Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thời cũng là của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.
1. Tư tưởng, đạo đức, phong cá !important;ch Hồ Chí Minh là gì?
Không ai có thể phủ nhận rằng, chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.Cả cuộc đời của mình, Người đã cống hiến không ngừng nghỉ, tất thảy những gì tốt đẹp nhất, trân quý nhất Người đều hiến dâng cho Tổ quốc, cho đồng bào, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng dân tộc vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc.Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Người gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng, đạo đức, phong cách thống nhất biện chứng, làm thành diện mạonhân cách văn hoá, nhất là văn hoá lãnh đạo.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng cộng sản Việt Nam, soi sáng sự nghiệp cách mạng, dẫn dắt mỗi bước đi lên và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, thì Đảng và Nhân dân Việt Nam luôn trung thành, kiên định lý tưởng, mục tiêu và con đường cách mạng: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.
2. Nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  !important; Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm, nhận thức, tư tưởng chỉ đạo rất cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đó là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Người nhiều lần khẳng định: "Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"; "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"; "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, nước ta có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế". "Nước độc lập mà Dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Vì vậy, độc lập phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tức là phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, Dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, điều quan trọng là phải phát huy được sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc, tập hợp được mọi lực lượng, dân tộc, tôn giáo, mọi người dân Việt Nam yêu nước. Theo Người, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin". Người khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn của một đảng cách mạng chân chính. Đảng có mạnh thì Dân tộc mới mạnh, vì Đảng là đội tiên phong, là người lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là những phẩm chất cao quý của một người cách mạng. Đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần: Là cần cù, chăm chỉ, tận tuỵ, hết lòng hết sức vì công việc chung, vì nước, vì dân. Kiệm: Là tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, nhất là đối với của công. Liêm: Là thanh liêm, giữ liêm sỉ, danh dự, trong sạch, trong sáng. Chính: Là chính trực, ngay thẳng, khẳng khái, không quỵ luỵ, cúi luồn, giữ sĩ khí của một người quân tử, chính khách. Chí công vô tư: Là làm việc vì sự nghiệp chung, đặt lợi ích công lên trên hết, trước hết; không tư lợi, vụ lợi, không vì lợi ích riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng. Người thường nói: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".
Phong cách Hồ Chí Minh là lối sống, tác phong khiêm tốn, giản dị, cầu thị, gần dân, trọng dân, tin dân, học dân, làm việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân; là đầy tớ của dân chứ không phải "làm quan nhân dân", không được lên mặt "làm quan cách mạng". Theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, ra sức tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ, trở thành những con người có văn hoá, có liêm sỉ, "tận trung với Đảng, tận hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Trong bối cảnh hiện nay, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã và đang tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu cao cả “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, như Người từng mong muốn.
3. Giải phá !important;p học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh học tập và !important; làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” hiện nay đang có giá trị to lớn trong xã hội, đặc biệt trong công tác xây dựng Ðảng và khôi phục niềm tin của nhân dân, là yêu cầu , trách nhiệm, nhưng đồng thời cũng là tình cảm , nguyện vọng tha thiết của mỗi cán bộ , đảng viên, người dân Việt Nam yêu nước. Ðể có thểthực hiện tốt nội dung học tập và làm theo Bác theo chủ đề nêu trên, các tổ chức đảng và mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các cấp cần quán triệt và thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây:
  !important; Một là, tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đây phải được xác định là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Việc học tập, tự học tập để nâng cao nhận thức phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Các nội dung học tập phải được đưa vào sinh hoạt chi bộ, trở thành nền nếp. Thường xuyên trao đổi, thảo luận, tự phê bình, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng cho cán bộ lãnh đạo, tổ chức cơ sở đảng. Biểu dương những việc làm tốt, kịp thời phát hiện, uốn nắn những việc làm chưa tốt. Mỗi người phấn đấu tự tu dưỡng, rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức được xây dựng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong từng tổ chức đảng.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác xây dựng Ðảng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng, đây được xác định là khâu mấu chốt để thực hiện nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.
Ba là, coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện. Trong một tổ chức, mỗi thành viên phải là một bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng thì tổ chức đó mới vận động tốt được. Có trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, mỗi cá nhân mới có đóng góp cụ thể cho tổ chức, mới “nói đi đôi với làm”, tham gia cùng tập thể chống chủ nghĩa cá nhân. Mặt khác, để động viên khuyến khích tinh thần trách nhiệm và hạn chế thói lười biếng, vô trách nhiệm, ỷ lại, tư lợi cá nhân... cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện. Cấp ủy các cấp cần thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát.
Bốn là, không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật gắn với việc tăng cường hơn nữa tính nghiêm minh của kỷ luật Ðảng và pháp luật của Nhà nước. Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay yêu cầu cần phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để hạn chế những “lỗ hổng” dễ bị lợi dụng; cần tăng cường sự nghiêm minh của pháp luật để củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước. Ðồng thời, phát huy dân chủ trong Ðảng và thực hiện kỷ luật đảng thật sự nghiêm minh. Xử lý kịp thời, công khai những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở cương vị, chức trách nào; kiên quyết đấu tranh với những thói hư tật xấu trong Ðảng.
Năm là, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và vai trò của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức. Ðây là giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của công tác xây dựng Ðảng, cũng như trong việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, tình trạng suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay.
Sáu là, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Ðảng, củng cố mối quan hệ gắn bó, máu thịt, sống còn giữa Ðảng và nhân dân. Ðây là giải pháp được xác định là rất quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta trong các giai đoạn, đặc biệt trong những thời điểm có tính bước ngoặt.
Ðể thực hiện tốt giải pháp này, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là lãnh đạo chủ chốt các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng; phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh “phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Ðảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị cần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI), thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; đồng thời, tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm…
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, để khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin đối với Ðảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa và tương lai phát triển của đất nước. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận diện, nắm vững và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ mối quan hệ giữa Ðảng và nhân dân.