PHẦN I .ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài :
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trẻ em là tương lai của đất nước, là thế hệ của những con người mới. Hình ảnh so sánh với búp măng non, hình ảnh đẹp ca ngợi những con người mới.
Từ khi sinh ra chúng ta đã được học rất nhiều điều hay mới mẻ qua cha mẹ, ông bà người thân. Đầu tiên người thân đã dạy cho ta bước đi sau đó dạy ta cách ăn, uống, ngủ như câu tục ngữ:
" Học ăn, học gói, học nói, học mở ". Lớn lên thêm chút, ta lại đi học, học những điều hay qua bạn bè thầy cô, ngoài ra còn có thể học thêm những điều khác ở ngoài xã hội. Những việc làm trên thật xứng đáng là những đứa trẻ ngoan. Trẻ em Mầm non tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Làm quen với chữ cái là hoạt động có vai trò quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 5 - 6 tuổi. Đây là một hoạt động giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng và thái độ cần thiết cho việc học Tiếng Việt ở lớp 1.
Làm quen chữ cái là một trong những nội dung góp phần hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Làm quen chữ cái không chỉ nhằm mục đích giúp trẻ nhận biết các mặt chữ cái để phát âm chính xác. Mà còn tạo cho trẻ hứng thú học Tiếng Việt, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1. Làm quan với chữ cái không phải là một hoạt động độc lập riêng biệt mà nó là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương tình chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
Qua hoạt động làm quen chữ cái hình thành cho trẻ thao tác tư duy, giúp cho hoạt động trí tuệ của trẻ được phát triển, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về chữ viết, hoàn thiện bộ máy phát âm, hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ, rèn luyện khả năng nghe, nói. Khi cho trẻ làm quen với 29 chữ cái thì tất cả các kỹ năng đều phải chú trọng và phát triển đồng đều trên các tiết học. Trong xu hướng chung của việc đổi mới về giáo dục Mầm non cần có sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị cho trẻ vào trường tiều học một cách vững vàng.
Nắm bắt được đặc điểm tâm lý đó, nhiều năm qua khi dạy hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 tuổi tôi luôn trăn trở, suy ngẫm làm thế nào giúp trẻ học chữ cái một cách tốt nhất. Với kết quả thực tế nhiều năm qua tôi thấy các cháu thực sự chưa hứng thú lắm, chủ yếu trên tiết học khô khan và dạy gò ép theo giáo án mẫu. Các trò chơi nhằm mục đích ôn luyện cuối tiết học thường lặp đi, lặp lại nhàm chán, đơn điệu, cô chưa tận dụng cơ hội để luyện tập, nhằm kích thích trẻ hoạt động với chữ cái.
Chính vì hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quan với chữ cái, nên tôi đã tìm tòi cập nhật những vấn đề mới trong việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết theo cách tiếp cận ngôn ngữ trọn vẹn để áp dụng dạy trẻ ở lớp có hiệu quả.
Vì vậy để tiếp tục thực hiện tốt sự nghiệp trồng người của mình năm học 2019 - 2020 tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến :
“Một số biện pháp thực hiện hiệu quả hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”
2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm :
Trong việc giáo dục trẻ mầm non thì việc nâng cao hiệu quả giảng dạy cho trẻ là việc làm thường xuyên không thể thiếu được . Mà hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm, đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và ngôn ngữ là phương tiện góp phần hoàn thiện phát triển nhân cách của trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Trẻ 5 - 6 tuổi lớp A2 - Trường mầm non.
4. Các phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp trò chuyện đàm thoại, quan sát.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm .
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu :
Tại lớp 5 - 6 tuổi A2 từ tháng 9/2019 đến tháng 5 /2020
PHẦN II .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
a.Cơ sở lý luận:
Với trẻ mầm non đặc trưng cơ bản là “học mà chơi, chơi mà học”.Trò chơi là công cụ chuyển tải nội dung, kiến thức học tập đến trẻ mẫu giáo.Việc thông qua trò chơi để giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép là việc hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt dưới hình thức trò chơi, trẻ được củng cố, nhận biết chữ viết hứng thú hơn, ghi nhớ hơn. Chính vì thế giáo viên phải biết tận dụng và tạo cơ hội để trẻ được hoạt động tích cực hơn trong trò chơi củng cố ôn luyện, nắm chắc những kiến thức ôn luyện trong giờ hoạt động chung. Qua trò chơi trẻ được trải nghiệm thông qua các giác quan, dễ hiểu trẻ dễ nhơ, và học nhanh.
