I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thế giới xung quanh rất phong phú, đa dạng và hấp dẫn mà trẻ lại luôn luôn có nhu cầu tìm tòi, khám phá thế giới bí ẩn đó. Chính vì vậy mà việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quang là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nhờ cho trẻ làm quen với môi trường xunh quanh đã góp phần hình thành ở trẻ những biểu tượng đúng đắn về các sự vận hiện tượng, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh, giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẵng về đặc điểm, tính chất, mối liên hệ và sự phát triển của sự vật hiện tượng xung quanh. Đồng thời trong quá trình cho trẻ làm quen với sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được tích cực sử dụng các giác quan như: Nghe, nhìn, sờ, nắm, ngửi, nếm và được tiến hành các thao tác trí tuệ : Quan sát so sánh, phân tích, tổng hợp… do đó các giác quan của trẻ cũng phát triển và khả năng cảm nhận nhanh nhạy chính xác, tư duy của trẻ có điều kiện phát triển , giúp trẻ làm giàu vốn từ, phát âm chính xác và diễn đạt mạch lạc những suy nghĩ của mình. Từ đó trẻ biết cảm nhận, rung động trước cái đẹp, cái hay của cuộc sống môi trường xung quanh và giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với sự vật hiện tượng quanh trẻ nhất là cảnh vật thiên nhiên (Thế giới thực vật). mà thiên nhiên có ý nghĩa giáo dục rất to lớn. Sự tiếp xúc chặc chẽ giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ có ảnh hưởng rất tốt tới sự hình thành ở người trẻ tuổi một tâm hồn trong sáng cao cả.
Trong thực tế hiện nay đa số các trường học nhất là trường mầm non đã chú ý hơn đến việc tạo môi trường thiên nhiên trong trường lớp học, còn các cô chú ý hơn đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng hướng dẫn giảng dạy và trang bị học liêu, vật liệu trong các hoạt động với thiên nhiên của trẻ. Mà viẹc cho trẻ làm quen với thiên nhiên không chỉ giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm bên ngoài mà còn cả những thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng…Chính vì vậy mà việc tạo cho trẻ hứng thú tìm hiểu khám phá thế giới thực vật trên tiếc học và các hoạt động của trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu tổ chức không tốt, cô thiếu kiến thức hiểu biết, chuẩn bị không tốt thì việc tạo hứng thú, giải thích các câu hỏi của trẻ “Tại sao?”, “Như thế nào?”, “Để làm gì?” nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của trẻ là rất khó khăn. Hơn thế nữa hoạt động của trẻ là “Chơi mà học, học mà chơi” phải tổ chức làm sao cho trẻ phát huy hết tính tích cực độc lập sáng tạo ở trẻ.
Là giáo viên mầm non, việc thực hiện tốt những vấn đế trên là nhiệm vụ hàng đầu, bản thân tôi suy nghĩ làm thế nào để dạy tốt môn khám phá khoa học giúp các cháu hứng thú tích cực tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh khi tôi hướng dẫn các cháu, nhất là tìm hiểu khám phá thiên nhiên “thế giới thực vật”, giúp cho các cháu có thái độ tốt với thiên nhiên: Yêu thiên nhiên, có mong muốn chăm sóc bảo vệ cây trồng, tạo điều kiện cho các cây sinh sống, bảo vệ môi trường sống cho các cây hoa….
II.THỰC TRANG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1.Thuận lợi :
- Tôi được dạy trong môi trường khang trang đạt chuẩn Quốc gia đủ điều kiện về yêu cầu cơ sở vật chất môi trường cho các cháu học tập quan sát :
+ Có vườn hoa, vườn cây ăn quả, vườn rau… trong khuôn viên trường.
+ Phương tiện nghe nhìn cho các lớp : Ti vi, đầu đĩa, máy cassette, băng hình, đĩa hình về thế giới thực vật
+ Trường có phòng máy vitính, máy chiếu và bản thân tôi biết sử dụng vitính và chương trình Powerpoint để hướng dẫn giảng dạy co các cháu.
- Được sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện của ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi dạy tốt chủ đề thế giới thực vật
- Bản thân nhiều năm giảng dạy các cháu 3-4 tuổi nên tôi hiểu rõ tâm lý, cá tính và khả năng nhận thức của các cháu. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những khó khăn.
2. Khó khăn :
- Phần lớn các cháu lớp tôi đều mới được đi học chưa quen nề nếp còn nhút nhát thụ động chưa quen hoạt động học tập, hoạt động tập thể lắm.
