I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, là niềm vui, hạnh phúc, niềm tự hào
của mỗi gia đình,của xã hội và đất nước. Trong thời đại hiện nay đấ nước ta
đang trên đà phát triển và hội nhập; chiến lược giáo dục con người mới,đòi hỏi
chúng ta là những nhà giáo dục cần phải nâng cao hơn nữa về chất lượng gia
đình toàn diện, để đào tạo gia đình những chủ nhân tương lai cho đất nước
Bảo vệ chăm sóc, gia đình trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội của các
cấp lãnh đạo,để thật sự gia đìnhlà quốc sách hàng đầu. Nhăm tạo ra những con
người mới,con người phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mỹ, lao động) để có thể
tiếp nhận thông tin một cách năng động, sáng tạonhằm đưa đất nước này càng
phát triển. Đây chính là vấn đề vô cùng cần thiết với ngành gia đình đặc biệt là
ngành mầm non.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Vì vậy trường mẫu giáo là nơi gieo mầm thuận lợi cho việc nảy nở và phát triển
trí tuệ của tuổi thơ. Là môi trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện nhân
cách con người mới XHCN.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục mầm non, đòi hỏi đội ngũ CBGV ngành học
mầm non. Phải đảm bảo về chất lượng giáo dục, đạt trình độ chuẩn có đạo đức
trog sáng, có năng lực, sáng tạo đổi mới nội dung, phương pháp giáo gục mầm
non, biết cách phối hợp lồng ghép nội dung các môn học, đan xen vào nhau một
cách lô gích phù hợp với chủ điểm và từng độ tuổi của trẻ. Nhằm phát huy tính
tích cực sáng tạo của trẻ, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể ở trẻ.
Trong những năm học gần đây, ngành học mầm non của chúng ta đã được
sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước xây dựng CSVC cho các điểm
trường vùng có học sinh dân tộc, vùng khó khăn,các cấp lãnh đạo địa phương,
các ban ngành cũng hết sức quan tâm vận động phụ huynh cho các cháu vào
học các lớp mẫu giáo.
Giáo dục mầm non là một hệ thống giáo dục quốc dân, trong sự nghiệp giáo
dục thế hệ trẻ. Vì trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước là lớp người kế tục sự
nghiệp xây dựng đất nước ngày một vững mạnh, sánh vai với các nước bè bạn
năm châu.
Để đáp ứng với nhu cấu mầm non hiện nay. Trường Mầm non Ngọc Lan
của Tôi đã thực hiện chương trình đổi mới áp dụng từ khối lớp mẫu giáo
Bé,Nhỡ, và Lớn.
Có kế hoạch cụ thể cho từng tháng, tuần. Chương trình dạy học các môn học
được thực hiện rõ ràng, cụ thể,phù hợp với đặc trưng địa phương nơi trẻ sinh
sống. Đặc biệt là môn THMTXQ được nhà trường chú trọng. Đây là môn học
quan trọng trong việc giáo dục ở tuổi mầm non môn học góp phần tích cực vào
việc giáo dục toàn diện trẻ về mọi mặt, đều quan trọng là hình thành nhân cách
đầu tiên cho trẻ, hình thành những giá trị đạo đức, khả năng sống, và phát triển
trể chất, trí tuệ, thẩm mỹ cho trẻ.
MTXQ là cơ hội để trẻ khám phá thế giới xung quanh trẻ, trẻ được xử dụng các
giác quan để lĩnh hội kiến thức, từ đó hoàn thành các quá trình tâm lý và phát
triển tư duy sáng tạo của trẻ. Nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, trẻ nắm bắt được tri
thức mới do môn học THMTXQ đem lại. Tuy vậy vì lý do chủ quan trong khi
thực hiện cho trẻ THMTXQ, giáo viên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vì
trường Tôi có nhiều học sinh dan tộc, ngôn ngữ bất đồng, học sinh chưa hiểu
hết tiếng phổ thông, giáo viên khinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình
truyến thụ kiến thứccho trẻ còn gặp nhiều khó khăn
Vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài khảo sát mức độ hình thành về một số loại
rau cho trẻ 5 – 6 tuổi ở mầm non Ngọc Lan. Thông qua hoạt động học tập, trẻ
tìm hiểu nội dung bài học giúp trẻ tìm hiểu được thế giới xung quanh, cung cấp
tri thức mới và hình thành được biểu tượng về mốtố loại rau cho trẻ, giáo viên
lấy trẻ làm trung tâm khám phá theo yêu cầu nội dung nhiệm vụ giảng dạy, giáo
viên tác động đến trẻvề mọi mặt ý thích, tình cảm, hành viđể giúp trẻ phát triển
toàn diện, nhất la mở rộng tầm quan sát, khám phá về thế giới môi trường xung
quanh trẻ đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
II/ Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài khảo sát mức độ hình thành biểu tượng về một
số loại rau cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm mục đích làm rõ thực trạng mức độ hình
thành các biểu tượng về lợi ích của một số loại rau nhằm phát triển toàn diện
cho trẻ .
