghệ thuật:
- Cắt dán, vẽ, tô màu tranh có nội dung về các nghề, sản phẩm của các nghề
- Làm bưu thiếp chào mừng ngày 20-11
- Cắt, gắn hoa; trang trí nhà cao tầng
- Hát và VĐ các bài hát có nội dung về lớp học, về cô giáo, cô nuôi, bác bảo vệ, gốm sứ...
*Góc văn học - chữ cái:
- Xem tranh một số hoạt động của một số nghề.
- Cắt, dán làm sách tranh về sản phẩm các nghề
- Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nha: xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận.
- Chơi trò chơi với các chữ e,ê,u,ư
- Biết “ viết “ tên của bản thân theo cách của mình (MT23)
- Tìm và phát hiện quy tắc sắp xếp qua những đồ dùng, đồ chơi
- Sáng tạo ra quy tắc sắp xếp qua hình thức xâu vòng, xếp loto, làm các bài tập sắp xếp theo quy tắc (MT38)
- Góc Ngôn ngữ: Trẻ tập kể chuyện theo tranh, theo nhân vật, có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc... (MT59)
|
MT37, MT23, MT38, MT59
|
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
|
* Thực hiện thói quen văn minh trước và sau khi ăn bê ghế về bàn ăn, rửa tay, đi vệ sinh. Trước khi ăn mời cô, mời bạn. Trong khi ăn, không đùa nghịch, không làm vãi thức ăn, biết nhặt cơm vào đĩa, trẻ biết lau miệng, súc miệng nước muối sau khi ăn. biết chờ tới lượt: (MT86)
* Trẻ biết đi nhẹ nhàng lấy gối, về đúng chỗ ngủ, nằm dung tư thế, khi ngủ không nói chuyện, khi ngủ dậy biết xếp gối ngay ngắn gọn gang, VĐ nhẹ nhàng thực hiện vệ sinh cá nhân chuẩn bị ăn chiều.
* Rửa tay bằng xà phòng , đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
- Trẻ biết kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày . Nhận biết một số thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh. Nhận biết một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống thức ăn ôi thiu , nước có gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe. (MT10)
|
MT86, MT10
|
Hoạt động chiều
|
- Rèn trẻ biết tự rửa mặt, chải răng hàng ngày
- Thơ: “Ước”
- CC: Tập tô “e, ê”
- Làm bài tập trong vở Chữ cái 4
- Trò chuyện, hỏi lại trẻ về địa chỉ gia đình, số nhà, ngõ, thôn, xóm…
|
- Rèn trẻ không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép
- Âm nhạc:
- Dạy hát: “ Ba em là công nhân lái xe”
- NH: “Bố là tất cả”
+ TC: Tiếng hát ở đâu?
- PTTC: Đi đập bắt bóng bằng 2 tay
+TC: Tạo dáng
- Làm BT 4 trong vở BLQVT
- Ôn các chữ cái đã học (MT4)
- Trẻ nói được địa chỉ gia đình mình (số nhà, đường phố, thôn xóm) số điện thoại người thân khi được hỏi đến. (MT45)
|
- Rèn kỹ năng lau mặt rửa tay bằng xà phòng
- Truyện: “Món quà của cô giáo”
- CC: Tập tô “u, ư”
-Rèn kỹ năng cắt, dán hoa
- Làm BT 18 trong vở BLQVT
- Ôn quy tắc sắp xếp : sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp
|
- Rèn kỹ năng gấp quần áo
- Âm nhạc:
- VĐMH: Em làm công an tí hon
- NH: Cô giáo miền xuôi
+ TC: TC: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
- PTTC:Ném đích đứng
TC: Cướp cờ
- Ôn nhóm số lượng trong phạm vi 7.
|
- Rèn trẻ có thói quen văn minh khi ăn, uống
- Cho trẻ xem tranh ảnh,băng hình về các trạng thái, cảm xúc, tạo tình huống cho trẻ nêu ý kiến NX và đánh giá trẻ
- Thơ: Con trâu đen lông mượt
- CC: Làm quen chữ cái “ i, t, c”
- Làm bài tập về số lượng và số thứ tự trong phạm vi 8
|
MT4, MT45
|
Chủ đề - Sự kiện
|
Thợ gốm Bát Tràng
|
Một số nghề phục vụ
|
Nghề dạy học
|
Ước mơ của bé
|
Sự phát triển của các con vật sống trong gia đình
|
|
Đánh giá KQ thực hiện
|
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
I. CHUẨN BỊ - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động theo chủ đề sự kiện tháng, các đồ dùng phù hợp với trẻ và điều kiện tại lớp.