- Thêm vào đó sức khỏe của các cháu không đều có cháu suy dinh dưỡng, cháu béo phì. Sức khỏe không đồng đều nên khi học tập cũng hạn chế tiếp thu, hứng thú quan tâm đến các loại cây hoa…
- Phụ huynh phần lớn là nông dân, buôn bán ít quan tâm đến việc giáo dục con cái, họ còn có quan điểm lạc hậu “ Trẻ con đến trường mẫu giáo chỉ để cô giữ hộ, để chơi, chứ biết gì học với hành” Họ ít quan tâm đến việc trò chuyện, gợi hỏi, đố con mình…, giúp con tìm hiểu khám phá về thế giới thực vật, dạy con biết thêm những điều mới lạ hay giải đáp thắc mắc cho con về các loại cây, hoa, quả….Họ không nhiệt tình khi tham gia các buổi họp phụ huynh … Dẫn đền nhiều cháu thờ ơ ít quan tâm đến xung quanh, đến cảnh vật thiên nhiên xung quanh. Kiến thức ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, sử dụng từ chưa chính xác. Do đó khả năng cảm nhận, đánh giá, ghi nhớ … các đối tượng ( thực vật) quan sát tiếp xúc của trẻ còn hạn chế .
3. Số liệu thống kê:
- Số liệu thống kê này được thực hiện trên 37 cháu lớp mầm A. trường mẫu giáo An Bình thị xã Long Khánh – Tỉnh Đồng Nai
NỘI DUNG
|
SỐ LIỆU
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ
|
Mức độ tập trung chú ý khi quan sát thực vật
|
20
|
54,05%
|
Biết gọi tên, màu sắc, hình dạng (cây, hoa, rau củ quả và trái cây…)
|
17
|
45,94%
|
Khả năng nhận biết các thực vật với nhau ( phân tích, so sánh giống khác nhau…)
|
11
|
29,73%
|
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nến móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Lứa tuổi này rất quan trọng vì có tóc độ phát triển nhanh nhất so với tất cả các lứa tuổi khác. Nhiếu nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết của vai trò trường mầm non trong việc phát triển trẻ ở lứa tuổi này. Hứng thú học tập chủ yếu được hình thành bằng chơi : “ Chơi mà học, học mà chơi”
- Theo sách giáo dục mầm non tập 1 ( Nhà xuất bản ĐHSP) những quan diểm về giáo dục mầm non cho rằng :
+ Trẻ em là một nhân cách đang hình thành và hoàn thiện dần với tốc độ phát triển rất nhanh ở lứa tuổi mầm non. Vì thế một mặt phải tôn trọng trẻ em, mặt khác phải tổ chức cho trẻ học, tiếp thu phù hợp với lứa tuổi để trẻ được phát triển đầy đủ nhân cách .
+ Ax macarenco Nhà giáo dục học Xô Viết vĩ đại những năm 30-40 của thế kỷ 20 này đã từng nói rằng : ‘ Những gì mà trẻ em không có đựoc trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành nhân cách và sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn.”
Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tòan diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp- và mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển tòan diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ ngôn ngữ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách . Do vậy việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quang là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bởi thế phương pháp giáo dục chủ yếu trong ngành mầm non đối với trẻ
3-6 tuổi là vui chơi và là họat động chủ đạo ,với phương thức “ Học mà chơi, chơi mà học. Do đó đòi hỏi cô giáo mầm non phải có tri thức và hiểu biết cách tổ chức khoa học hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo với phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” mà trẻ lứa tuổi này sống chủ yếu bằng đời sống tình cảm với sự xúc cảm rất cao trước mọi tác động của môi trường. Vì thế cần coi trọng việc giáo dục trẻ bằng tình cảm, bằng tấm gương của người lớn, bằng tác động của thế giới xung quanh trẻ. Chính vì thế việc cho trẻ tiếp xúc làm quen với thế giới thực vật cũng rất là quan trọng.
Từ những quan điểm trên tôi nhận thấy cần phải làm thế nào để giúp các cháu lớp mình có những kiến thức hiểu biết về xung quanh, nhất là thế giới thực vật. Giúp các cháu quan tâm yêu thích thiên nhiên và có ý thức chăm sóc bảo vệ thiên nhiên quanh trẻ , giúp cho phụ huynh hiều được tầm quan trọng của việc cho con em họ đến trường mầm non và cùng giáo viên cung cấp mở rộng thêm cho con em mình những kiến thức hiểu biết về thế giới thực vật giúp phát triển ở con em mình những năng lực quan sát, nhận xét, tư duy và vốn sống thực tiễn của con em mình và yêu thiên nhiên có ý thức chăm sóc bảo vệ thiên nhiên xung quanh.
2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Để giúp trẻ hứng thú khám phá tìm hiểu thế giới thực vật chính xác và cung cấp thêm nhiều hiểu biết cho các cháu vế thế giới thực vật. tôi đã tìm tòi tham khảo tài liệu, sách báo, thông tin mạng….sọan giảng vận dụng nhiều hình thức đổi mới vào các họat động tìm hiểu khám phá thế giới thực vật cho các cháu với những biện pháp sau :
* Chuẩn bị đồ dùng học cụ phục vụ cho tiết học :
Ở trẻ 3-4 tuổi tư duy trực quan hình tượng phát triển rất mạnh. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới thực vật được cụ thể hơn. Dựa trên đặc điểm này tôi luôn tạo điều kiện cho các cháu được tiếp xúc quan sát trực tiếp với thiên nhiên
- Quan sát trực tiếp : các cây trồng, các loài hoa quả, và rau củ quả ….