III/ Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu quá trình hình thành biểu tượng về một số loại
rau cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động chung.
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 giáo viên tại 2 lớp
2. Đối tượng nghiên cứu :
Một số biện pháp khảo sát mức độ hình thành biểu tượng về một số loại rau
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động chung.
Môi trường xung quanh trẻ vô cùng phong phú, hấp dẫn, thế giới thực vật,
cây cối, rau quả muôn màu muôn sắc, kích thích tìm tòi, khám phá, sự tò mò ở
trẻ, trẻ mong muốn được tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của các loại rau
trong cuộc sống hằng ngày. Giáo viên cần tổ chức các hoạt động tìm hiểu về
một số loại rau một cách phong phú, đa dạng để trẻ tích cực tham gia vào các
hoạt động. Khám phá với vật thật, tranh ảnh, mô hình, trẻ được chế biến các
món ăn từ các loại rau, củ quả. Khi trẻ được làm quen với một sự thật,hiện
tượng, cô giáo giúp trẻ nhận biết một cách linh hoạt, sáng tạo, để trẻ biết được
tên gọi, màu sắc, cấu tạo hình dạng, kích thước, đặc điểm của chúng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu :
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành biểu tượng về các loại
rau cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động chung ở trường Mầm non Ngọc Lan .
3.2 Nghiên cứu cơ sở thực hiện của việc hình thành biểu tượng chủ điểm
thế giới thực vật “ Một số loại rau cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động khảo .
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu :
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận .
4.2 Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành thực hiện các phương pháp sau :
a. Phƣơng pháp điều tra :
Chúng tôi điều tra số lượng trẻ tren lớp, độ tuổi 5 – 6 tuổi với tổng số học
sinh là 60 trẻ.
b. Phương pháp quan sát :
Tôi tiến hành quan sát theo hướng đổi mới, chủ điểm thế giới thực vật
bước khảo sát hình thành biểu tượng về một số loại rau ở trẻ 5 – 6 tuổi và giaó
viên mẫu giáo Lớn, mức độ thông qua hoạt động chung ở trường Mầm non
Ngọc Lan.
c. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm :
Sau khi điều tra khảo sát mức độ hình thành biểu tượng về các loại rau cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Tôi ghi chép đánh giá giáo viên một cách
trung thực, chính xác, cụ thể, khả quan, rõ ràng tại lớp lá điểm trường Mầm
non Ngọc Lan
5.Phƣơng pháp xử lý số liệu :
Xử lý những số liệu khảo sát, đã đạt được kết quả, mức độ đạt được, để rút
ra kinh nghiệm .
6. Phạm vi nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 lớp mẫu giáo lớn với 60 học sinh,
. Điều tra khảo sát trưng cầu ý kiến 08 giáo viên trong trường Mầm non Ngọc Lan
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp hình thành biểu tƣợng về các loại rau cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi thông qua hoạt động chung :
Sau khi xây dựng các kế hoạch nhiệm vụ triển khai các hoạt động làm quen
với MTXQ với chủ đề “ Bước đầu khảo sát mức độ hình thành biểu tượng về
các loại rau” chúng tôi đã tiến hành các phương pháp sau :
• Phƣơng Pháp thứ nhất : Phương pháp điều tra :
Tiến hành tổ chức cho 60 trẻ tại lớp lá 1 và lớp lá 2, quan sát thử nghiệm
trên thực tế theo chủ đề hình thành biểu tượng về các loại rau theo chương trình
đổi mới, chủ điểm thế giới thực vật.
• Phƣơng pháp thứ 2 : Phương pháp quan sát thực hành :
Trên cơ sở thực hành quan sát thử nghiệm “ Hình thành biểu tượng về các
loại rau” chúng tôi đã theo dõi phân tích hiệu quả của quá trình hoạt động
phương án mới và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc cho trẻ làm quen
MTXQ nói chung và “ Hình thành biểu tượng về các loại rau” nói riêng. Trong
khi tổ chức cho trẻ hoạt động “ Hình thành biểu tượng về các loại rau” thông
qua hoạt động chung trên lớp chúng tôi gồm hai người đã liên tục bám sát tổ
chức hoạt động, một người trực tiếp giảng dạy hướng dẫn giúp trẻ quan sát
khám phá hình thành biểu tượng về các loại rau và tích hợp các bộ môn học như
: âm nhạc,văn học, toán, tạo hình, trò chơi trong suốt 1 tuần diễn ra hoạt động
xoay quanh chủ đề, chúng tôi thấy trẻ rất tích cực chủ động tìm tòi, khám phá
qua tranh ảnh và thực tế đem lại kết quả sáng tạo. Trong quá trình hoạt động
làm cho trẻ tư duy, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.
