I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Trong phạm vi trường mầm non là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ từ
những bước khởi đầu trong cuộc đời, vì thế tạo môi trường trong lành cho các cháu
vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất, trẻ cần điều kiện tốt để phát triển thể chất
và tinh thần, trong đó môi trường thiên nhiên chiếm một phần quan trọng như:
Cháu được tắm nắng, hít thở không khí trong lành trong môi trường thiên nhiên,
trẻ còn mở rộng kiến thức thực tế trong việc khám phá môi trường xung quanh trẻ,
quan sát sự phát triển và lớn lên của cây, cỏ, hoa lá, các con vật nuôi như: Chim,
cá, ốc, bướm..., trẻ còn được vận động thể lực chạy, nhảy, ném, bắt. Ngoài ra trẻ
còn có không gian để trẻ chơi các trò chơi, được tiếp xúc ánh nắng mặt trời, giúp
cơ thể trẻ phát triển tốt.
2. Cơ sở thực tiễn
Để cải tạo các khu vui chơi thực hiện một trong các nội dung của phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” với mục tiêu:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức xã hội trong
và ngoài nhà trường, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu
quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động học và
các hoạt động khác một cách phù hợp, hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục và tạo được ấn tượng đẹp cho trẻ, cha mẹ trẻ và nhân dân địa phương.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Đặc điểm tình hình chung
1.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư cơ sở vật chất của Phòng Giáo dục và
đào tạo, các chuyên viên tổ Mầm non thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo trong việc
xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ.
- Ban lãnh đạo xã Phù Linh, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đồng chí CB,
GV, NV trong Trường Mầm non là những người có tâm huyết với giáo
dục mầm non nên tạo mọi điều kiện dễ dàng trong việc đầu tư cải tạo sân chơi.
1.2. Khó khăn
Thực tế việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tiếp cận môi trường thiên nhiên
tại trường tôi đã thực hiện trong 2 năm qua gặp một số khó khăn:
- Do mới được tiếp nhận ngôi trường mới nên chưa có nhiều cây bóng mát,
chưa đa dạng các loại cây cảnh giúp trẻ quan sát, các khu vực chơi phải thu dọn
di động hằng ngày đưa đến tâm lý giáo viên ngán ngại trong việc tổ chức chơi,
mất nhiều thời gian sắp xếp.
- Các khu chơi chưa liên kết nên cháu thiếu hứng thú, sân chơi nắng phụ
huynh lo sợ con bị bệnh.
- Trẻ vào trường hoạt động bó hẹp từng khu vực, chưa có điều kiện sinh hoạt
giao tiếp cùng nhau, hạn chế trong tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên,
hoạt động ngoài trời. 2. Một số biện pháp thực hiện
2.1. Xây dựng kế hoạch
- Để xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể, chúng tôi tiến hành khảo sát,
phân khu, ước lượng diện tích cho từng khu, và lên kế hoạch cho từng khu vực đó
định trồng cây gì.
- Đo đạc, tính toán cụ thể, chia khu vực, chia ô, lựa chọn các loại cây, rau,
cây bóng mát, cây cảnh, rau ăn lá, ăn củ, ăn quả, loại trồng theo luống, loại trồng
leo giàn để tận dụng được các khu đất và bố trí từng khu vực, vị trí đất cho phù
hợp.
- Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với trẻ
đồng thời căn cứ trên nhu cầu thiết yếu của các cháu tôi đã nghiên cứu và phân
lô, vẽ sơ đồ quy hoạch, ước lượng diện tích cho từng khu, và định hướng công
việc nội dung trong từng khu vực.
2.2. Dự kiến kinh phí và tìm nguồn hỗ trợ
- Làm tờ trình, trình bày với UBND huyện, Phòng tài chính về kế hoạch, yêu
cầu của ngành dọc, và dự kiến quy hoạch cải tạo, nâng cấp các khu vui chơi ngoài
trời cho trẻ. Được UBND huyện, phòng tài chính đồng tình ủng hộ và cấp bổ sung
thêm vào ngân sách nhà trường.