- Quan sát bằng băng hình trên Tivi, máy vi tính: Hình ảnh các loại cây trồng, sự sinh trưởng, nơi sống của các loại thực vật.
- Các cây, hoa, quả, rau…bằng nhựa các loại….
- Các hình ảnh của các loại thực vật : cây xanh, hoa, quả và các loại rau- củ- quả….
- Các đồ dùng đồ chơi tự tạo làm thành các loại cây hoa, rau….
Ngoài những yêu cầu về giáo dục thẩm mỹ, tôi cũng chú ý đến yêu cầu về vệ sinh an tòan cho các cháu khi quan sát. Bên cạnh đó các loại cây, hoa, rau, quả làm từ rối, đồ chơi.v.v..phải có dáng vẻ ngộ nghĩnh gần gũi với các cháu, không quá cầu kỳ và gây hứng thú thu hút các cháu, các đồ chơi được nhân cách hóa và chuyển động được càng tốt.
* Biện pháp 1 : Tồ chức cho trẻ quan sát .
Quan sát là một phương pháp quan trọng được sử dụng rộng rãi trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá thực vật, đặc biệt là rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Nó giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính ham hiểu biết, năng lực quan sác của trẻ. Củng cố và làm chính xác hơn những biểu tượng đã có ở trẻ. Quan sát được tiến hành một cách có mục đích, có kế hoạch. Bởi thế tùy vào từng đối tượng quan sát và đặc điểm tâm lý của trẻ mà tôi chọn số lượng thực vật cho trẻ quan sát trên tiết học sao cho phù hợp
Ví dụ : Trẻ 3-4 tuổi lớp tôi mỗi lần quan sát trên tiết học chỉ 3-5 loài thực vật
Và quan sát các loại thực vật chỉ nên quan sát ngắn và cần hình dung trước cách thức tổ chức quan sát sao cho gây hứng thú ở trẻ.
+ Đối tượng quan sát nên chọn chổ nào cho phù hợp để tất cả trẻ đều nhìn rõ và trẻ dễ dàng hành động, họat động với đối tượng
Ví dụ : nhìn ngắm, sờ, ngửi và có thể được nếm quả…
+ Bên cạnh đó tôi phải hình dung trước những tình huống bất lợi có thể xảy ra. Cây hoa nở hết không còn nụ ( hoa sắp tàn)…, hay các cháu đặt những câu hỏi khó trả lời…
Hướng trẻ quan sát vào đối tượng. tùy vào tình hình thực tế, tôi sử dụng một hay hai thủ thuật nhằm kích thích hứng thú quan sát của trẻ.
Ví dụ : Hôn nay các bác cấp dưỡng đưa cho cô một cái túi quà, không biết trong đây có gì nhỉ? Các bé muốn xem không? Bạn nào thử lên sờ bên ngoài túi và đoán xem trong túi có gì?
- Khi các cháu đang hứng thú quan sát tôi lấy từng đối tượng ra trước mặt cháu. Sau đó tổ chức cho cháu thao tác hay họat động.
- Ví dụ : Cho cháu cầm sờ nhìn ngắm từng quả và nói nhận xét của cháu về quả đó sau đó tôi bổ ra cho các cháu xem bên trong của các quả đó …
- Sau khi quan sát, thao tác với đối tượng, tôi chỉ tay và gợi hỏi về đối tượng (bên ngoài, bên trong) , yêu cầu các cháu gọi tên đối tượng, màu sắc, hình dạng của đối tượng (nếu rõ) và mùi vị của đối tượng ( quả, hoa…)
- Ví dụ : Đây là quả gì? Quả chuối này thế nào? Quả chuối có màu gì? Vỏ quả chuối như thế nào? Còn bên trong trái chuối thì sao, nó màu gì? Bạn ăn chuối chưa? Chuối có vị gì?...
Nhìn chung những câu hỏi hướng dẫn trẻ quan sát thực vật phải phục vụ mục đích, yêu cầu đã xác định. Đó là những câu hỏi giúp trẻ ở lứa tuổi này phát hiện ra những điều mới lạ của thực vật. Có những câu hỏi yêu cầu trẻ phải so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Ví dụ: Con thấy quả táo và quả chuối thế nào? Hay con có nhận xét gì về hoa hồng và hoa cúc?
- Về trình tự hướng dẫn trẻ quan sát không nên máy móc, cần phải dựa vào sở thích của trẻ, trẻ thích cái gì nhất thì nên cho trẻ quan sát cái đó trước. sau đó đối với mỗi cây (hoa, quả,rau..) và mỗi lứa tuổi trẻ tôi tổ chức quan sát thế nào cho hợp lý. Bên cạnh đó trình tự quan sát cây (hoa, rau, quả…) còn phụ thuộc vào hình thức tiến hành. Đó là tiết học hay buổi dạo chơi, tham quan vườn cây…
Sau khi quan sát xong, nên tổ chức cho cháu trò truyện hoặc đàm thọai về các loại thực vật vừa quan sát.