• Phương pháp thứ 3 : Phương pháp tổng kết kinh nghiệm :
Sau khi thực hành thử nghiệm quan sát “ Hình thành biểu tượng về các loại
rau ” chúng tôi ghi chép đánh giá một cách trung thực, khách quan rõ ràng, cụ
thể toàn bộ các hoạt động mới. Sau khi quan sát xong cả người dạy và người
quan sát, tiến hành trao đổi nhận xét về các loại hoạt động đã thực hiện và cùng
rút ra bài học kinh nghiệm. Sau đó Tôi tiến hành khảo sát chất lượng từng trẻ
của hai lớp Lá1 và Lá 2 xoay quanh chủ đề theo 4 tiêu chí cụ thể sau :
Tiêu chí 1 : Nêu tính phong phú, đa dạng của các loại rau, cu, quả :
Ví dụ : Rau lá to, rau lá nhỏ, rau lá dài, lá ngắn, lá tròn, rau màu xanh, màu đỏ,
màu tím, rau ăn quả, rau ăn lá,rau ăn củ, rau ăn chín, rau ăn sống.
Tiêu chí 2 : Nêu tính chính xác của các loại rau :
Ví dụ : Con thích ăn rau gì nhất? An rau có ích lợi như thế nào đối với cơ thể?
Rau có mùi vị gì?
Tiêu chí 3 : Nêu tính khái quát của các loại rau, Củ, quả :
Ví dụ : Rau cải xanh, rễ, thân và lá như thế nào? Có màu gì? Mùi vị như thế
nào?
Rau bắp cải, rau ngót, mồng tơi, rau đay, cà chua, bí đỏ, su hào v.v…
Tiêu chí 4 : Khả năng sử dụng các loại rau, củ, quả trong hoạt động.
Ví dụ : Cho trẻ thực hiện chế biến các món ăn từ rau, củ,quả. Trẻ biết thực hiện
các thao tác như: nhặt rau, rửa sạch, thái nhỏ…
2.Các hình thức tổ chức hình thành biểu tƣợng về các loại rau cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động chung :
Tôi tiến hành triển khai các hoạt động cho trẻ tìm hiểu, khám phá “ hình
thành biểu tượng về các loại rau” trong thời gian một tuần, gồm các hoạt
động : hoạt động nhận thức, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, đi dạo đi
chơi, giờ chơi tự do, cho trẻ nêu lại những gì trẻ được khám phá bằng ngôn
ngữ, qua ghi chép bằng ký hiệu, vẽ, năn, xé dán, sao chép tên các loại rau
có trong ảnh, ảnh trẻ được quan sát.
Giáo viên giải thích những điều trẻ chưa rõ khi khám phá bằng ngôn ngữ, hình
ảnh, vật thật gợi mở cho trẻ hiểu sâu, hiểu rộng về đối tượng và sự việc trong
quá trình quan sát khám phá.
3. Đặc điểm hình thành biểu tƣợng một só loai rau cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua hoạt động chung.
* Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động chung.
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ ở lứa tuổi mầm non, tức
là độ tuổi đến trường phổ thông ở giai đoạn này những cấu tạo tâm lý đặc trưng
của con người đã được hinh thành trước đây, đặc biệt là trong độ
tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh với sự giáo dục của người lớn,
những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt
động tâm lý ( nhận thức, tình cảm, ý chí ) để hoàn thành việc xây dựng những
cơ sở ban đầu nhân cách của con người, xử dụng thuần thục tiéng mẹ trong sinh
hoạt hàng ngày, nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiến mẹ đẻ.
Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Xác định ý thức và tính chủ động trong hoạt động, tâm lý xuất hiện kiểu
tư duy trực quan, hình tượng mới, tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của
kiểu tư duy lô gíc.
CHƢƠNG II :
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ
CÁC LOẠI RAU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM
NON NGỌC LAN
THỊ TRẤN EAKAR.
1. Thực trạng về việc hình thành biểu tƣơng về các loại rau cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non
Tôi đã tiến hành điều tra khảo sát và trưng cầu các ý kiếncủa 08 giáo viên
trong trường,kết hợp với quan sát các tiết hoạt động trên lớp theo chương trình
đổi mới.xoay quanh chủ điểm chủ đề “hình thành biểu tượng về các loại rau
thời gian trong một tuần tại lớp lá 1 và lớp lá 2 trường mầm non Ngọc Lan Tôi
đã đóng góp trao đổi ý kiến rút kinh nghiệm sửa sai kịp thời .