Như vậy việc củng cố kiến thức thông qua các trò chơi sẽ góp phần quan trọng trong việc củng cố kiến thức, phát triển trí tuệ cho trẻ đồng thời thỏa mãn nhu cầu và tâm sinh lý của trẻ
Tuy nhiên việc cho trẻ tham gia các hoạt động làm quen chữ cái không đúng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, để áp dụng việc làm này đạt kết quả cao, cô giáo phải có nghệ thuật tổ chức bởi đồ dùng chính là tài liệu để trẻ học.
Để áp dụng tốt những phương pháp này tôi đã giành nhiều thời gian suy nghĩ và thiết kế những trò chơi chữ cái, mạnh dạn thử nghiệm vào lớp học. Dựa vào những trò chơi đã có trong chương trình và trò chơi dân gian có ở địa phương trẻ hay chơi.
Tôi sáng tác lồng ghép vào để dạy các chữ cái cho trẻ, các trò chơi đó có thể khó hơn hay dễ hơn tùy theo khả năng của trẻ.
b.Cơ sở thực tiễn:
Xuất phát từ thực tế hiện nay trong các giờ tổ chức hoạt động giáo dục làm quen chữ cái cho trẻ tại lớp mình, tôi thấy chưa thu hút được sự chú ý và lôi cuốn trẻ, vì vậy hoạt động làm quen chữ cái thông qua các trò chơi của trẻ chưa đạt kết quả cao.
Để khắc phục được những tồn tại trên ,qua sáng kiến này tôi muốn đưa ra 1 số biện pháp để nâng cao chất lượng trong quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái ,giúp các đồng nghiệp và phụ huynh có thêm tài lệu để giáo dục trẻ đạt hiệu quả.
Chính vì lý do đó là một giáo viên được phân công đứng lớp 5 tuổi, bản thân tôi là một người giáo viên rất nhiệt tình trong công việc và ham học hỏi, tôi luôn tìm tòi và đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác.
Mặt khác để phát triển tốt cho trẻ trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ hay cho trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của hoạt động giáo dục làm quen với chữ cái.
2. Đánh giá thực trạng của đề tài.
*Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường tham gia góp ý để tôi có cơ hội nâng cao về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy, kĩ năng sư phạm của bản thân.
Bản thân tôi là một giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo lớn, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ, hiểu tâm lí của trẻ lứa tuổi mầm non.
*Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi tôi còn không gặp không ít những khó khăn như:
Nhận thức của trẻ về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ không đồng đều
Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và việc cho trẻ làm quen với các mặt chữ cái
Qua quá trình học tập và vui chơi vào đầu năm học, tôi đã phân loại đối tượng trẻ trong lớp khi tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái .
3. Các biện pháp đã tiến hành
3.1. Biện pháp 1. Tạo môi trường tích cực cho trẻ tham gia hoạt động.
Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Để trẻ được làm quen chữ cái ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp để thu hút và lôi cuốn trẻ. Ở lớp tôi xây dựng các góc chơi bằng chính các sản phẩm của cô và trẻ. Riêng góc học tập,góc tạo hình góc sách tôi luôn dành các mảng tường mở với bài tập sáng tạo,chuẩn bị các trò chơi nhằm giúp trẻ làm quen chữ viết và đặc biệt qua cơ quan cảm giác và thị giác trẻ có thể phối hợp giữa tay và và mắt ,rèn luyện cơ tay rất tốt cho việc cầm bút của trẻ
Với việc tạo môi trường chữ để phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ tôi đã xây dựng góc hoạt động chữ cái cho trẻ với những hình ảnh đẹp và những bức tranh chữ được thay đổi theo từng chủ đề để được hoạt động và trẻ có thể tập ghép từ giống từ có trong bức tranh để trẻ nhận biết những chữ cái mà trẻ đang được học trong chủ đề đó, tôi còn chuẩn bị cho trẻ một bảng chữ có 29 chữ cái với những hình ảnh minh họa đẹp và sinh động. Ngoài ra ở góc chữ cái trẻ còn được hoạt động gạch chân các chữ cái mà trẻ đã được học ở trong các bài thơ và trẻ đếm số lượng các chữ cái đã học có trong bài thơ, tìm đúng các chữ cái đó và số tương ứng để gài lên.