* Các hình thức quan sát khác:
- a. Sử dụng hình ảnh:
Tôi sử dụng tranh ảnh cở 40x60 treo trên bảng. Tôi dùng que chỉ và đặt các câu hỏi để hướng cháu tri giác các câu hỏi có tác dụng kích thích hứng thú quan sát và rèn luyện tư duy cho cháu.
- Ví dụ : Các cháu nhìn thấy những gì trong bức tranh này? Còn gì nữa? Bức tranh này vẽ những loại cây nào? Tại sao con biết bức tranh này vẽ cây rừng?
b. Sử dụng mô hình:
Mô hình có thể là các cây hoa kiểng thật được bố trí trong lớp hay làm từ bìa cứng, gổ, nhựa hay bằng các đồ chơi cây hoa nhựa hay tự tạo của cô và cháu. Mô hình phải mang tính tổng hợp sinh động hấp dẫn cháu. Cháu có thể đứng xung quanh mô hình và tôi hướng dẫn cháu tri giác nhận xét so sánh về đối tượng.
c. Sử dụng phim (ti vi, máy chiếu, chương trình trình chiếu):
Sử dụng phim ảnh, đầu đĩa, máy vitính, đèn chiếu …có nội dung phục vụ đề tài nào đó của chủ đề thực vật trong môn học khám phá khoa học.
Ví dụ: Băng hình về các loại cây rừng, các loài hoa, các màu hoa, quá trình phát triển của cây, nơi sống của các loại cây (nhiệt độ, đất trồng …) và các đoạn phim cho trẻ thấy rõ ích lợi của cây trồng, hoa, quả, rau…
Nội dung phim có tác dụng củng cố và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Nó cũng có tác dụng tích lũy tri thức cho trẻ để trẻ có thể đàm thoại hoặc hiểu những điều tôi nói và giải thích với trẻ.
Trẻ ngồi xem phim cách màn hình 2-3 mét, phim phải có nút điều khiển chậm để trẻ dễ tri giác các hình ảnh phát triển của các loại cây hoa…., lời thuyết minh của tôi có tính chất chỉ dẫn, kích thích sự tập trung chú ý của trẻ, hướng trẻ vào tri giác đối tượng phục vụ vào mục đích yêu cầu đã xác định.
* Biện pháp 2 : Tổ chức cho trẻ đàm thọai:
Đàm thoại là quá trình tổ chức hỏi đáp giữa tôi với các cháu một cách có mục đích và kế họach.
Trong quá trình hỏi đáp nếu không có vài biện pháp, thủ thuật xen kẽ ( xem hình ảnh, giải thích, đọc thơ, chơi trò chơi ngắn…) thì không khí đàm thọai sẽ trở nên căng thẳng.
* Các hình thức đàm thọai :
- Hình thức đàm thoại trong lúc quan sát: Tôi dùng hệ thống câu hỏi trong quá trình quan sát ( câu hỏi có khi là biện pháp vì nó có tác dụng hướng dẫn trẻ quan sát
Ví dụ: Cây gì đây ?Cây bàng con thấy thế nào? Thân nó đâu? Rể nó chổ nào?...). Những câu hỏi cũng có khi là thủ thuật vì nó có tác dụng kích thích sự tập trung chú ý tri giác đối tượng của trẻ ( Ví dụ: Cô dẫn cháu đi dung dăng cô nói “Ồ trái cây gì rơi xuống đây? Trái này của cây nào nhỉ?” Hay để các cháu chú ý quan sát lá , quả của cây bàng cô hỏi: lá và quả cây bàng thế nào nhỉ?...). Đôi khi câu hỏi có tác dụng cho trẻ tri giác đối tượng kỹ hơn, sâu hơn và phát hiện ra những điều mới lạ của đối tượng ( Ví dụ: trái mít đâu? Trái mít thế nào? Tại sao con nói trái mít có gai?...). Đặc biệt có những câu hỏi nhằm rèn luyện và phát triển trí thông minh của trẻ ( Ví dụ: Cây bàng và cây hoa hồng cây nào che bóng mát, tại sao con biết? )
- Hình thức đàm thoại sau khi quan sát: Tôi cần hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết đối với hình thức đàm thoại sau khi quan sát, mặc dù trong quá trình quan sát tôi đã sử dụng câu hỏi đàm thoại với cháu ( Cháu có thể trả lời hay không trả lời câu hỏi này). Việc quan sát thực vật thông qua câu hỏi đàm thọai còn cò nhiều nhược điểm vì trẻ ở lứa tuổi này: “ Mau nhớ nhưng lại hay quen”. Sự hiểu biết của trẻ thông qua quan sát thực vật còn nhiều hạn chế về nội dung. Việc giáo dục thẩm mỹ , đạo đức cho trẻ thông qua quan sát thực vật cũng còn hạn hẹp và khó thực hiện. Đặc biệt quà trình rèn luyện và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ trong lúc quan sát thực vật còn nhiều thiếu sót. Bởi thế tổ chức cho trẻ đàm thoại sau quan sát có tác dụng tăng cường trí nhớ, củng cố và làm sâu sắc hơn những điều vừa quan sát được. Hệ thống lại những tri thức trẻ vừa lĩnh hội được trong lúc quan sát, mở rộng sự hiểu biết về đối tượng, giáo dục đạo đức thẩm mỹ sâu sắc hơn. Câu hỏi đặt lúc này phải nhẹ nhàng đơn giản và lúc này đối tượng ( cây, hoa, rau, quả..) không còn trước mặt trẻ mà trẻ chỉ ngồi gần cô đàm thọai, không khí giữa cô và cháu gần gũi thân mật và cởi mở. Hệ thống câu hỏi nhằm:
+ Củng cố những nội dung chính của quá trình quan sát.
+ Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về các loại cây, hoa, rau, quả… vừa quan sát.
+ Rèn luyện và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ.
+ Giáo dục khiếu thẩm mỹ, phẩm chất đạo đức.
Ví dụ: Một số loại rau:
- Các cháu vừa được cô cho xem gì vậy?
- Những loại rau đó là rau gì?
- Rau nào là rau ăn lá ?....
- Cà rốt, khoai tây, su hào gọi chung là rau gì ?
- Vậy bắp cải, cà chua, su hào,cải xanh, cà rốt gọi chung là gì?
- Các cháu có thích những loại rau này không? Tại sao vậy?
- Muốn có nhiều rau cho mọi người ăn thì chúng ta phải làm gì?
* Các hình thức dùng lời nói:
Trò chuyện: Tổ chức trò chuyện với trẻ về các loại cây, hoa, rau, quả… ngoài giờ học ( đón trẻ , hoạt động ngoài trời, sinh hoạt chiều, chơi tự do….). Các cháu trò chuyện theo nhóm với nhau.
Giải thích : Là biện pháp cần thiết đối với tất cả các hình thức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh. Tôi thường dùng lời nói ngắn gọn dể hiểu để giải thích cho các cháu hiểu sâu sắc hơn về các loại cây, hoa, rau, quả…quan sát.
Ví dụ: Tại sao con đụng cành hoa hồng lại bị đâu? Vì cành cây hoa hồng có nhiều gai nhọn…
Độc thọai : Rèn cho cháu tự trình bày suy nghĩ sự hiểu biết của mình về các loại cây, hoa, rau, quả… nào đó. Sử dụng biện pháp này nhằm hình thức củng cố kiến thức và phát triển lời nói mạch lạc cho cháu, có tác dụng phát huy tính tích cực học tập, lao động, vui chơi của các cháu.
Ví dụ: Cô cho cháu chọn một cây ( hoa, rau, quả…) cháu thích và yêu cầu cháu tả về cây (hoa, rau, quả…) cháu chọn.
Sử dụng tác phẩm văn học trẻ em: Tôi thường sưu tầm các bài thơ, câu chuyện, đồng dao, câu đố… về các loại cây, hoa, rau, quả… để lồng ghép vào bài dạy cho tiết học thêm sinh động, giảm bớt mệt mỏi và gây hứng thú, chú ý cho các cháu hơn.
Ví dụ: Quan sát hoa xong cháu đọc bài thơ “Hoa kết trái” bày tỏ sự yêu mến của các cháu với các loài hoa
- Sử dụng các bản nhạc bài hát, các động tác vận động như: Một số bài hát vui nhộn và các điệu múa có nội dung về các loại cây, hoa, rau, quả… với mục đích sử dụng trong tiết học và các hoạt động dạo chơi… nhằm gây hứng thú, phấn chấn cho trẻ.