2. Thực trạng về mức độ hình thành biểu tƣợng về các loại rau cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động chung ở trƣờng mầm non Ngọc
Lan.
Mức độ hình thành biểu tượng thông qua hoạt động là một trong những
nội dung cơ bản để giúp trẻ phát triển trí tuệ từ trước đến nay, tuy vậy những
nội dung này chưa mang lại kết qủa cao, chưa phát huy ở trẻ tính tích cực, sáng
tạo, thói quen tự khám phá trẻ còn thụ động trong các tiết làm quen
MTXQ,chưa cố gắn suy nghĩ để trả lời câu hỏicủa cô khi được khảo sát,các tiết
học chưa đem lại hiệu quả giáo dục cao. Đây là thực trạng chung của cả hai lớp
mà chúng tôi quan sát và khảo sát khi cho trẻ làm quen “hình thành biểu tượng
về các loại rau” thông qua tiết hoạt động chung.
Những mặt hạn chế đã nêu trên nguyên nhân là trường không có vường
cây ăn quả để cho các cháu đi quan sát thực tế.
Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập như ti vi đèn chiếu
phim ảnh,tin học chưa được đầu tư trang bị.
Đối với giáo viên chưa linh động linh hoạt, chưa tạo sự hứng thú tích
cực và sáng tạo của trẻ.
Phương pháp cho trẻ làm quen thường cứng nhắc, đồng loạt trong quá
trình tổ chức cho trẻ làm quen với MTXQ nói chung, xoay quanh chủ đề “hình
thành biểu tượng về các laọi rau” nói riêng. Giáo viên thường tổ chức cho trẻ
chơi để nhằm đạt một số kỹ năng theo yêu cầ trong bài học.
Trong khi dạy trẻ giáo viên thường hay chú ý đến kết quả để dạy trẻ,để
nhận xết,dáng giá mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động,cách giả quyết,để qua
đó có biện pháp tác động tích cực đối với trẻ.
- Đối với trẻ: vẫn còn một số trẻ nhận dạng các thuộc tính của các loại
rau còn chậm chưa được thành thạo nhanh nhẹn, chưa tích cực tham gia vào các
hoạt động.
Trong thời gian qua việc xây dựng nội dung chương trình và thực hiện
chuyên đề của bộ môn MTXQ nói chung,và tổ chức thực hiện “ bước đầu khảo
sát mức độ hình thành biểu tượng về các loại rau” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động chung trong nhà trường đặc biệt là 2 lớp lá1 và lá 2 và thực
hiện bộ môn làm quen vơí MTXQ xoay quanh chủ điểm, chủ đề, thế giới thực
vật “ hình thành biểu tượng về các loại rau”. Đồng thời qua quá trình đổi mới
nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ,Tôi rút ra những bài học kinh
nghiệm như sau:
Phải thường xuyên nghiên cứu các tài liệu tham khảo, phải tiếp thu
chuyên đề một cách thật đầy đủ,lắng nghe ý kiến đóng góp, tích luỹ và áp dụng
những đổi mới vào tiết dạy thật kịp thời.
Trong quá trình thực hiện trên cơ sở nắm chắc phương pháp lý luận và từ
đó tạo điều kiện trong thực tiễn dạy học ở trường mầm non theo chương trình
đổi mới hiện nay đó là dạy học theo hướng tích hợp nói chung,với các bộ môn
học nói riêng, đậ¬c biệt là MTXQ xoay quanh chủ đề thế giới thực vật “ hình
thành biểu tượng về các loại rau” việc thực hiện chương trình theo hướng tích
hợp không phải ngày một, ngày hai, có thể thực hiện đại trà được trong thực tế
đã thực hiện nhưng kết quả không theo ý muốn của chương trình đổi mới.
Chính vỳ vậy việc nghiên cứu tổ chức thực hiện dề tài “ bước đầu khoả
sát mức độ hình thành biểu tượng về các laọi rau” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trẻ
quan sát thực tế về các loại rau, hy vọng rằng qua đề tài này sẽ đóng góp một
phần nhỏ bé vào sự đổi mới chủ chương trình giáo dục mầm non trong nhà
trường ngày càng có hiệu quả hơn.
CHƢƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG CÁC LOẠI
RAU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
CHUNG
1. Cơ sở xác định biện pháp hình thành biểu tƣợng các loại qủa cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Biện pháp là những yếu tố hỗ trợ cho phương pháp đạt tới hiệu quả
cao,biện pháp còn là kỹ thuật sử dụng phương tiện (công cụ), trong quá trình
hình thành biểu tượng các loại quả cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phục vụ cho
phương pháp giảng dạy nhằm mục đích đạt hiệu quả cao và bền vững.
Như chúng ta đã biết định hướng chiến lược phát triển giáo dục & đào
tạo, đảng và nhà nước ta tiếp tục khẳng định,muốn phát triển mạnh mẽ về giáo
dục & đào tạo,phát huy nguồn lực và yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và
bền vững,để đáp ứng được các yêu cầu trong công cuộc đổi mới đất nước trong
đó có giáo dục mầm non.
Chính vi thế trong mỗi nhà trường nói chung và bản thân chúng ta nói
riêng cần đưa ra những biện pháp,giải pháp,có kế hoạch để giáo dục thế hệ trẻ
trở thành con người năng động sáng tạo, có nghị lực giải quyết những vấn
đề,những con người tự tin có trách nhiệm hành động phù hợp với những giá trị
nhân văn và công bằng xã hội. Đồng thời trong luật giáo dục đã qui định mục
tiêu giáo dục mầm non là cơ sở, là mắt xích đầu tiên cho sự phát triển nhằm
giúp cho các cháu phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản để hình thành những kỹ năng tâm lý và nhân cách con
người.
Thực hiện lời dạy của Bác “ mầm non tốt là mở đầu cho nền giáo dục tốt”
Muốn làm tốt được điều này trong mỗi nhà trường,mỗi chúng ta cần phải
chó nhưng biện pháp, giải pháp để thực hiện.
2. Các biện pháp hình thành biểu tƣợng về các loại rau cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.
a) Mục đích :
Thông qua hoạt độnghọc tập “ hình thành biểu tượng về các loại rau”
nhăm hướng dẫn trẻ trên lớp hoạt động,trải nghiệm, với các hình thức đa dạng,
linh hoạt để giúp trẻ lĩnh hội,tri thức phát triển kỹ năng, của môn học theo nội
dung chủ điểm.
Hoạt động chung có mụch đích học tập,có sự hướng dẫn của giáo viên
nhằm cung cấp những ý tưởng mới, dạy trẻ học những kiến thức và kỹ năng
mới dựa trên những hiễu biết và kinh nghiệm đã có ở trẻ,phát huy tính tích cực
của trẻ.
Thiết kế xây dựng các dang hoạt động theo cách kết hợp khác nhau một
cách phù hợp, linh hoạt tạo những tình huống hoạt động của trẻ cùng với những
thao tác thử nghiêp,quan sát, khám phá, tìm hiểu, tập làm qua các hoạt động
“hình thành biểu tượng về các loại rau” để giúp trẻ thực sự được hoạt động lĩnh
hội kiến thức,hình thành kỹ năng.
Tổ chức hoạt động chung theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đáp ứng
nhu cầu và và phù hợp với khả năng cá nhân trẻ. Hướng dẫn trẻ phát huy cao dộ
tiềm năng vốn có của mình, trong hoạt đọng trẻ là chủ điểm lĩnh hội trí thức
một cách sinh động và sáng tạo và thực hiện những công việc được giao của
từng cá nhân trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp cận với các đối tượng ở MTXQ
nói chung và “hình thành biểu tượng các loại rau” nói riêng.
Hình thành và rèn luyện các kỹ năng trong tiềm hiểu, khám pha, lao động.
Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện tốt về 5 mặt,đức,trí,thể,mĩ,lao động.
Nhằm giáo dục hình thành nhân cách phẩm chất tốt trong hoạt đọng và học
tập
b)Ý nghĩa
Thông qua những biện pháp tổ chức các dạng hoạt động MTXQ nói
chung,chủ đề thế giới thực vật nói riêng,có ý nghĩa rất lớn.khi đựoc tổ chức các
hoạt động học tập trực quan “hình thành biểu tượng về các loại rau” trẻ được
quan sát sự vật, hiện tượng về thế giới thực vật nói chung và các loại rau nói
riêng,như vậy sẽ có tác dụng trẻ nhận ra cái đẹp và giáo dục trẻ có ý thức bảo
vệ, bảo quản các đồ dùng học tập của bản thân,của lớp và biết giữ gìn vệ sinh,
cảnh quan môi trường sư phạm xanh,sạch,đẹp.
Trong quá trình hoạt động lời nói của cô giáo đã kích thích xúc cảm thẩm
mĩ và đạo đức của trẻ, đồng thời dạy cho trẻ biết điều hay lẽ phải trong cuộc
sống.
