I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận:
Như Bác Hồ đã dậy chúng ta “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người” và nghị quyết Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục là quốc
sách hàng đầu mà ở đó nhiệm vụ của ngành học Mầm non là đặt những viên gạch
đầu tiên tạo nền móng vững chắc để khởi đầu cho một công trình thế kỷ “Một trăm
năm trồng người đó.”
Căn cứ vào mục tiêu của Đảng, của Ngành giáo dục và đào tạo đã đề ra. Để
đảm bảo trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải bồi dưỡng
cho trẻ những tri thức ngay từ tuổi Mầm non. Điều đó giúp cho trẻ có những hành
trang quan trọng trên con đường chinh phục đỉnh cao khoa học kỹ thuật, góp phần
đưa đất nước đi lên con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Là một giáo viên Mầm non tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy hoạt động làm
quen chữ viết rất quan trọng đối với trẻ Mầm non. Nó có ý nghĩa và tác dụng to lớn
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt như: Nhận thức, thẩm mỹ, đạo
đức...Đặc biệt hoạt động làm quen chữ viết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Mặt khác
nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người.
Có thể nói hoạt động làm quen chữ viết là tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo
lớn bước vào trường Phổ thông với một tâm thế tự tin, vững vàng bởi chữ viết là
một phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu ở trường Tiểu học. Phát âm
chuẩn là một trong những khía cạnh của nghệ thuật ngôn ngữ mà con người cần
nắm được, nhằm mục đích sở hữu trong tay thứ vũ khí giao tiếp mọt cách thuận lợi
nhất.
2. Cơ sở thực tiễn.
Năm học 2012-2013 tôi vẫn tiếp tục được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5-6
tuổi, cũng như những năm trước trong khi dạy trẻ phát âm đúng chữ cái tôi đã gặp
rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này
chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó còn có cả nguyên nhân người lớn phát âm chưa
chuẩn xác nên đã ảnh hưởng đến quá trình phát âm đúng các chữ cái của trẻ.
Đặc biệt qua thực tế giảng dạy khi dạy trẻ phát âm chữ cái l-n tôi nhận thấy trẻ
rất khó phát âm chuẩn xác, trẻ hay nói ngọng. Nhận thức được vấn đề trên rất
nghiêm trọng, là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề tôi luôn băn khoăn
trăn trở làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên?. Nên trong năm học
tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn cách phát âm chữ cái l-n
cho trẻ 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1. Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm dạy trẻ biết phát âm đúng chữ cái l-n
cho trẻ 5-6 tuổi.
- Nhằm cung cấp cho giáo viên mầm non một số hình thức rèn luyện kỹ năng
phát âm chuẩn chữ cái l-n.
- Qua đề tài này cũng củng cố cho giáo viên và các bậc phụ huynh một số hình
thức tổ chức tích cực cho trẻ trải nghiệm khám phá nhiều sự vật hiện tượng xung
quanh trẻ, và bước đầu làm quen với công nghệ thông tin.
- Phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
- Góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi.
- Nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Là một giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi phần nào tôi đã hiểu rõ hoàn cảnh gia
đình, đặc điểm tâm sinh lý của các cháu. Tôi cảm thấy rất gần gũi gắn bó với các
cháu nên tôi đã mạnh dạn chọn 31 học sinh lớp 5-6 tuổi làm đối tượng nghiên cứu
của mình.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp điều tra: Khảo sát tình hình thực tế của lớp, nhu cầu tâm lý của
trẻ.
2. Phương pháp thu thập sử lý số liệu.
3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
4. Phương pháp đàm thoại, trực quan minh họa, kết hợp công nghệ thông tin.
5. Phương pháp quan sát đúc rút kinh nghiệm.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
A. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên
môn, cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Luôn luôn động viên sự sáng
tạo của giáo viên, khích lệ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ
- Bản thân tôi đã có nhiều năm công tác trong ngành, có trình độ đào tạo chuẩn,
tích lũy được một só kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Luôn có tinh thần học hỏi, có tinh thần cầu tiến bộ, không ngừng học hỏi bạn
bè đồng nghiệp để luôn đổi mới hình thức tổ chức và đổi mới phương pháp dạy
học.
- Được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh.
- Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến trẻ nhiều hơn so với những năm học
trước.
- 100% trẻ đã qua lớp mẫu giáo 4 tuổi, trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh, đi học đều.
- Lớp học đủ diện tích, có đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.
2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên cũng còn một số những khó khăn như sau:
- Đại Thành là một xã thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn nên cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến việc đóng góp mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên đề.
- Cơ sở vật chất đã có xong chưa phong phú nên cũng phần nào ảnh hưởng đến
chất lượng dạy và học của cô và trò.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ, nhận thức về ngành học còn hạn
chế.
- Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, một số phụ huynh nói ngọng nhiều
nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn phát âm chuẩn chữ cái l-n cho trẻ.
- Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều nên cũng ảnh hưởng đến quá
trình rèn trẻ.
Từ những thuận lợi và những khó khăn trên tôi đã có kế hoạch cụ thể để tiến
hành thực hiện đề tài nghiên cứu của mình một cách có hiệu quả.
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHÍNH.
1. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề.
Để nghiên cứu đề tài này ngay từ đầu năm học 2012-2013 tôi đã có kế hoạch rà
soát lại toàn bộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề xem thiếu những loại đồ gì để
có kế hoạch tham mưu trang thiết bị tiếp cho chuyên đề.