Ngoài ra tôi còn luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp và mỗi một đồ dùng đồ chơi đó tôi đều có đánh tên của các đồ dùng để mỗi lần trẻ chơi hoặc hoạt động với đồ dùng đó thì trẻ lại được làm quen với các chữ cái mà trẻ đã được học hoặc những chữ cái mà trẻ chưa được học thì trẻ có thể được nhìn và được làm quen dần.
Hình ảnh :góc minh họa có môi trường chữ
3.2. Biện pháp 2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen chữ cái:
Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự bùng nổ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non là đa dạng hóa hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục đạt kết quả cao hơn. Đặc biệt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen chữ cái mục đích:
Trẻ được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ cái,được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột, bấm chuột, di chuột để chọn chữ. Kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất. Trẻ được tiếp cận với máy tính rất thích. Vì thế ngoài tiết dạy theo kiểu truyền thống tôi còn sử dụng máy tính để soạn giáo án điện tử để dạy trẻ. Tuỳ từng bài tôi có thể sử dụng phần mềm giáo án điện tử đã có sẵn.Nhưng có bài tôi không thể dùng được phần mềm có sẵn tôi soạn giáo án điện tử bằng các cách như sau:
Ví dụ: Khi dạy trẻ tiết chữ cái e,ê trong chủ đề gia đình
Tôi lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau đó kết hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác tài liệu trên mạng Internet để lựa chọn hình ảnh, phông nền, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy.
Hình ảnh : Cô hướng dẫn trẻ thao tác với máy tính
3.3. Biện pháp 3. Dạy trẻ làm quen với chữ cái thông qua các hoạt động khác dưới hình thức trò chơi.
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” ghi nhớ của trẻ không chủ định, trẻ chóng nhớ nhưng lại mau quên. Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái không dừng lại trên tiết học ở hoạt động chung mà phải thường xuyên, tranh thủ dạy trẻ thông qua các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý có hiệu quả .
*Hoạt động đón và trả trẻ :
Vì giờ đón trả trẻ là thời gian nhạy cảm trong ngày , cô phải quan tâm đến trẻ đặc biệt về mặt tình cảm . Mặt khác hướng trẻ vào các trò chơi mà trẻ thích như trò chơi học tập ,hay các đồ chơi khác ,vì vậy tôi chọn biện pháp cho trẻ làm quen chữ viết như sau :
Trò chuyện cùng trẻ :trẻ làm quen chữ viết thông qua việc nhận biết mặt chữ, việc rèn phát âm , giúp trẻ bắt âm thật tốt và tích cực hóa lời nói của trẻ qua việc trò chuyện trao đổi với cô.
VD :Với chủ đề gia đình tôi có thể trò chuyện với trẻ về tên người thân, tên đồ dùng trong gia đình và hỏi trẻ chữ cái , bắt đầu những tên đó là chữ gì ? có thanh gì ? ông bà bố mẹ …tủ lạnh máy giặt ,điều hòa ,ti vi….
Khi trẻ đến lớp có thể cho trẻ tìm ảnh của mình gắn đúng vào tên của mình có trong bảng
“Bé đến lớp, bé ở nhà ” Hoặc cho trẻ gắn ký hiệu vào bảng thời tiết : Ví dụ : Mưa thì phải gắn chữ m. nắng thì phải gắn chữ n....
* Hoạt động ngoài trời :
Khác với giờ đón và trả trẻ hoạt động ngoài trời là khoảng thời gian mà trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên , thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ.Do vậy tôi lồng ghép cho trẻ làm quen chữ cái thật nhẹ nhàng phù hợp .
VD:Trong hoạt động có mục đích của trẻ quan sát các loại cây trồng hay các hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ như gió lung lay cành cây , từ lung lay có chứa chữ gì đầu tiên và phát âm chữ cái đó .Qua đó trẻ nhận biết chữ cái qua âm thanh,rèn khả năng tri giác bằng âm thanh cho trẻ .