Trong khi thực hành trẻ được ứng dụng trí thức vào thực tế sẽ hình thành
và rèn luyện một số kỹ năng cần thiêt trong vui chơi học tập và lao động, giúp
cho quá trình học tập của trẻ thêm phần thoải mái và hấp dẫn. Trẻ cảm thấy
hứng thú với hoạt động vui chơi,học tập và lao động.
Khi trẻ được tổ chức hoạt động ngoài trời: bằng con đường độc lập, tự giác
học tập của cá nhân trẻ và dưới sự giúp đỡ của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội được rất
nhiều khiến thức về các sự vật ,hiện tượng,MTXQ nói chung và các loại rau nói
riêng được mở rộng hơn, đồng thời khắc phục được những nhược điểm tồn tại.
Thông qua hoạt động lao động: trẻ có được những kỹ năng lao động đơn
giản từ lứa tuổi mầm non, sau này khi lớn lên việc hình thành và rèn luyện
những kỹ năng lao động trong các công việc đối với con ngưoiừ trưởng thành sẽ
thuận lợi và nhanh chóng. Đòng thời việc nắm bắt nội dung các công việc và
thực hiện các công việc rất nhanh nhậy và hiệu quả.
c) Cách tiến hành:
để giải quyết các vấn đề trong việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt
đọng quan sát khám phád,tìm hiểu thực hiện “bước đầu khảo sát mức độ hình
thành biểu tượng về các laọi rau” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đạt kết quả cao cần
phải có những biện pháp sau đây
BIỆN PHÁP 1:
* Xây dựng kế hoạch năm,tháng,tuần
Xây dựng kế hoạch là một biện pháp rất quan trọng nó trở thành một
nghi quyết soi sáng suốt cả trong năm học nói chung và cả trong quá
trình tìm hiểu, khám phá,quan sát “hình thành biểu tượng các loại rau”nói
riêng chúng tôi tiến hành xây dựng cụ thể của niên học, kế hoạch
tháng,kế hoạch tuần,và các thứ trong tuần trong quá trình thực hiện
chúng tôi luôn rà soát đối chiếu để tìm ra những nguyên nhân nhược
điểm rút kinh nghiệp và kiệp thời bổ sung vào kế hoạch để làm tốt, đồng
thời chúng tôi luôn trao đổi giữa ban giám hiệu,tổ chuyên môn, các giáo
viên giảng dạy trực tiếp trong nhà trường và các bạn đồng nghiệp để đem
lại thành công trong quá trình thực hiện “bước đầu khảo sát mức độ hình
thành biểu tượng về các loại rau” có khoa học chủ động, sử lý nhanh và
đạt được kết quả cao.
* Xây dựng chƣơng trình lịch báo giảng thực hiện:
Xây dựng chương trình lịch báo giảng, theo tháng,theo tuần,theo thứ
của từng bộ môn đưa ra chỉ tiêu yêu cầu cần đạt cụ thể,ở các bộ môn nói
chung và tiềm hiễu,MTXQ thế giới thực vật nói riêng. Đặc biệt là khi tổ
chức cho trẻ “hình thành biểu tượng về các loại rau” để từ đó giáo viên
bám sát thực hiện đầy đủ nghiêm túc:
* xây dựng môi trƣờng sinh hoạt hàng ngày:
Chuẩn bị và nghiên cứu các bước tiến hành qui trình trước khi cho trẻ “
hình thành biểu tượng các loại rau”.
BIỆN PHÁP 2:
Công tác phối kết hợp,tuyên truyền xây dựng đội ngũ trong việc “hình
thành biễu tượng các loại rau”.
* Công tác phối kết hợp:
Trước hết ban giám hiệu nhà trường,giáo viên,phụ huynh cùng có trách
nhiệm quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho các tiết
tìm hiểu MTXQ nói chung, “ hình thành biểu tượng các loại rau” nói riêng, tạo
cho trẻ được hoạt đọng với cảnh thật,vật thât,để giúp trẻ tiếp thu và nghi nhớ
liên tưởng sâu hơn đồng thời trẻ tài hiện lại được sự việc một cách logic.
* Công tác tuyên truyền:
Toàn bộ các lớp phải có bảng tin tuyên truyền,học tập,trong tuàn trong
ngày,giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền voái phụ huynh học sinh vận động
ủng hộ một số đồ dung,đồ chơi,các phế liệu trong gia dình để làm đồ dùng,đồ
chơi cho các tiêt học,mua tranh,ảnh,loto,đo mi nô,băng hình,ti vi cát sét để trẻ
được quan sát,luyện tập. Trong quá trình tiềm hiểu môi trường xung quanh nói
chung “hình thành biểu tượng về các loại rau” nói riêng,các đò dùng đồ chơi
phải bền.phải đẹp, phong phú đa dạng phú hợp với lứa tuổi,đảm bảo an toàn
mang tính giáo dục thiết thực.
