1. Lý do chọn biện pháp.
Vì sao trẻ em cần phải mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp?
Bởi vì:Tự tin trong giao tiếp không những là điều kiện cơ bản để phát triển trí tuệ mà còn phát triển cả về mặt ngôn ngữ và nhận thức xã hội của một đứa trẻ. Trẻ muốn giao tiếp tốt phải có ngôn ngữ phong phú, đa dạng, hiểu biết nhiều…Tự tin trong giao tiếp giúp trẻ mạnh dạn trao đổi với mọi người, tự đề xuất hoặc nói lên những mong muốn, suy nghĩ hoặc ý kiến của mình với người khác mà không hề cảm thấy sợ hãi hay xấu hổ. Điều quan trọng nhất, nó giúp trẻ có thể mở lòng mình để tâm sự, sẻ chia cùng mọi người.
Tuy nhiên, thực tế trẻ 3 tuổi nói chung và các bé lớp mẫu giáo bé nói riêng do tôi phụ trách cũng đã mạnh dạn tự tin, nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé nhút nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo, thường xuyên xảy ra và rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì bé ở nhà ít giao tiếp với người xung quanh có thì lại rất nhút nhát.
Cho nên tầm quan trọng của việc mạnh dạn tự tin trong giao tiếp rất cần thiết cho trẻ ngay từ bậc học mầm non.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt đó là nhiệm vụ rất quan trọng của một giáo viên mầm non phụ trách nhóm lớp, chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài:
“Biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp”
2. Nội dung biện pháp.
2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
* Thuận lợi.
- Về Ban giám hiệu:
+ Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
+ Nhà trường đã trang bị đầy đủ tài liệu học, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về kỹ năng sống cho trẻ.
+ Đã tổ chức các buổi học, trải nghiệm về việc giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh toàn trường.
+ Lớp học trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy: Máy vi tính, ti vi, đầu đĩa.
- Về giáo viên:
+ Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết với nghề, có 3 năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo bé, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc rèn trẻ tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
- Về phụ huynh:
+ Phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Khó khăn
- Dưới thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cha mẹ dường như cũng bị cuốn vào guồng quay của xã hội, ít có thời gian chăm sóc trẻ. Sáng bố mẹ đi làm, tối về mỗi người một cái điện thoại thông minh, ngay cả con cũng có một cái aipats để chơi. Vì vậy, mà thời gian bố mẹ giao lưu, trò chuyện với con cái dường như không có, mà thời gian học tập ở trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày.
- Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Minh Anh, Hải Long, .......Một số bé lại quá hiếu động như bé: Đức Anh, Hải Anh. Đặc biệt lớp có bé Hồ sỹ Lâm tự kỷ.
- Trẻ quen được nuông chiều. Nhiều trẻ chưa có thói quen chào hỏi, chưa mạnh dạn hồn nhiên trong giao tiếp.
- Trước thực trạng như thế tôi đã làm một bảng khảo sát về tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp đầu năm học.
- Tổng 30 trẻ:
TÍNH MẠNH DẠN TỰ TIN
|
Dám làm điều mình nghĩ
|
Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh
|
Biết bày tỏ cảm xúc của mình với người khác
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
19 trẻ
|
11 trẻ
|
20 trẻ
|
10 trẻ
|
18 trẻ
|
12 trẻ
|
63%
|
37%
|
66%
|
33%
|
60%
|
40%
|
2.2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp mọi lúc mọi nơi.
a. Tôi giáo dục kỹ năng mạnh dạn tự tin giao tiếp cho trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ, rèn trẻ cách chào hỏi người thân, cô giáo và bạn khi đến lớp.
Ví dụ: Khi giờ đón trẻ tôi tạo tiếng cười và phát triển giao tiếp bằng tình cảm ngay từ cửa lớp. Tôi gián ở cửa lớp bức tranh chào mừng bé đến lớp với những biểu tượng cử chỉ thân thiện như: Cử chỉ ôm, bắt tay, đá chân, 2 bàn tay chập vào nhau dê, nhún nhảy, mặt cười .. khi trẻ đến lớp trẻ thích biểu tượng nào, trẻ chỉ vào biểu tượng đó và cùng giao tiếp bằng tình cảm với cô giáo.
Qua việc giao tiếp bằng tình cảm thông qua cử chỉ này, trẻ rất thích thú sẵn sàng thể hiện tình cảm của mình với cô giáo, từ đó trẻ có thể luôn chủ động giao tiếp với những người mà trẻ yêu quý như người thân, bạn bè...
b. Trong các giờ học tôi luôn tạo tình huống để trẻ giao lưu với nhau. Tạo không khí vui tươi thỏa mái trong giờ học.
Ví dụ 1: Trong câu chuyện “ gấu con bị sâu răng” tôi cho trẻ nhận vai trẻ yêu thích và cùng nhau thể hiện vai chơi của mình.Trẻ giao tiếp với nhau thông qua các tình tiết của câu chuyện.
Qua cách đóng vai nhân vật, cô giáo có thể sửa được lỗi nói ngọng của trẻ.Trẻ biết sử dụng các vốn từ đã được nghe trong câu chuyện, để mạnh dạn tự tin kết hợp với bạn, diễn đạt vai của mình.