VD: Cô cho trẻ xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các chữ đã học, hay dùng phấn viết lên sân những chữ cái đã học rồi cùng phát âm.
* Hoạt động góc:
Trên hoạt động học, giáo viên không thể truyền tải những ý tưởng hết trong một thời gian nhất đinh, mà phải lồng ghép vào những hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi. Hoạt động góc là cơ hội cho trẻ được thể hiện một cách thoải mái và tự nhiên.
Để mở rộng hơn nữa cho phạm vi sử dụng các trò chơi chữ cái, tôi đã tìm tòi và vận dụng một số trò chơi tương tự nhưng được tôi cải biến thành tên trò chơi khác để trẻ thấy được sự khác biệt và có sự mới lạ nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Nội dung các trò chơi không theo một bài cụ thể mà mang tính tổng hợp có thể áp dụng cho trẻ chơi mọi lúc, mọi nơi, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Cùng một cách chơi có thể sử dụng nhiều nội dung khác nhau tuỳ theo mục đích của giờ học và nội dung cần củng cố. Trong hoạt động góc tôi vận dụng các trò chơi:
Trò chơi 1: Sắp xếp cho đúng với mẫu
1. Mục đích:
Trẻ phải sắp xếp những chữ cái theo thứ tự giống với mẫu của cô treo phía trên và phát âm đúng những chữ cái đã học
3. Cách chơi :
Cho treo các bảng có các chữ cái đã tạo thành các từ như “hoa mai , lê, thanh long, lá non…” Và các thẻ chữ rời để phía dưới, trẻ nói thứ tự các chữ cái có trong bảng tròn và lấy thẻ chữ rời xếp theo mẫu của cô.
Cô yêu cầu trẻ tìm những chữ cái đã học trong các từ và phát âm lại những chữ cái đó.
Đối với trò chơi vận động ở hoạt động ngoài trời mang tính tổng hợp phát huy tính tích cực của trẻ mang tính chất động.Vì vậy cho trẻ làm quen chữ viết trong hoạt động góc đặc biệt qua cơ quan cảm giác và thị giác trẻ có thể phối hợp giữa mắt và tay ,rèn luyện cơ tay rất tốt cho việc cầm bút cho trẻ sau này.
Hình ảnh : Trẻ đang chơi trong hoạt động góc
Trò chơi: Những con vật chốn tìm:
a.Mục đích: Rèn sự quan sát chú ý có chủ đích, củng cố những chũ cái đã học.
b.Chuẩn bị: Một bảng gồm các chữ cái đã học và cả chưa học, bút lông, bảng chữ cái có tên các con vật.
c.Cách chơi:
Cô cho tổng hợp các chữ cái khác nhau trong đó có đủ những chữ cái để trẻ sẽ tìm thấy và ghép thành tên con vật theo mẫu của cô: như chim én, dê, tê giác, hươu…Cho trẻ lên lấy bút ghi số thứ tự các chữ cái đó và được xắp sếp theo thư tự từ đầu đến cuối sao cho hoàn thiện giống với từ của cô.
Hươu sao |
ư |
s |
o |
ê |
h |
ơ |
a |
ư |
u |
t |
Tê giác |
t |
c |
ê |
g |
i |
m |
u |
a |
e |
c |
Chim én |
e |
i |
m |
n |
c |
h |
ư |
ă |
â |
t |
Bọ rầy |
ầ |
y |
b |
t |
n |
r |
ọ |
ă |
r |
e |
Cá chép |
p |
h |
c |
é |
a |
t |
c |
d |
á |
ê |
Qua đó trẻ được ôn luyện các chưc cái tự nhiên không áp đặt , với hình thức như vậy trẻ cũng rất thích thú
* Hoạt động chiều :
Trong khoảng thời gian nhất định giáo viên không thể giúp trẻ nhận biết và rèn luyện phát âm được nhiều mặc dù đã tận dụng mọi cơ hội để trẻ hoạt động một cách tích cực nhất. Vì thế để giúp trẻ nhận biết phát âm chuẩn phân biệt mẫu chữ và tô viết chữ tốt. Tôi đã tiến hành tổ chức cho trẻ chơi trò chơi qua hoạt động chiều .Thực tế trên tiết dạy nếu giáo viên không để ý sẽ ôm đồm nhiều trò chơi làm hoạt động kéo dài, trẻ sẽ mệt mỏi, chán nản.Vì thế khi tổ chức trò chơi với chữ cái ở ngoài trời tôi chỉ tổ chức một trò chơi phù hợp với hoạt động của trẻ, lồng các trò chơi vận động ngay sau khi cho trẻ quan sát có mục đích xong tôi hướng trẻ vào chơi luôn.