* Công tác dây dựng đội ngũ:
Toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường doàn kết nội
bộ tốt,nêu cao vai trò trách nhiêm. Coi trường như nhà, coi các cháu như con
đẻ của mình,luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến xây dựng của chị em cán bộ
giáo viên trong trường và các bạn đồng nghiệp,luuôn đặc lợi ích tập thể lên
trên lợi ích cá nhân,đảm bảo ngày và giờ công làm việc có hiệu quả và chât
lượng,chấp hành nghiêm túc các đường lối lãnh đạo của đảng,chích sách pháp
lu.ật của nhà nước,điều lệ trường mầm non các nội qui,quy chế làm việc. Đặc
biệt là thực hiện tốt hai cuộc vận động đó là “học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” va nói ( không với tiêu cực và bệnh thành tích trong
giáo dục mầm non) làm tốt công tác tham mưu thông tin hai chiều từ lớp, đến
tổ chuyên môn,đến ban giám hiệu nhà trường đến một cách kip thời đầy đủ
chính xác.
100%cán bộ giáo viên phải đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn và trên
chuẩn.không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn trong đội ngũ.
BIÊN PHÁP 3:
Nâng cao chất lƣợng hiêu quả trong quá trình cho trẻ làm quen môi
trƣờng xung quanh nói chung “hình thành biêue tƣợng về các loại rau”
nói riêng.
* Nâng cao chất lƣợng giảng dạy đối với giáo viên:
Để đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả tốt trong quá trình tổ chức cho
trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh nói chung và quan sát khám phá “hình
thanh biểu tượng về các loại rau” nói riêng,đòi hỏi giáo viên phải có trình độ
chuyên môn,có nghệ thuật để thực hiện tiết dạy sao cho sinh động ,hấp dẫn,đi
tuần tự từ tổng quat đênd chi tiết,đàm thoại,so sánh,luyện tập,hoặc kết hợp trò
chơi,từng phần phải có sự liên kết,logíc, linh động, linh hoạt,sáng tạo và lôi
cuốn sự chú ý và tích cực hoạt động của trẻ. Chính vì thế trong quá trình hoạt
động của giáo viên có tác dụng trực tiếp với học tập của học sinh nlà việc lên
lớp xong không tách riêng việc lên lớp với bước tích luỹ soạn bài,kiểm tra,bổ
sung thực hiện kiến thức theo yêu cầu bài dạy nên giáo viên cần chú ý tới 3
quá trình đó là: soạn bài, giảng bài và thực hành. Đặc biệt phải chú ý đến 2
phần chính đó la: giảng bài và thưc hành theo bài soạn đó là cơ sở để giảng và
dẫn dắt tới thực hành phần đa số giáo viên chưa chú ý đênd bài soạn, mà bài
soạn là cơ sở tư duy của giáo viên trong khi thực hiện giảng dạy cho trẻ làm
quen môi trường xung quanh nói chung “hình thành biểu tượng các loại rau”
nói riêng căn cú vào yêu cầu kiến thức cơ bản để cung cấp cho học sinh.
Về thực hành (luyện tâp) là bước để thưc hiện tư duy và sáng tạo của trẻ qua
quá trình quan sát,khám phá, trẻ được quan sát thực tế và tự chế biến các món
ăn từ rau để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho trẻ, rèn cho trẻ có những kỹ
năng, kỷ xảo, phong phú và đa dạng hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Sau khi xây dựng kế hoach hoạt động cho trẻ làm quen với môi trưỡng
xung quanh và triển khai thực tế. Về việc bước đầu khảo sát mức độ hình
thành biểu tượng về một số loại rau cho trẻ 5-6 tuổi. Tôi nhận thấy các hoạt
động đưa rađều phù hợp với nhận thức của trẻ, đồng thời đã kích thích sự
hứng thú và phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo. Trẻ quyên hết
mệt mỏi khi trực tiếp được tiếp cận với sự vật, hiện tượng, đối tượng mà trẻ
đang quan sát.
Trong quá trình quan sát thực tế ttrẻ nẩy sinh nhiều thắc mắc buộc giáo
viên phải giải thích. Từ đó mở mang nhiều hiểu biết cho trẻ, trẻ liên tục đặt ra
nhiều câu hỏi “ Tại sao? Thế nào?”đã có ý nghĩa rất lớn, làm trẻ động não
buộc phải suy nghĩ làm rõ vấn đề đó thông qua các hoạt động thực tế trẻ đã
làm quen ý thức được kiểu hoạt động tập thể, về sau trẻ đã đạt được yêu cầu
theo mong muốn của nội dung bài học.
