1. Thực trạng ban đầu khi áp dụng sáng kiến:
Trò chơi dân gian trẻ em là một hoạt động văn hóa dân gian dành cho trẻ được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế và nhe nhàng.
Trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng.
Điểm đặc biệt của trò chơi dân gian đó chính là sự gắn kết với môi trường thiên nhiên. Chính điều này làm cho trẻ hào mình với thiên nhiên hơn, hiểu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên hơn.
Ví dụ: trò chơi "Chong chóng", "chơi sáo diều" giúp cho trẻ luyện cách khéo léo, tận dụng những que tre, giấy báo cũ để làm thành con diều chắc chắn, nhiều kiểu dáng, những chong chóng nhiều màu sắc. Chúng tận dụng được sức gió làm chong chóng quay, làm diều bay cao đầy thích thú.
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc gắn liền với các thiết bị thông minh, thời gian cha mẹ dành cho con không có nhiều và thiếu không gian vui chơi đã khiến trẻ em, đặc biệt là trẻ em thành thị không biết đến các trò chơi dân gian.
Chỉ với những hòn đất nhiều màu sắc, trẻ có thể rèn sự khéo tay, khả năng sáng tạo màu sắc về các con vật, hoa quả… trong cuộc sống thường ngày. Trò chơi này có tác dụng dạy trẻ các kiến thức về động thực vật nhanh chóng. Ngoài việc tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ qua trò chơi, trò chơi dân gian còn giúp các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Khi các em chơi phải biết nhường nhịn nhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn.
Khi trẻ ngồi quá lâu trước tivi chúng sẽ tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà không hề có tư duy. Việc lười vận động gây ra tình trạng béo phì, vẹo cột sống, cận thị… ngày càng gia tăng ở trẻ thành phố. Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt hơn.
Không phải tất cả các trò chơi dân gian đều có thể tổ chức cho trẻ chơi bởi vì:
- Một số trò chơi không phù hợp với mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục cho trẻ mầm non.
- Có những trò chơi không phù hợp với độ tuổi trẻ.
- Có một số trò chơi gây nguy hiểm, không an toàn cho trẻ khi chơi.
Ví dụ:
+ Trò chơi “kéo co” sẽ làm trẻ bị đau tay, trẻ kéo mạnh sẽ bị ngã đè lên nhau.
+ Trò chơi “Ném lao”: sử dụng vật nhọn, khi trẻ ném có thể trúng vào bạn.
+ Trò chơi “bịt mắt đập lon”: có thể đập trúng bạn hoặc bị lon dội ngược lại trúng vào người.
Do vậy tôi đã suy nghĩ, tìm ra được một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Sử dụng trò chơi dân gian để giúp trẻ làm quen môi trường xung quanh là rất cần thiết vì:
- Trò chơi dân gian là trò chơi được sáng tác dựa trên hiện thực cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người vì thế bên trong các trò chơi dân gian thường “ần tàn” những kiến thức về môi trường xung quanh mà chúng ta ít khi nhìn thấy được, nhưng trong quá trình trẻ tham gia trò chơi đã hình thành cho trẻ những kiến thức, kỹ năng với môi trường xung quanh như: phát triển nhận thức cho trẻ; Phát triển ngôn ngữ; Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi… Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. Các trò chơi dân gian sử dụng những vật liệu gần gũi, dễ tìn, dễ chơi, dễ thực hiện.
Ví dụ:
+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “Con ruồi có cánh – Đòn gánh có mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc.
+ Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:
” Non cao đầy nước
Đáy biển đầy mây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm…”
- Trò chơi dân gian cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ: Trẻ tập mua bán, tập lao động, làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội. Qua trò chơi trẻ học được những điều hay lẽ phải, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết:
+ Nhận biết được các đối tượng: cây, hoa, lá, gió, con vật, đồ vật xung quanh, tên gọi các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.
+ Trẻ biết được các mối quan hệ giữa các đối tượng: giửa con ngừoi với con người, giửa trẻ với bạn cùng chơi, trẻ với các sự vật hiện tượng.
+ Biết được tính chất của các hiện tượng tự nhiên.
- Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Khi trẻ tham gia vào trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát trong hoat động.
Ngoai ra trò chơi dân gian còn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Quan sát kỹ ta thấy các trò chơi thường lặp đi lặp lại có khi hàng chục lần mà trẻ vẫn không thấy chán,sự lặp đi lặp lại đó kỹ năng được thành thạo, ấn tượng, biểu tượng về thưc tiễn cuộc sống được củng cố vững chắc.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tiến trình thực hiện:
Từ những kinh nghiệm đã tích lũy kết hợp với tài liệu tham khảo từ sách báo, internet và qua thực tế áp dụng trò chơi dân gian vào các hoạt động để làm cơ sở định hướng cho sáng kiến:
- Căn cứ vào chủ đề, chủ điểm giáo dục mà lựa chọn trò chơi dân gian cho phù hợp với nội dung chủ đề và độ tuổi của trẻ.