Ví Dụ 2: Trong giờ học phát triển tình cảm xã hội tôi dạy trẻ các kỹ năng như:
+ Kỹ năng sống tự tin: Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
+ Kỹ năng giao tiếp: Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
c. Tôi dạy trẻ mạnh dạn tự tin khi chơi theo nhóm hoặc chơi theo góc.
Ở những trò chơi, tôi là những người bạn của trẻ, luôn gần gũi cùng các con chơi theo các nhóm. Tôi luôn tích hợp, cho trẻ học và chơi theo các nhóm, khi chơi các nhóm tình bạn của trẻ nảy sinh, chúng sẵn sàng giao lưu chia sẻ với bạn. Và tình bạn trở lên quan trọng với trẻ. Ngoài ra, khi chơi theo nhóm, nhóm có những bạn mạnh dạn và bạn nhút nhát, làm nảy sinh sự mạnh dạn và chủ động trong giao tiếp đối với bạn nhút nhát. Tôi dạy trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện kỹ năng giao tiếp qua các trò chơi phân vai như ( bán hàng, bác sỹ, thợ xây....).Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi “ người bán – người mua, bác sỹ - bệnh nhân...” dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ khi chơi. Bên cạnh đó tôi luôn động viên, khích lệ trẻ tự tin mạnh dạn biểu lộ cảm xúc, ý thích, băn khoăn, của mình qua các vai chơi.
Ví dụ 1: Trò chơi bán hàng tôi khích lệ trẻ hóa thân mình vào các vai chơi, xưng hô theo đúng vai chơi của mình. Hoặc ở những buổi chơi tôi hướng cho trẻ chơi theo nhóm.
Ví dụ 2: Ở chủ đề bản thân tôi cho trẻ chơi trò chơi ‘ giới thiệu bản thân” trẻ tự lên giới thiệu về tên tuổi của mình, sở thích, giới tính cho các bạn cùng nghe. Ở trò chơi này rèn luyện kỹ năng thuyết trình, mạnh dạn tự tin giao tiếp trước đám đông.
d. Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động tập thể.
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học tập.
Ví Dụ 1: Tham gia liên hoan chào đón Tết Trung thu, trẻ được tham gia vào các trò chơi dân gian ‘’ kéo co’’ làm đồ chơi trung thu (đèn lồng, đèn ông sao…), làm bánh chưng…
Ví Dụ 2: Tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp cho trẻ chào mừng ngày 20/10, tôi cho trẻ thi đua làm bưu thiếp, tập cắm hoa, làm bánh tặng mẹ, tập nói lời chúc mừng cô giáo, bà ,mẹ và các bạn gái.
e. Tôi dạy trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp trước và sau bữa ăn
Trước giờ ăn, tôi luôn tạo không khí vui tươi trước khi ăn. Tôi đặt câu hỏi để trẻ tự trả lời giao tiếp trước bữa ăn như : “ Hôm nay lớp mình được ăn những món ăn gì? Canh gì nào!....điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, tinh thần thỏa mái, tình cảm thân thiện với cô giáo và các bạn.
2.3. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, thực tiễn nhà trường, địa phương.
* Đối với giáo viên:
- Làm tốt nội dung giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ở trường mầm non chính là tôi đã tìm được phương pháp “ lấy trẻ làm trung tâm” giúp cô giáo gần gũi với trẻ hơn, trẻ yêu quý và thích thể hiện tình cảm của mình với cô hơn qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ điệu bộ.
- Bản thân cũng đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm quý giá trong việc tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ.
- Được phụ huynh và đồng nghiệp tín nhiệm trong công tác nâng cao kỹ năng giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ.
* Đối với học sinh:
- Vốn từ trẻ được mở rông.Vui vẻ tự tin khi đến lơp, thân thiết nhau hơn, mạnh dạn giao lưu với cô, bạn bè, người thân.
- Trẻ mạnh dạn tự tin sử dụng được từ, câu phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Thích thể hiện tình cảm của mình qua giao tiếp với mọi người xung quanh
* Đối với phụ huynh:
- 100% phụ huynh đã hiểu về tầm quan trọng của việc mạnh dạn tự tin trong giao tiếp của trẻ từ đó tích cực chủ động giao lưu với con khi ở nhà.
2.4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp (có thể viết trực tiếp và báo cáo hoặc đính kèm theo báo cáo)
- Tổng số trẻ: 30 trẻ:
TÍNH MẠNH DẠN TỰ TIN
|
Dám làm điều mình nghĩ
|
Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh
|
Biết bày tỏ cảm xúc của mình với người khác
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
29 trẻ
|
1 trẻ
|
30 trẻ
|
0 trẻ
|
30 trẻ
|
0 trẻ
|
97%
|
3%
|
100%
|
0%
|
100%
|
0%
|
3. Kiến nghị, đề xuất.
Trường tích cực tổ chức các buổi chuyên đề về kỹ năng sống cho trẻ
4. Cam kết.
Tôi xin cam đoan báo cáo của tôi đúng sự thật, không sao chép bản quyền, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!