Với chủ đề hình thành biểu tượng về các loại rau tuy có vẻ quen nhưng
thực sự vẫn mới mẻ với trẻ. Vì trước sự phong phú và đa dạng của các loại rau
do đó khi nói đến chủ đề và được thông báo các hoạt động, trẻ rất thích thú
chờ đợi.
Trẻ thích thú được tiếp xúc với vật thật, những đối tượng trẻ được quan
sát đã gây cho trẻ hào hứng, vui thích. Chính vì thế đẫ giúp cho trẻ phát triển
được vốn sống tư duy và sự hiểu biết.
NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Muốn xây dựng và thực hiện tốt hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh theo hướng tích cực đổi mới, đạt hiệu quả cao trong chăm sóc giáo dục
trẻ mầm non. Tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất với phòng giáo dục
huyện và giáo viên như sau:
1/ Về phía phòng giáo dục:
Nên quan tâm nhiều hơn về kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học,đáp ứng được yêu cầu trọng đổi
mới.
Tổ chức mở chuyên đè bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên học
tập về phương pháp đổi mới làm quen với môi trường xung quanh theo hướng
tích hợp, cung cấp nhiều tài liệu, thiết bị, băng đĩa có liên quan đến phương
pháp đổi mới để cán bộ giáo viên có diều kiện tham khảo cập nhật thông tin,
kiến thức và phương pháp học mới, sẵn sàng áp dụng vào chăm sóc, giáo dục
trẻ hằng ngày, kịp thời, tránh để trẻ bị thiệt thòi.
Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được đi thamm quan, học tập các
tỉnh, các trường điểm để học hỏi kinh nghiệm.
2/ Về phía chuyên môn nhà trƣờng.
Nên tổ chức các buổi thảo luận về chuyên đề này để tất cả cán bộ giáo
viên có cơ hội trao đổi kinh nghiêm, bàn bạc, tìm ra những giải pháp hay có
hiệu quả.
Lãnh đạo chuyên môn nhà trường cần có tầm nhìn tổng thể, có khả năn
đánh giá đúng năng lực và sự sáng tạo phù hợp của giáo viên từ đó nhân rộng
trong trường và động viên khích lệ giáo viên có tâm huyết với nghề.
Cần tổ chức thi dạy môn tìm hiểu MTXQ theo hướng tích hợp đổi mới
cho toàn trường.
Cần tổ chức thi chọn đề tài cho hoạt động tìm hiểu MTXQ sao cho phù
hợp với từng khối, lớp mình phụ trách.
3/ Về phía giáo viên :
Nhận thức được trẻ đang làm gì? Có tâm với trẻ để mình phải cố gắng
như thế nào?
Giáo viên phải hiểu, có năng lực, ý thức được tác dụng của việc đổi mới
hoạt động THMTXQ theo hướng tích hợp với trẻ như thế nào? Để bản thân trẻ
rèn luyện thực hiện bằng được.
Cần thường xuyên nghiên cứu tài liệu để trang bị cho mình kiến thức sâu
rộng, luôn thử nghiệm sửa sai. Trong quá trình chăm sóc trẻ để tìm ra phương
pháp tốt nhất, hiệu quả nhất.
Giáo viên phải chịu khó sưu tầm những nguyên vật liệu mới làm đồ
dùng, đồ chơi thu hút trẻ.
Giáo viên cần phải gần gũi là người bạn thân của trẻ để nắm được tâm tư,
nguyện vộng của trẻ, những hứng thú, những gì trẻ quan tâm, để từ đó xây dựng
được mạng nội dung, mạng hoạt động phù hợp với trẻ mà mình đang phụ trách.
Thường xuyên dự giờ nhau để trao đổi cho mình, cho bạn để tìm ra cách
thực hiện tốt nhất.
Mỗi khi chọn một đề tài cho trẻ hoạt đông, giáo viên phải tìm ra được
mục đích yêu cầu phát triển những gì? Khai trhác thêm được gì ở trẻ để lên kế
hoạch hoạt động gồm những hình thức tổ chức nào? Sẽ đem lại hiệu quả cao,
lôi cuốn, hấp dẫn,kích thích trẻ khám phá mà không lặp lại cái cũ.
Trên đây là đề tài nghiên cứu môn học THMTXQ đề tài : “ khảo sát mức
độ hình thành biểu tượng một số loại rau cho trẻ 5-6 tuổi.” . Rất mong được sự
đóng góp xây dựng của chuyên môn ngành học mầm non và các bạn đồng
nghiệp. Để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn./..
Người thực hiện