- Xác định thể loại của trò chơi, mục đích yêu cầu cần đạt khi tổ chức trò chơi dân gian đó. Chuẩn bị chu đáo đồ chơi, đồ dùng phù hợp với trò chơi.
- Tạo điều kiện cho trẻ được thường xuyên tham gia chơi ở mọi lúc mọi nơi.
- Học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao và hoàn thiện dần kiến thức chuyên môn cho bản thân.
3.2. Thời gian thực hiện:
- Thực hiện lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp Mầm 1 theo chương trình giáo dục mầm non mới trong năm học 2018-2019.
3.3. Các biện pháp tổ chức:
* Biện pháp 1: Xác định vai trò của giáo viên mầm non trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
- Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với mục tiêu giáo dục và phù hợp lứa tuổi của trẻ:
+ Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé ( từ 2 đến 4 tuổi ): khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu nống”, “Dung dăng dung dẻ”…
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, bài đồng dao, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
+ Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi: lựa chọn đồ dùng đồ chơi phù hợp với yêu cầu trò chơi, nguyên liệu sử dụng đảm bảo an toàn cho trẻ. Cho trẻ cùng cô chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho việc tổ chức trò chơi.
+ Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao).
+ Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi: tùy vào địa điểm tổ chức mà lựa chọn các trò chơi có cách chơi và luật chơi phù hợp.
- Tổ chức trò chơi: Hướng dẫn trẻ cách chơi, chơi cùng trẻ quan sát, quản lý cách chơi của trẻ.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ qua trò chơi.
- Kết thúc hoạt động. Dọn dẹp sau khi chơi.
* Biện pháp 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ
- Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế nên cần có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.
- Bên cạnh đó, trong trường Mầm non lại có sự phận chia theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế các trò chơi cũng phải được lựa chọn phù hợp cho từng độ tuổi.
- Với trẻ mẫu giáo bé: khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản vì vậy trẻ có thể chơi các trò chơi đơn giản như: Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, tập tầm vông, nu na nu nống,...
- Khi lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
+ Trò chơi dân gian đơn giản, trẻ có thể nhớ và thực hiện được.
+ Đồ dùng phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
+ Trò chơi mang tính lồng ghép, ôn lại bài củ và làm quen kiến thức mới.
+ Gây được hứng thú, sự chú ý của trẻ.
+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
* Biện pháp 3:
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian:
- Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi, luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó trò chơi không thể tiến hành được.
VD: trò chơi “ném còn” nếu thiếu quả còn thì không thể chơi được. Hay trò “bịt mắt bắt dê” sẽ không chơi được nếu không có vãi hoặc khăn bịt mắt.
- Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà trẻ thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.
VD: Chơi “chi chi chành chành” trẻ đọc: “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa đứt cương. Ba vương ngũ đế ...” câu hát dường nhưu chẳng có mạch ý nào rỏ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành.
VD: chơi “rải ranh” trẻ hát “rải ranh – bẻ cành – hái ngọn – chọt đôi”. Cùng với bài hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo.
- Trò chơi chỉ có thể tổ chức khi trẻ đã thuộc đồng dao, lời bài hát của trò chơi. Chính vì vậy tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ vào chơi. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
- Mỗi trò chơi dân gian có cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: kéo co, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, thả đĩa ba ba,... Nhưng cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo nhóm nhỏ như: chi chi chành chành, chuyền thẻ,.. Chính vì vậy giáo viên cần nắm vững cách chơi, l luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp.
* Biện pháp 4:
Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của các hoạt động
- Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên và phát triển thể chất, hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm.
- Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: cáo và thỏ, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,...
- Với hoạt động chơi góc: tôi tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, chuyền thẻ, ném vòng cổ chai ...
- Với hoạt động học và hoạt động chơi, hoạt động theo ý thích : nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: tập tầm vông, vấn đáp, đếm sao,...
- Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của môn học.
* Ví dụ: Phát triển thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẻ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể chơi vui và ngược lại vui chơi giúp trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. Với trò chơi “rồng răn lên mây” khi trẻ hát xong câu cuối “xin khúc đuôi – tha hồ thầy lấy” lặp tức trẻ làm đuôi (đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy. Trò chơi “trồng nụ, trồng hoa” có nhiều nấc chơi nho nhỏ: từ một bàn, hai bàn,.. đến bàn 10, từ một nụ, một hoa,... đến 8 hoa. Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến nấc cuối của trò chơi. Trò chơi “Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng vì nếu câu cuối bài là “ù à ù ập” đọc xong mà trẻ không rút tay kịp ra, ngón tay của trẻ sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
- Với môn khám phá khoa học, làm quen với toán, làm quen văn học khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ.