Căn cứ vào thực tế tôi đã tham mưu với nhà trường các ban, ngành, đoàn thể
trong xã hỗ trợ về cơ sở vật chất.
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh mua sắm đồ dùng phục vụ cho chuyên đề .
Qua đó giúp cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ
viết để có cách phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ nhất là cách dạy trẻ phát âm chuẩn xác.
Với những việc làm trên tôi đã rất thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực
đầu tư hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chuyên đề làm quen chữ viết.
2. Tạo môi trường chữ viết cho trẻ.
Môi trường chữ viết phong phú là một trong những điều kiện rất thuận lợi để
giúp trẻ làm quen với chữ viết. Để tạo cho trẻ có một môi trường chữ viết phong
phú, gần gũi với trẻ tôi đã không ngừng học hỏi trang trí lớp theo chủ đề, chủ điểm.
Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp học phong phú.
* Môi trường chữ viết trong lớp:
Tất cả các bảng biểu, tranh ảnh trang trí theo chủ đề, chủ điểm đều có tên viết
bằng các chữ cái in thường hoặc viết thường để cho trẻ làm quen.
Các đồ dùng đồ chơi trong các góc tôi đều vi tính tên đồ dùng bằng các loại chữ
khác nhau để tạo môi trường chữ viết cho trẻ.
* Môi trường chữ viết ngoài lớp học.
Ngoài sân trường tôi cũng vi tính tên các cây xanh, tên các đồ dùng, đồ chơi
ngoài trời, tên biển trường, tên lớp... để tạo môi trường chữ viết cho trẻ.
Với các hình thức như vậy trẻ được làm quen với môi trường chữ viết một cách
rất tự nhiên và hứng thú. Nó cũng đã cũng đã phần nào giúp tôi rèn trẻ nhận biết và
phát âm các chữ cái thuận lợi hơn. Nhất là các chữ cái mà trẻ phát âm chưa chuẩn
xác (n-l)
3. Khảo sát thực trạng của lớp mình phụ trách .
Khi đã có đầy đủ đồ dùng dồ chơi phục vụ cho chuyên đề, có một môi trường
chữ viết phong phú. Để thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã
tiến hành khảo sát điều tra mức độ nhận thức của trẻ trong lớp về cách phát âm chữ
cái n- l cho trẻ đạt hiệu quả cao.
* Kết quả khảo sát đầu năm học 2011-2013 như sau:
STT
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát Tỷ lệ phần trăm
1
Số trẻ phát âm sai chữ cái n
11/31
35%
2
Số trẻ phát âm sai chữ cái l
10/31
32,5%
3
Số trẻ phát âm đúng 2 chữ cái n-l 10/31
32,5%
Dựa vào kết quả khảo sát trên tôi đã nắm đượ cụ thể nhũng trẻ nào phát âm chữ
cái n- l chưa chuẩn xác và có kế hoạch rèn cách phát âm chữ cái n- l cho trẻ đạt
hiệu quả cao
4. Rèn cách phát âm chữ cái l-n thông qua giờ hoat động cho trẻ làm quen
chữ cái.
Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác kiến thức cho trẻ
thu nhận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Với hoạt động cho trẻ làm quen với
chữ cái n- l, tôi đã chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận
thức đúng về cách phát âm. Chủ điểm thế giới thực vật tôi đã chuẩn bị rất kỹ và
xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi
hướng dẫn luyện cách phát âm cho trẻ như sau:
+ Trước tiên cho trẻ đọc từ “hoa loa kèn”.
+ Cho trẻ tìm chữ cái đã học rồi phát âm.
+ Cô giới thiệu nhóm chữ cái mới “n,l”.
Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời tôi
nêu rõ cách phát âm chữ n-l cho trẻ hiểu.
- l: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.
- n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát vào lợi dưới.
Xong nếu cô chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà tôi cho trẻ
đọc luyện nhiều lần với từng chữ cái với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi cho
trẻ đọc đồng thanh vài lần rồi gọi trẻ đọc theo tổ, theo nhóm, sau đó gọi cá nhân trẻ
đọc. Tôi chú ý đến luyện tập cá nhân cho trẻ. Để trẻ dễ theo dõi cách phát âm và
kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện trước trẻ yêu cầu trẻ nhìn khuôn miệng
và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần.
Ví dụ: Cháu...........................................được cô gọi thường xuyên, cô đọc trước
trẻ đọc sau, đọc đi đọc lại, cô sửa để trẻ nhớ và biết cách phát âm.
Sau mỗi lần trẻ phát âm tôi sửa sai kịp thời cho trẻ và đồng thời động viên
khuyến khích trẻ kịp thời.
* Qua hoạt động cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, xong còn một số trẻ
phát âm sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cáh tự nhiên, phát âm
chữ nhiều lần mà không thấy nhàm chán tôi tổ chức cho trẻ ôn luyện qua các trò
chơi củng cố:
Tôi mong rằng sáng kiến này của tôi sẽ được các đồng nghiệp áp dụng để góp
phần giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng khoa học, Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp
giúp đỡ và đóng góp ý kiến để tôi có kinh nghiệm hơn trong việc rèn phát âm cho
trẻ, chăm sóc giáo dục trẻ.
Tôi xin trân thành cảm ơn!