VD: “
Trò chơi cướp cờ” chia trẻ ra 2 đội đứng ở 2 đầu đối diện nhau, ở giữa cô vẽ một vòng tròn, đặt ống cờ vào đó cắm các lá cờ gắn chữ b,d đ
-Vị trí đứng của trẻ tôi viết từ số 1 đến số 10. Khi nghe hiệu lệnh của cô 2 trẻ ở 2 đầu hàng phải chạy lên lấy cờ mang chữ yêu cầu chạy về tổ của mình. Đội nào cướp được cờ nhiều và đúng là thắng cuộc.
* Trước khi cho tham gia vào trò chơi này, tôi đã cho trẻ đến gần quan sát các lá cờ xem trên đó gắn những chữ cái gì và cho trẻ đọc một lần.
3.4. Biện pháp 4: Sưu tầm 1 số trò chơi sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ hoạt động.
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ học mà chơi ,chơi mà học nên việc tổ chức các trò chơi trong các hoạt động được tổ chức thường xuyên , kết hợp với sự khéo léo lồng ghép tích hợp làm quen chữ cái vào trò chơi đạt hiệu quả .Sau đây là 1 số trò chơi mà tôi đã tổ chức cho trẻ chơi ôn luyện làm quen chữ cái trong các hoạt động mà trẻ rất thích thú.
TRÒ CHƠI 1: BẮT CUA BỎ GIỎ
a.
Mục đích : Củng cố nhận biết các chữ cái đã học
Rèn luyện sự khéo léo, bền bỉ, kiên trì
b. Chuẩn bị: Các chữ cái cần củng cố và các chữ cái khác dán vào một mặt của con cua tự tạo bằng nguyên vật liệu mở.
Rổ cho các đội chơi
c.Cách chơi: Chơi theo nhóm họăc chơi theo từng đội, trẻ thay nhau lên quan sát con cua mang chữ cái mà cô yêu cầu, yêu cầu hai tay đan vào nhau và dùng 2 ngón tay trỏ đưa ra và khéo léo cho vào lòng bàn tay sau đó để vào giỏ đội nào cắp đúng và bỏ vào giỏ được nhiều đội đó sẽ thắng cuộc.
TRÒ CHƠI 2: XÚC SẮC DIỆU KỲ
Tổ chức cho trẻ chơi vào hoạt động ngoài chung, hoạt động chiều hay
hoạt động ngoài trời
a. Mục đích : Rèn sự tập chung có chủ đích của trẻ khi tham gia trò chơi.
b. Chuẩn bị: Quân xúc sắc có các chữ cái cần ôn tập.
Bàn cờ có các chữ cái trùng với những chữ cái trên quân xúc sắc.
Trẻ chơi theo nhóm 4 bạn, mỗi trẻ một hộp đựng xúc sắc
c. Cách chơi: Trẻ oản tù tì, người nào thắng thì sẽ được đi trước,mỗi lần thắng sẽ được đi tiến lên một ô, những lẫn xúc sắc sau thì các trẻ đi theo chiều kim đồng hồ.
Hình ảnh : Trẻ chơi trò chơi xúc sắc
Tổ chức trò chơi này trong dịp tiết làm quen chữ mới, trong hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều hoặc trong góc học tập
1. Mục đích:
- Giúp trẻ củng cố, ôn luyện những chữ cái đã học.
2. Chuẩn bị
- Bài thơ đựơc viết chữ to, dòng trên được viết đầy đủ, dòng dưới khuyết chữ cái cần ôn.
- Hai bảng gai cho hai đội, chữ cái thiếu.