- Nhận được sự đồng thuận hỗ trợ cả về vật chất, kinh phí, nhân lực, tôi bắt
tay vào thực hiện phương án của mình.
2.3. Thực hiện cải tạo từng khu vực
Song song với việc làm tờ trình xin cấp trên, vận động các tổ chức, thu nhận
kinh phí và hiện vật chúng tôi tiến hành từng bước như sau:+ Khu sân vui chơi giao thông của bé tôi nhờ phụ nữ và đoàn thanh niên xã
Phù Linh, đổ cát, san nền và lát gạch. Nhà trường có trách nhiệm đặt làm các
panô tuyên truyền có nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.
+ Khu trồng cây bóng mát, cây ăn quả, giao cho đơn vị kế nghĩa 141, đào hố
trồng các loại cây ăn quả và cây bóng mát mà nhà trường đã chuẩn bị.
+ Khu vườn cổ tích của bé, thuê thợ đắp hò non bộ, và tạo thành khu vườn
cổ tích theo thiết kế của nhà trường.
+ Khu vực vườn hoa của bé, chúng tôi đổ đất phù xa và trông những loại hoa
đã chuẩn bị như: Hoa tóc tiên, hoa lưu ly, hoa hồng, hoa ngũ sắc….
Khi các khu vực đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, tôi lên kế hoạch
phân công trách nhiệm cho từng tổ chức trong nhà trường để cùng cộng đồng
trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ.
2.4. Phân công trách nhiệm từng tổ, thành viên phụ trách công việc
* Khối giáo viên: Phụ trách góc thiên nhiên của từng lớp và khu vực góc
thiên nhiên vườn cây của bé ở khu vực trước lớp học cụ thể như:
+ Khối mẫu giáo lớn, nhà trẻ: Chịu trách nhiệm chăm sóc các chậu hoa do
phụ huynh ủng hộ.
+ Khối mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo bé: Phụ trách 04 bồn hoa ở bên phía vườn
trường.
+ Khối nhân viên (bảo vệ, ytế, kế toán, văn thư) chịu trách nhiệm chăm sóc
04 bồn hoa trước mặt khu nhà hiệu bộ.
+ Tổ nuôi dưỡng: Phụ trách khu vực trồng rau, ban đầu nhà trường mua hạt
rau giống như: Rau cải, su hào, cải cúc, rau diếp, su su, mồng tơi, rau rền… Yêu
cầu trồng nhiều loại rau để cung cấp rau sạch cho trẻ ăn mỗi ngày theo thực đơn
một tuần (không lặp lại).2.5. Bố trí các khu vực tích hợp hoạt động vui chơi
Ngoài mảng xanh cho khuôn viên trường, điều kiện để cho trẻ được vận
động, gần gũi, quan sát khám phá thiên nhiên và phục vụ được cho yêu cầu tích
hợp hoạt động cho trẻ dạy như sau:
* Khu vườn cổ tích
- Nhằm tận dụng tối đa môi trường thiên nhiên tôi đã tiến hành xây dựng
thêm hòn non bộ, như một khu rừng thu nhỏ và đặt vào đó những nhân vật quen
thuộc mà cháu biết từ chuyện cổ tích có trong chương trình cho cháu có thể kể lại
chuyện khi bất chợt bắt gặp các nhân vật trong chuyện cô đã kể như: Công chúa
Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Ông Gióng, Tấm Cám…
- Sinh hoạt trong môi trường thiên nhiên giáo viên không nhất thiết phải
thực hiện tiết dạy trong lớp học mà có thể vận dụng cho cháu học ngoài trời giáo
viên dễ dàng giảng dạy thực tế hơn.