Ví dụ: Cháu hát vận động bài “ Bé hái quả” vừa cũng cố trẻ về các loại quả và giáo dục trẻ biết ích lợi của quả, biết quan tâm mọi người trồng cây chăm sóc cây vừa gây hứng thú cho hoạt động của trẻ…
* Biện pháp 3 : Tổ chức các trò chơi
Tổ chức trò chơi cho trẻ một cách có mục đích và kế hoạch nhằm phục vụ mục đích cho trẻ làm quen khám phá môi trường xung quanh, có tác dụng củng cố tri thức, mở rộng sự hiểu biết và rèn một số kỹ năng ghi nhớ, so sánh, phân tích cho trẻ : ( Có kèm bài tập trong sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm)
- Trò chơi học tập: Đến đúng nơi các loại cây, hoa, rau, quả…,tìm nữa của hoa (rau, quả, cây,…), ghép hình các loại cây (hoa, rau, quả…)…
- Trò chơi sáng tạo : Thường sử dụng trong hoạt động góc (chơi bán hàng trái cây, cửa hàng ăn uống, gia đình…)
- Trò chơi xây dựng : Xây vườn hoa, xây vườn cây ăn quả, xây vườn rau nhà bé… các cháu xây biết chọn các loại cây, hoa, rau, quả để đặt vào vườn và gọi đúng tên khu vườn mình vừa xây được…
- Trò chơi vận động : nhằm củng cố sự hiểu biết của trẻ về các nhóm thực vật, tên các loại cây, hoa, rau, quả…, rèn tính nhanh nhẹn, khả năng phân loại…
Ví dụ: Thi xem ai tài (chọn các loại cây, hoa, rau, quả các loại cây, hoa, rau, quả theo yêu cầu của cô), hái quả, trồng cây...(thi đua và qoị đúng tên các loại cây, hoa, rau, quả…)
Ngoài ra tôi cũng thường cải biên các trò chơi cho cháu chơi để các trò chơi phù hợp với nội dung và hình thức cho trẻ làm quen với các loại cây, hoa, rau, quả…
* Biện pháp 4 : Tổ chức tích hợp các họat động khác
* Làm quen văn học, Giáo dục âm nhạc:
- Bằng các bài thơ, câu chuyện, câu đố, tục ngữ, ca dao và các bài hát về thực vật… góp phần hổ trợ cho các phương pháp và biện pháp trực quan, thực hành ( trò chơi) với cây, hoa, rau, quả……của trẻ trở nên nhẹ nhàng sinh động hấp dẫn hơn
Ví dụ: Để dẫn trẻ đến bắp cải để quan sát cô cùng trẻ đọc thơ “bắp cải xanh” lúc này các cháu rất phấn khởi đi theo cô dến bắp cải…
- Bên cạnh đó nó còn có tác dụng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, thính giác, biết liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế, nó còn có tác dụng giáo dục xúc cảm tình cảm cao
Ví dụ: Với bài thơ, bài hát “hoa kết trái” hay “ra vườn hoa” đọc, hát lên cháu vừa nhận biết thêm về tên màu sắc của các loại hoa, cảm nhận được vẽ đẹp của từng loại hoa từ đó trẻ thêm yêu cây hoa có mong muốn chăm sóc bảo vệ cây hoa…
* Hoạt động tạo hình:
- Vẽ ( nặn, xé, dán..) sáng tạo : Sau khi cho các cháu học quan sát các cây, hoa, quả…, cô kích thích hứng thú sáng tạo của trẻ bằng cách yêu cầu trẻ vẽ (nặn, xé, dán…) lại những cây, hoa, quả… cháu thích, cô động viên kích lệ trẻ tích cực họat động sáng tạo.
- Vẽ ( nặn) bổ sung: Tôi vẽ (nặn) trước 1-2 cây, hoa, quả…, yêu cầu cháu vẽ ( nặn) thêm những cây, hoa, quả… thuộc nhóm đó, hay tôi vẽ một phần của cây, hoa, quả… yêu cầu trẻ đoán xem cô vẽ gì vậy? và vẽ bổ sung cho đây đủ và đúng.
Ví dụ : Cô vẽ sẵn một quả hỏi trẻ cô vẽ hình gì vậy? và yêu cầu trẻ vẽ thêm các loại quả mà trẻ biết. Hay cô vẽ sẳn thân cây và cành (chưa có lá và rể…)trẻ lên vẽ tiếp cho hoàn chỉnh (cháu vẽ thêm rể cây, lá, hoa…) và gọi tên cây vừa vẽ xong.
* Biện pháp 5 : Phối hợp với phụ huynh
Để làm tốt các biện pháp trên, ngòai sự nỗ lực của bản thân còn rất cần đến sự đồng tình, ủnh hộ cả về tinh thần lẫn vật chất của phụ huynh :
- Tuyên truyền kiến thức nội dung học tập của các cháu lên bảng tuyên truyền và những nội dung cần sự hỗ trợ của phụ huynh.
- Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh về vấn đề nhận thức của các cháu về thế giới thực vật để phụ huynh tạo điều kiện cho các cháu được làm quen thêm.
Ví dụ : Sau mỗi đợt tham quan vườn cây, trò chuyện về các cây trồng trong vườn (trường, nhà mình…), phụ huynh cùng cô giải đáp những thắc mắc cho con, cũng như khuyến khích con tìm tòi, khám phá, nhận xét sự giống và khác nhau của các cây trồng, sự phát triển, màu sắc, mùi vị ... giúp con mình có những kiến thức vững chắc về thế giới thực vật.
- Vận động sự ủng hộ của phụ huynh bằng vật chất : Các cây trồng, băng đĩa hình về thế giới thực vật, các hình ảnh họa báo các loại thực vật, sách truyện về thế giới thực vật trước khi học chủ đề ... để tăng thêm những phương tiện, học cụ cho các cháu được học hỏi, khám phá.