3. Cách chơi
Đội hình 2 hàng dọc, thi đua theo nhóm, mỗi nhóm 6 – 8 cháu. Khi có hiệu lệnh của cô hai cháu đầu hàng chạy lên lấy chữ cái còn thiếu gắn vàodòng thơ khuyết chữ cái đó, rồi chạy về cuối hàng. Hết thời gian đội nào tìm thấy nhanh, ghép đúng sẽ chiến thắng.
TRÒ CHƠI 6 : DI BÓNG VÀO LỖ
Tiết LQCC, hoạt động học,hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời
1. Mục đích:
- Nhằm giúp trẻ nhận dạng,phát âm các chữ cái vừa học hoặc chữ đã học
- Rèn khả năng quan sát nhanh.
2. Chuẩn bị :
- Một mảnh vải hình vuông bên trong khoét các lỗ nhỏ, dưới mỗi lỗ dán các chữ cái đã học và đang học.Mỗi đội 1 quả bóng nhỏ.
3. Cách chơi:
- Trẻ sẽ cùng phối hợp các bạn trong nhóm sẽ di chuyển quả bóng vào đúng lỗ có chữ cái theo yêu cầu của cô. Đội nào nhanh và thực hiện đúng đội đó giành chiến thắng.
Hình ảnh : Trẻ chơi di bóng vào lỗ
Với hoạt động chiều thời gian của trẻ cũng rất ít ngoài việc cho trẻ ôn luyên và làm quen bài mới tôi xác định 1 tuần cho trẻ hoạt động với chữ cái 2 buổi. Trò chơi luyện tập tôi chọn 3 trò chơi cho 1 lần dạy, xen kẽ động tĩnh để trẻ hứng thú, phù hợp tâm sinh lý của trẻ.
Qua các hoạt động trên cô gần gũi, quan tâm tới từng trẻ, từ đó biết được những điểm yếu của trẻ để rèn luyện thêm.
TRÒ CHƠI 7 : Đua thuyền
a.Mục đích;
Củng cố, ôn luyện nhằm khắc sâu kiến thức.
Rèn kuyện sự chú ý, nhanh nhẹn.Khả năng quan sát.
b.Chuẩn bị:
Mái chèo có gắn chữ cái g, y
Hai cột làm đích có gắn chữ cái g,y.
c. Cách chơi;
Trẻ chia làm 2 đội, mỗi đội đọc tên thuyền của mình g,( y)mỗi trẻ được phát một mái chèo mang cái g, (y). Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ chèo thuyền về đích (đích là chiếc thuyền có chữ cái chữ cái g, y được gắn). Phần thưởng cho các đội là chữ cái g,y và được trang trí lên chiếc thuyền của mình.Trẻ lấy được mái chèo chữ gì thì gắn vào thuyền có chữ cái đó.
Như vậy trẻ đã học chữ cái một cách tự nhiên không gò bó.Và số trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động rất cao.
TRÒ CHƠI 8 : Người nội trợ tài giỏi
Với hoạt động ôn chữ cái a, ă, â
a.Mục đích:
Trẻ nhận biết những đặc điểm của các đồ vật …được thể hiện qua các đồ dùng tự tạo.
Phản xạ nhanh trước những đồ vật có công dụng và chất liệu khác nhau, để lựa chọn chữ cái theo yêu cầu.
b. Chuẩn bị:
Các đồ dùng để ăn như: bát , thìa, đĩa, ấm, cốc, chén, ấm trà , bàn là, khăn mặt…có gắn chữ cái(a, ă, â) trên các vật đó.
c.Cách chơi:
Từng trẻ lên tìm và lựa chọn 1 đồ vật tùy ý sau đó xếp theo công dụng chủng loại có cùng chữ cái theo từng tầng .Sau khi xếp xong sẽ cho từng tầng có chung 1 chữ cái, đồ dùng có cùng chủng loại.
Cô cho trẻ kiểm tra kết quả chéo nhau . Đội thắng sẽ là đội mang được nhiều đồ vật hơn và sắp xếp theo đúng yêu cầu.
Qua trò chơi trẻ không chỉ được củng cố về kiến thức mà còn được mở rộng hơn giúp trẻ lĩnh hội được công dụng cũng như đặc điểm của các đồ vật đó
3.5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục của gia đình thì kết quả cũng không hoàn toàn” Chính vì vậy mà công tác phối kết hợp với phụ huynh tôi đặt lên hàng đầu.