* Khu chơi vận động
Chơi vận động là một nhu cầu của trẻ lứa tuổi mầm non, đồng thời cũng là
một yêu cầu trong hoạt động ngoài trời giúp cho cô, cháu có phương tiện vận
động tốt, tôi cho xây dựng các khối xi măng giả gổ cao thấp không đều nhau cho
cháu tập đi, hố cát tập nhảy, tập đi qua cầu, các bậc chơi lò cò, cho trẻ tận dụng vận
động tạo kỹ năng khéo léo, ở sân chơi tôi còn cho bố trí khoảng trống giúp cho trẻ
có nơi chạy nhảy, đuổi bắt, chuyền bóng, đạp xe.
* Khu vui chơi “Bé với an toàn giao thông”
Trường Mầm non Phù Linh được Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sóc Sơn
giao nhiệm vụ thực hiện làm điểm chuyên đề “Bé với an toàn giao thông”. Được
Sở GD - ĐT Hà Nội cấp bộ đồ chơi giao thông, sau khi quy hoạch phân khu cho
từng hoạt động chơi, bản thân tôi nhận thấy khu vui chơi giao thông này rất thiết thực đối với trẻ mầm non. Vì qua đây trẻ được hành tại sân, trải nghiệm giao
thông thực tế, các cháu có cơ hội được tìm hiểu nhũng biển báo đơn giản, mà
hằng ngày bé vẫn gặp khi đi trên đường, qua đó trẻ dễ dàng hơn như: Thực hành
đi qua ngã tư đường phố, thực hiện theo chỉ dẫn tín hiệu đèn giao thông (Đèn
xanh được đi, đèn đỏ dừng lại), đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên
phải, khi đi qua đường phải có người lớn dắt, không chơi đùa dưới lòng đường,
khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
3. Kết quả đạt được
Từ đầu năm học 2010-2011 đến nay từng bước tiến hành hoàn chỉnh đề tài,
đưa vào sử dụng cho trường Mầm non Phù Linh chúng tôi thu nhận về kết quả
như sau:
Một thời gian tuyên truyền, vận động, nhà trường đã nhận được một số kinh
phí như: Phòng tài chính, UBND huyện Sóc Sơn cấp cho 75.000.000đ, tập thể
CB, GV, NV và phụ huynh học sinh cùng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn,và
nhận đươc 39.000.000đ, 100 chậu hoa cây cảnh các loại, 12 chiếc ghế đá, 02 bộ
bàn nghế đá giả gỗ, hàng trăm ngày công của đơn vị bộ đội kết nghĩa.
Tạo được khung cảnh vui chơi cho trẻ đảm bảo, phù hợp, tổng thể sân vườn
xanh, sạch, đẹp.
Khuôn viên trường sạch, sáng sủa, hấp dẫn, đa sắc màu: Màu xanh của rau,
cây, màu vàng, đỏ của đèn tín hiệu giao thông khi bật lên, vui mắt của các loài
quả, loài hoa, ấm cúng gần gũi của các chú giống ngộ nghĩnh, thư thái yên tĩnh
của các hàng nghế đá, nhộn nhịp tíu tít của các góc chơi.
+ Đối với cháu
Các cháu mạnh dạn tự tin hơn, yêu thích giờ học, giờ chơi ngoài trời, trẻ có
nhiều điều kiện để cùng trải nghiệm, khám phá, giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và cô gần gũi thân thiện hơn giúp cho cháu hứng thú, phát triển tốt ngôn ngữ làm giàu
vốn từ hơn, lý luận vững chắc, mở rộng tầm hiểu biết hơn về môi trường thiên
nhiên, từ đó biết yêu thích ngôi trường cháu đang học.