+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
* VD: Lời đồng dao của trò chơi chuyền “Con ruồi có cánh – đòn gánh có mấu – châu chấu có chân - ...” đã giúp trẻ nhận biết đặc điểm của một số con vật đồ vật quen thuộc.
- Với môn giáo dục âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi “tập tầm vông”, “hát chuyền sỏi”,...
- Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt chú ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy. Chẳng hạn như:
+ Chủ đề “ thế giới động vật” có thể tổ chức trò chơi “bịt mắt bắt dê”, “phụ đồng ếch”, ...
+ Chủ đề “thế giới thực vật” cho trẻ chơi các trò chơi “trồng nụ trồng hoa” “mít mật mít gai”,..
+ Chủ đề “tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp cho trẻ chơi các trò chơi truyền thống dân tộc như “ném còn”, “cướp cờ”, “bịt mắt đánh trống”, “múa lân”,...
* Biện pháp 5: Động viên tất các trẻ tham gia vào trò chơi
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “bịt mắt bắt dê” mỗi khi có thêm 1 người vào, vòng chỉ rộng thêm 1 chút chứ trò chơi không hề thay đổi. Còn với trò chơi “rồng rắn lên mây” khi có thêm người chơi thì khúc đuôi sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau.
* Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc đưa trò chơi dân gian vào cuộc sống của trẻ
Để việc giáo dục đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón trả trẻ, những buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia chơi các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó, tôi còn mời phụ huynh tham gia các chương trình lễ hội của nhà trường có tổ chức các trò chơi dân gian, cho phụ huynh cùng tham gia chơi với trẻ, từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh. Hiểu được ý nghĩa của hoạt động này phụ huynh sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất như đóng góp nguyên vật liệu và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian.
Tuyên truyền đến phụ huynh một số trò chơi đơn giản mà trẻ có thể chơi được ở nhà. Như:
* Chơi với loa: Chuyền loa, …
* Chơi với lá: Xâu vòng lá, làm trang sức bằng lá, thỏ kèn lá, súng bằng lá chuối, phi ngựa, xếp hình bằng lá,…..
* Chơi với cát:
+ Xây hang bằng cách đắp cát lên chân hoặc tay à rút chân hoặc tay ra tạo thành cái hang.
+ Xây lâu đài bằng cách "thả" cát lỏng.
+ Đắp đập, sông ngòi, núi
+ Chơi làm bánh, ịn bánh bằng khuôn.
+ Vẽ trên cát sau khi dùng que gạt để tạo ra 1 mặt phẳng.
+ Chôn và tìm kho báu trên cát.
+ Nhiều trẻ chỉ đơn giản thích đi, chạy nhảy trên cát (cát khô hoặc ướt), nằm lăn ra bãi cát để cảm nhận và thư giãn.
* Chơi với sỏi:
- Xếp chữ, tìm chữ: Những hòn sỏi sau khi rửa sạch, phơi khô.(Chọn sỏi có độ dẹp, chu vi rộng). Sơn phủ lên bề mặt màu bạn thích, trang trí đường viền xung quanh. Dùng bút lông hoặc sơn vẽ con chữ lên bề mặt hòn sỏi. Cho trẻ tìm chữ, xếp chữ bằng những hòn sỏi đó.
- Trò chơi: “Cắp cua”
Hai tay trẻ nắm lại, đan các ngón vào nhau, hai ngón tay trỏ duỗi ra làm càng cua cắp đúng con vật mình cần cắp. Khi cắp phải khéo léo, không để cho ngón tay chạm vào hình bên, nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn kế tiếp. Ai cắp hết hình con vật của mình trước là thắng cuộc.
Cách chơi: - 3 -4 trẻ ngồi vòng tròn, 1 trẻ đọc đồng dao:
Cua cua cắp cắp
Đi khắp thế gian
Tìm con tìm cái
Con gà, con vịt
Con tôm, con cá...
Con nào con nấy,
Cho ta chất đạm
Mau mau cắp về.
- Trẻ vừa đọc vừa chỉ tay vào từng bạn chơi. Các từ "con gà, con vịt, con tôm, con cá" rơi vào ai thì trong suốt lượt chơi, trẻ chỉ được cắp con vật đó.
- Sau khi đã xác định được con vật mình sẽ cắp, cả nhóm oẳn tù tì để xếp thứ tự đi. Trẻ đi trước bốc hết hình và tung ra, hai tay nắm lại, đan các ngón tay vào nhau, hai ngón trỏ duỗi ra làm càng cua cắp từng hình ra chỗ mình, khi cắp phải khéo léo không để cho ngón tay chạm vào hình bên. Nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn đi kế tiếp. Cứ như thế, lần lượt cho từng trẻ cắp loại hình của mình. Ai cắp hết loại hình của mình trước sẽ thắng cuộc.