Xác định được tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc vận dung, sáng tạo ra các trò chơi cần đến sự giúp đỡ của phụ huynh . Qua đợt họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi và huy động phụ huynh thu gom các nguyên vật liệu của gia đình như: sách báo, các non bia, các hộp sữa chua hay những vỏ hộp bìa cat tông, các loại hộp bằng nhựa… để tận dụng vào việc làm những đồ dùng làm trò chơi cho trẻ.
Song song với việc cung cấp ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ ở lớp tôi thường xuyên trao đổi kết hợp cùng phụ huynh hướng dẫn và tổ chức một số trò chơi chữ cái đơn giản tại gia đình để trẻ nhận biết phát âm, trải nghiệm với những chữ cái đã học một cách có hiệu quả
4. Kết quả sau khi thực hiện đề tài:
Sau một năm thực hiện đề tài được áp dụng ở tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 tôi đã thu được kết quả như sau:
*Đối với trẻ
Trẻ trong lớp mạnh dạn, năng động, tự tin hơn trong giao tiếp. Qua việc thường xuyên được thay đổi bằng các trò chơi làm quen chữ cái trong các hoạt động tôi thấy trẻ rất hứng khởi và những yêu cầu của tôi khi dạy trẻ đã đạt được kết quả như mong muốn. Và kết quả mà tôi đạt được trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tuy không lớn lao nhưng đã động viên khuyến khích tôi cố gắng hơn nữa trong công việc và tôi hiểu rằng công việc này không quá khó đối với người thực sự yêu quý nó.
*Đối với giáo viên
Bản thân tôi thấy các cháu lớp tôi ngày càng hứng thú say mê học môn làm quen với chữ cái, khả năng nhận biết và phát âm đúng, chuẩn các chữ cái ,trẻ phân biệt được các chữ cái có cấu tạo gần giống nhau không bị nhầm lẫn vốn từ của trẻ phong phú ,phát triển ngôn ngữ đạt độ tuổi.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của môn làm quen với chữ cái. Giành thời gian quan tâm đến trẻ nhiều hơn, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với các trò chơi mang tính giáo dục, nâng cao nhận thức giúp trẻ lĩnh hội kiến thức thuận lợi, dễ dàng.Góp phần nâng cao chất lượng dạy trẻ qua hoạt động làm quen chữ cái.
Có được kết quả như vậy đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân kết hợp với đồng nghiệp đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường luôn giúp đỡ tôi chỉnh sửa những phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với trẻ và kết quả thu được cụ thể qua bảng khảo sát có đối chứng như sau:
PHẦN III .KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
“Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các cô giáo mầm non cần sưu tầm tìm ra những biện pháp để dạy trẻ làm quen chữ cái phù hợp với thực tế của địa phương, của lớp mình.
- Để đạt được kết quả cao trong hoạt động làm quen chữ cái bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần hiểu và nắm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đúng độ tuổi ,nắm được có kỹ năng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái.
- Khảo sát kỹ chất lượng trẻ đầu năm để nắm được khả năng nhận biết chữ cái cách phát âm chữ cái của trẻ để có phương pháp dạy trẻ phù hợp hơn.
- Cần quan tâm gần gũi, khuyến khích để phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ.
- Đồ dùng dạy học luôn đa dạng và phong phú, lựa chọn sáng tạo thêm bớt nâng cao mức độ yêu cầu trong các trò chơi giúp trẻ cảm thấy mới lạ , hấp dẫn phù hợp .
- Ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn nữa trong hoạt động làm quen chữ cái.
- Trao đổi chặt chẽ với phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được rèn luyện tốt chữ cái ở nhà cũng như ở trường.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm quán triệt sâu rộng hơn nữa để không còn tình trạng trẻ đi học trước lớp 1.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái đã được thực hiện trong lớp 5- 6 tuổi .Trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong muốn được tiếp thu các ý kiến đóng góp của ban lãnh đạo các cấp, bạn bè đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi thành công hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
PHẦN IV. LIỆU THAM KHẢO
1.Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
2.Trò chơi giúp trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái.
3.Tâm lý học trẻ em – ĐHSP Hà Nội.
4.Tạp chí giáo dục mầm non.