- Sưu tầm thêm một số giáo án điện tử cho trẻ tiếp cận với các tiết học ứng dụng công nghệ thông tin
- Bổ sung thêm nhiều nguyên liệu mở cho trẻ được làm thiệp tặng cô ngày 20-11
- Bổ sung thêm các bài tập củng cố, sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau ở các góc cho trẻ hoạt động.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Lớp thực hiện tốt quy chế chăm sóc
- giáo dục trẻ, trẻ đã có nề nếp trong việc thực hiện thói quen vệ sinh
- Thực hiện đầy đủ các hoạt động: Hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc. Trẻ có nề nếp, có kỹ năng chơi tốt các góc và tham gia các hoạt động khác hứng thú
- Rèn các kỹ năng cho trẻ chơi các góc xây dựng, góc toán trẻ chơi và cất đồ dùng đúng nơi quy định. Cho trẻ lựa chọn góc chơi theo ý thích
- Tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi vận động phối hợp khả năng khéo léo bền bỉ trong giờ học giáo dục thể chất và hoạt động ngoài trời.
- Tích cực tổ chức các trò chơi tăng cường kỹ năng vận động tinh, cần tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động trải nghiệm nhiều hơn nữa.
III. KẾT QUẢ TRÊN TRẺ
* Các mục tiêu - MT 4, 10, 23, 37, 38, 47, 49, 52, 60, 73, 74, 85, 86, 97: 100% trẻ đạt
- MT 36: 93% trẻ đạt, 7% trẻ chưa đạt (Đăng Dương, Mai Chi)
- MT 45: 90% trẻ đạt, 10% trẻ chưa đạt (Hữu Khánh, Ngô Khang, Mai Chi)
- MT 106: 90% trẻ đạt, 10% trẻ chưa đạt (Hữu Khánh, Ngô Khang, Ngọc Diệp)
- Đánh giá lại:
- MT 40: Hữu Khánh đã đạt (ngày 03 tháng 11)
- MT 44: Hữu Khánh, Hoàng Trọng, đã đạt (ngày 01/11)
- MT 69: Mai Chi, Hữu Khánh đã đạt (ngày 02/11)
* Tồn tại
- Một số trẻ chưa tập trung chú ý trong các giờ hoạt động: Hoàng Khang, Duy Nam.
- Lưu ý một số trẻ kỹ năng hoạt động nhóm chưa tốt: Đăng Dương, Minh Trí, Ngân An.
- Ngoài ra cần rèn thêm cho trẻ kỹ năng tự phục vụ: kỹ năng gấp quần áo
V. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Tiếp tục quan tâm, khuyến khích trẻ tự tin mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng các bạn
- Tích cực cho trẻ ôn luyện kỹ năng vận động tinh và kỹ năng thực hành cuộc sống trong hoạt động góc và hoạt động chiều
- Tiếp tục quan tâm, khuyến khích và có biện pháp phù hợp để giúp đỡ trẻ chưa đạt ở các mục tiêu trên trong tháng sau
- Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh rèn thêm các kỹ năng gấp quần áo cho trẻ
- Đưa thêm các hoạt động cho trẻ chơi nhóm cùng bạn giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng chơi cùng bạn, chơi nhóm, biết quan tâm chia sẻ với bạn
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
* Ưu điểm:
- Hoàn thiện soạn bài theo đúng thời gian quy định. Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhận thức của trẻ.
- Lựa chọn các nội dung xây dựng KHGD phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình.
- Lớp thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục, hoạt động chăm sóc trong ngày.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ trong các hoạt động
- Các mục tiêu thực hiện lựa chọn hợp lý phù hợp với trẻ của lớp. Lựa chọn các kiến thức điều chỉnh và ôn luyện phù hợp đảm bảo yêu cầu độ tuổi. Công tác đánh giá trẻ hàng ngày và cuối tháng đã thực hiện tốt.
- Lớp soạn bài đầy đủ theo đúng quy định, xây dựng kế hoạch tháng, các nội dung học tập, mục tiêu đánh giá phù hợp với học sinh lớp mình
* Tồn tại:
- Xây dựng các góc chơi hợp lý, tuy nhiên cần bổ sung thêm nhiều bài tập mở ở góc cho trẻ hoạt động.
|