* Mức độ khả thi:
Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
- Điều kiện về cơ sở vật chất: Có đủ phòng nhóm với diện tích theo quy định, không gian lớp học đủ để bố trí các góc chơi và đảm bảo các hoạt động diễn ra an toàn.
- Môi trường cho trẻ hoạt động: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ để trẻ có cảm giác thoải mái tham gia hoạt động.
- Điều kiện về con người: Cần có những con người tích cực chủ động tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động, vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy.
Do có cùng điều kiện nên sáng kiến kinh nghiệm có khả năng ứng dụng không chỉ ở đơn vị mà có thế áp dụng cho một số trường khác. Các trường có thể tham khảo một số biện pháp và áp dụng phù hợp sao cho đạt được mục tiêu mà mình hướng đến.
ITop of Form
IIIiii
IV. Hiệu quả đạt được:
1. Bảng số liệu:
Các mục tiêu |
Đầu năm học
2019-2020 |
Tháng 11/2020 |
Trẻ thích tham gia chơi các trò chơi dân gian |
12/31 |
25/31 |
Trẻ hứng thú tham gia trò chơi dân gian |
8/31 |
15/31 |
Trẻ nhận thức được môi trường xung quanh qua trò chơi dân gian |
8/31 |
25/31 |
Phát triển thể lực |
18/31 |
30/31 |
Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể
|
5/31 |
15/31 |
2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng:
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo bé làm quen với các trò chơi dân gian, tôi đã thu được nhiều kết quả tốt:
- Trẻ đã biết tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.
- Trẻ đã biết chơi nhiều trò chơi, thuộc nhiều bài hát đồng dao trong trò chơi.
- Qua trò chơi trẻ rè luyện được thể chất, phản ứng nhanh nhẹn, kéo léo. Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
V. Mức độ ảnh hưởng:
* Đối với bản thân :
- Sưu tầm được nhiều trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động làm cho trẻ tập trung chú ý nhiều hơn, vui thích đến trường mỗi ngày.
- Bảo đảm sự tham gia nhiệt tình, chủ động và đầy đủ của trẻ trong suốt quá trình chơi.
- Các hoạt động giáo dục được tổ chức một cách tự nhiên, hấp dẫn, phù hợp với khả năng của trẻ.
- Luôn quan tâm và tạo cơ hội cho mọi trẻ đều được tham gia vào các hoạt động, khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chia sẽ ý kiến.
* Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
- Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về môi trường xung quanh, các phong tục truyền thống của dân tộc thông qua các trò chơi dân gian.
- Qua việc thường xuyên tham gia các trò chơi dân gian nhận thức và thể lực của trẻ lớp tôi được nâng lên rỏ rệt. Trẻ năng động, tự tin khi giao tiếp với mội người.
- Trò chơi dân gian còn giúp trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh tin tưởng nhà trường hơn, vì thấy trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn tự tin hơn. Tạo mối quan hệ gắn kết giữa gia đinh và nhà trường từ đó huy động được sự hổ trợ của phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động học và chơi của trẻ ở lớp.
* Khả năng áp dụng:
Một số giáo viên và cả cha mẹ học sinh trong trường đã áp dụng kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và đạt kết quả tốt.
VI. Kết luận:
Đối với trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng, là sợi dây nối liền các thế hệ với nhau, là món ăn tinh thần rất có ý nghĩa đối với trẻ thơ. Trong trò chơi dân gian một mặt trẻ được giải trí, mặt khác lại được hiểu biết thêm về thế giới xung quanh và hoàn thiện những khả năng của mình, làm quen với những phương thức hoạt động của người lớn. Hơn thế nữa, trò chơi dân gian còn được sử dụng như một phương tiện giáo dục một cách có hiệu quả. Bởi thế, trò chơi dân gian dễ đi vào đời sống tầm hồn của mỗi đứa trẻ, nó đơn giản, không cầu kì, không tốn kém nên có thể dễ dàng chơi ở mọi lúc mọi nơi, đồ vật phục vụ cho các trò chơi dân gian dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên thậm chí là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên đá…. Là trẻ đã có thể tổ chức trò chơi.
Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa của dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chấp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu quê hương đất nước. Ngày nay các em ở một nước xã hội chủ nghĩa chỉ quen với máy móc không có thói quen chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những Trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang dần bị mai một và quên lãng. Vì thế giúp các em hiểu và quay về với các trò chơi dân gian là một việc làm rất cần thiết.