Ví dụ : Cô cùng với cháu làm Album về thế giới thực vật : Những loại cây trồng, các loại hoa, các loại rau củ quả, các loại quả... từ các họa báo, hình ảnh phụ huynh đóng góp.
- Cùng phụ huynh rèn thêm cho những cháu còn yếu, giúp những cháu này hiểu biết nhiều hơn, không còn lúng túng bỡ ngỡ khi trả lời câu hỏi của cô và bạn.
Ví dụ : Tôi trò chuyện với phụ huynh về cháu, cùng phụ huynh khích lệ động viên cháu trong học tập và thường xuyên giải thích cho cháu hiểu nhiều hơn về các loại cây, hoa, rau, quả… mà cháu chưa hiểu hết.
* Biện pháp 6 : Bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Để giảng dạy đạt kết quả tốt chủ đề thế giới thực vật thì bản thân tôi phải luôn luôn tự bồi dưỡng cho mình những kiến thức khoa học về thế giới thực vật (sự phát triển, điều kiện sống, đất trồng, các loại cây, màu sắc…và cách chăm sóc cây trồng…).
- Qua tham khảo tài liệu giảng dạy, sách báo, thông tin mạng, tự điểm thế giới thực vật ... để có những kiến thức hiểu biết rộng về các loại thực vật ( cây trồng, cây rừng, hoa, rau, quả…)
- Nghiên cứu sưu tầm, sáng tác ra các bài thơ, câu đố, đồng dao, bài hát, trò chơi về thế giới thực vật để lồng ghép vào trong tiết dạy, hoạt động và vui chơi cho các cháu.
- Dự giờ học tập kinh nghiệm ở các đồng nghiệp bạn các hình thức tổ chức cho các cháu nhằm thu hút hứng thú tìm tòi khám phá của các cháu về thế giới thực vật.
Ví dụ : Tôi học hỏi cách truyền đạt, cách hướng dẫn tổ chức cho các cháu quan sát, thủ thuật thu hút sự chú ý của các cháu khi đàm thoại, trò chuyện với cô ...
IV. KẾT QUẢ :
Dựa vào những biện pháp trên để giảng dạy hướng dẫn các cháu làm quen với thế giới thực vật, sau một thời gian thực hiện đến nay tôi đã được một số kết quả sau.
NỘI DUNG
|
SỐ ĐẦU NĂM
|
SỐ CUỐI NĂM
|
TỈ LỆ TĂNG
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ
|
Mức độ tập trung chú ý khi quan sát thực vật
|
20
|
54,05%
|
32
|
86,48%
|
32,43%
|
Biết gọi tên, màu sắc, hình dạng (cây, hoa, rau củ quả và trái cây…)
|
17
|
45,94%
|
29
|
78,38%
|
32,44%
|
Khả năng nhận biết các thực vật với nhau ( phân tích, so sánh giống khác nhau…)
|
11
|
29,73%
|
25
|
67,56%
|
37,,83%
|
- Qua bản thống kê ta thấy được- khả năng tìm tòi sáng tạo phát hiện những cái mới của cây, hoa, rau, quả…nhận thức của trẻ về thế giới thực vật tỉ lệ cao hơn so với đầu năm.
- Các cháu trong lớp nhận thức tương đối đều, các cháu tích cực mạnh dạn, nhanh nhẹn biết nhận xét, phân tích, so sánh các cây, hoa, rau, quả… với nhau và biết yêu quí các cây trồng, có ý thức bảo vệ chăm sóc cây trồng
- Đa số phụ huynh đã hiểu được một số yêu cầu và tầm quan trọng của môn học. Họ tích cực hổ trợ cho lớp học những cây hoa kiểng, các loại quả (cho tiếc học), các hình ảnh (họa báo, quản cáo…), băng hình về thế giới thực vật và họ còn chú trọng đến việc chuyện trò, khích lệ con tìm tòi khám phá về thế giới thực vật (các loại cây, hoa, rau, quả…), tổ chức cho con đi tham quan vườn cây ở rẫy ông bà, hướng dẫn cho con cách trồng và chăm sóc cây và hiểu biết lợi ích của cây, hoa, rau, quả…
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua thời gian giảng dạy và hướng dẫn các cháu về chủ đề thế giới thực vật và chuyên đề khám phá khoa học đã đạt được những kết quả trên, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau :
- Trước hết giáo viên phải nắm vững kiến thức, phương pháp tổ chức hướng dẫn họat động cho trẻ trên tiết học cũng như các hoạt động khác về thế giới thực vật :
+ Cô hiểu và nắm được tâm lý, trình độ nhận thức của từng cháu để đặt câu hỏi và khuyến khích cháu tích cực hoạt động.
+ Tổ chức các hoạt động linh hoạt nhẹ nhàng, lôi cuốn thu hút sự tập trung chú ý, hứng thú của các cháu ...