+ Đối vối giáo viên
Giáo viên yên tâm thoải mái tổ chức các giờ học, sinh hoạt trong môi trường
thiên nhiên, tổ chức hoạt động vui chơi không còn e dè, ngần ngại do phải chuẩn
bị sân chơi, giảm bớt thời gian lao động nên nâng cao chất lượng bộ môn, giờ học
sinh động, phát huy được tính tích cực ở trẻ, trong điều kiện thực tế vận dụng vào
thiên nhiên giáo viên không phải bỏ nhiều thời gian làm học cụ, vẽ tranh, đồ
dùng dạy học từ nguyên vật liệu có trong thiên nhiên 100% giáo viên hưởng ứng
phương pháp hướng dẫn ngoài trời ở các bộ môn vận dụng được điều kiện sẳn có
trong môi trường thiên nhiên, giảm tải cường độ lao động có thời gian cho các cô
nâng cao chất lượng bộ môn.
+ Đối với phụ huynh
Phụ huynh hưởng ứng cùng góp phần chăm sóc bảo quản đồng thời sân chơi
của trường trở thành khu vực thư giãn cho phụ huynh trong buổi chiều, sau giờ
làm việc, lao động mệt nhọc, phụ huynh đa số lưu lại sân trường sau giờ đón trẻ
để được thanh thản hơn, không vội vàng tất bật đón con về, vì thế nhà trường và
phụ huynh có điều kiện gặp gở, trao đổi với nhau nhiều hơn trong việc chăm sóc
cháu, chương trình phát thanh tuyên truyền của trường vào buổi chiều đựơc phụ
huynh tiếp nhận tương đối tốt do còn lưu lại trường sau giờ đón trẻ.
* Nguyên nhân thành công
Để đạt được những kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của tổ giáo vụ
Mầm non và của BGH nhà trường.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh đồng tình ủng hộ.Bản thân tôi luôn có ý thức tự giác tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi
trường bạn khi thực hiện chương trình này.
* Từ các nguyên nhân trên tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi cải tạo nâng
cấp các khu vui chơi ở sân trường để giúp trẻ có điều kiện tốt hơn khi hoạt động
ngoài trời và khám phá thiên nhiên.
Bản thân tôi là một Hiệu trưởng phụ trách chung trong toàn trường phải hiểu
rõ được tầm quan trọng của hoạt động khám phá thiên nhiên.
Phải có tâm huyết với trẻ và có lòng say mê công việc.
Có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong trường.
III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
- Xây dựng vườn trường cần chú ý đến khâu quy hoạch các khu vực như thế
nào cho phù hợp với diện tích mặt bằng, thuận lợi cho trẻ khi di chuyển, đảm bảo
tính an toàn, phục vụ được cho chuyên môn tối ưu nhất.
- Chăm sóc cây cảnh trong vườn trường cần có sự tỉ mỉ, kiên trì, nhất là biết
bảo quản giữ gìn cho vẽ mỹ quan toàn cảnh, muốn được như thế phải có sự
hưởng ứng của tập thể: Nhân viên, giáo viên, trẻ, phụ huynh cùng ý thức từ lòng
yêu thiên nhiên với mục đích chính phục vụ cho mọi người nhất là cho các cháu
con em của chúng ta.
- Đáp ứng nhu cầu của các cháu: được chơi, được khám phá, được vận động,
được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vận dụng
từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho các cháu phát triển tốt thể chất và trí tuệ và qua
đó hình thành cho cháu tình cảm sâu sắc về quê hương ở bước đầu tiên là mái
trường mầm non thân yêu của các cháu. 2. Khuyến nghị - đề xuất
Phòng Giáo dục tham mưu với Phòng tài chính - UBND huyện cấp thêm
ngân sách cho nhầ trường, để nhà trường có kinh phí tiếp tục hoàn thiện khuôn
viên nhà trường.
Tạo điều kiện cho Ban Giám hiệu các nhà trường thăm quan học hỏi những
trường có môi trường phù hợp với điều kiện hiện nay.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã có được trong việc “Cải tạo, nâng
cấp các khu vui chơi ngoài trời ở sân trường để giúp trẻ có điều kiện tốt hơn khi
hoạt động ngoài trời và khám phá thiên nhiên”. Tôi mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để giúp tôi thực hiện tốt đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này.