- Bản thân giáo viên phải tự học tập nâng cao trình độ hiểu biết về thế giới thực vật ( những thông tin trong sách báo, truyền thông, kiến thức về tin học….) để tự lập trình trên máy các nội dung bài dạy mà thực tế khó cho trẻ làm quen thấy được ( cây rừng, quá trình phát triển của cây, các loại cây sống khắp nơi…) để cung cấp những kiến thức cho trẻ chính sát, kịp thời…..
- Bản thân giáo viên phải biết vận dụng điều kiện thực tế để tổ chức cho trẻ hoạt động học tập về thế giới thực vật như : Môi trường, sân vườn, tivi, băng hình ...
- Bản thân giáo viên phải biết nâng cấp đồ dùng, đồ chơi, các bài tập …của lớp để làm sao cho các trẻ chơi, hoạt động không bị nhàm chán mà trẻ luôn được tìm tòi khám phá cái mới.
- Giáo viên phải có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và phụ huynh để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các cháu được hoạt động học tập, tìm hiểu về thế giới thực vật (các cháu được tự tay trồng chăm sóc cây trồng và hiểu biết ý nghĩa ích lợi của từng loại cây trồng…) .
- Tổ chức lồng ghép các bộ môn linh hoạt nhẹ nhàng vào tất cả các hoạt động trong ngày cho trẻ, tạo cảm giác cho trẻ lúc nào cũng muốn hoạt động khám phá tìm hiểu về thế giới thực vật.
Từ đó nghiên cứu sọan giáo án tốt, tổ chức tiết học hình thức nhẹ nhàng linh họat lôi cuốn sự tập trung chú ý của các cháu vào họat động.
- Tác phong cô nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương, hiểu biết tâm lý các cháu, trình độ của từng cháu để đặt câu hỏi khuyến khích cháu tích cực họat động.
- Trong họat động cô luôn linh họat tạo tình huống thu hút sự tập trung chú ý hứng thú của các cháu.
VI. KẾT LUẬN :
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hành tổ chức các hoạt động cho các cháu về thế giới thực vật, tôi rút ra được một số kết luận sau :
Để các cháu 3 – 4 tuổi khám phá hết sự đa dạng phong phú của thế giới xung quanh giúp các cháu có những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng, cung cấp cho các cháu những tri thức đơn giản về thế giới xung quanh, giúp các cháu có thái độ tốt với các cây trồng : Biết quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện cho các cây trồng sinh sống phát triển, bảo vệ môi trường sống cho các cây trồng thì :
- Bản thân giáo viên phải luôn cố gắng rèn luyện nâng cao kiến thức hiểu biết khoa học về môi trường xung quanh ( thế giới thực vật) học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, sách báo, thông tin mạng, dự giờ…làm giàu thêm vốn kinh nghiệm bản thân.
- Cần phải tổ chức cho trẻ tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động trong ngày, khuyến khích trẻ tìm tòi khám phá cùng bạn bè, trẻ sẽ cảm thấy gắn bó với trường lớp, quan tâm đến mọi người, đến các cây cảnh thiên nhiên… và có thái độ tốt với cảnh vật thiên nhiên và có mong muốn được chăm sóc bảo thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống của các cây trồng.
- Cần tăng cường hơn nữa việc trang bị cho trường lớp cơ sở vật chất để các cháu vui chơi học tập.
+ Có vườn cây : Trồng nhiều loại hoa (nhiều màu sắc kiểu dáng khác nhau…),vườn rau, vườn cây ăn quả….
+ Có đầy đủ phương tiện nghe nhìn : máy vi tính, tivi, đầu đĩa về các chương trình thế giới thực vật, các bài tập trò chơi về thực vật cho các cháu xem nhận xét về hình dạng, màu sắc, cấu tao, sự phát triển,nơi sinh sống phát triển của các loại cây hoa…. được rõ hơn ( khí hậu, nhiệt độ, đất trồng…) mà các cháu khó có thể quan sát được trong một thời gian ngắn.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Giáo dục mầm non _ Đào Thanh Âm _ Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm năm 2002
- Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh _ Lê Thị Ninh _ Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm 2005
- Tâm lý học trẻ em _Ngô Công Hòan _ Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nhà Trẻ Mẫu Giáo TWI năm 1995
- Cơ sở phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh _ Lê Thị Ninh _ Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm 1995.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức họat động giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi _ Tiến sĩ Phạm Thị Mai Chi _ Bộ giáo dục đào tạo năm 2003.
- Hiệu quả của việc sử dụng vật thật kết hợp với hệ thống câu hỏi trong việc tổ chức tiết học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh _ Nguyễn Thị Hà _ Khóa luận tốt nghiệp Đại Học năm 2000
- Một số trò chơi giúp trẻ làm quen với thực vật _ V.A.Đriazgunôva – Trương Huỳnh Mai dịch _ Bộ giáo dục đào tạo năm 2000.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ thực tế qua thời gian thực hiện chủ đề Thế giới thực vật. Tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét đóng góp của Ban Giám Hiệu và các chị em đồng nghiệp.