I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bác Hồ đã nói:
“Người có tài mà không có đức là người vô dụng
Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Có nghĩa là giáo dục con người là phải giáo dục một cách toàn diện “Tài đức song toàn”. Vậy muốn nuôi dạy những đứa trẻ trở thành những đứa trẻ có trí hướng lớn chúng ta không thể coi nhẹ việc giáo dục khoa học vì sự đam mê tìm hiểu được nảy mầm từ đây.
Trẻ lứa tuổi mầm non “Học mà chơi, chơi mà chơi” thế giới xung quanh qua “ Lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “ Với biết bao điều kỳ diệu!” và “ Vì sao thế nhỉ?” luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá.
Quả thực! Hoạt động khám phá về môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lí của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Vì vậy, cho trẻ khám phá chính là cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi, Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có hệ thống biện pháp một cách bài bản chưa được trú trọng, đi sâu khám phá, trải để trẻ lĩnh hội tri thức thông qua trải nghiệm tích cực
Chính vì lẽ đó mà việc tổ chức cho trẻ khám phá là vấn đề vô cùng cần thiết đối với trẻ vì qua hoạt động giúp trẻ nhận ra những quy luật trong sinh hoạt hàng ngày của con người, được củng cố, khám phá, , giúp trẻ biết giải quyết yêu cầu của cô đưa ra một cách linh hoạt, sáng tạo, thông minh có phản ứng nhanh trước các sự vật hiện tượng từ đó giúp trẻ vận dụng và liên hệ vào thực tế một cách dễ dàng.
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt hoạt động khám phá, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa. Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương pháp vốn có trong trường, lớp, sách vở mà thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp, sách báo. Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi thật sự cảm nhận rõ vai trò riêng của từng sáng kiến. Mỗi sáng kiến lại như phần nào góp phần thêm vào sự hoàn thiện cho buổi học. Với mong muốn được góp phần nào vào sự nghiệp giáo dục đặc biệt lĩnh vực khám phá nên bản thân tôi đã đề cập tới đề tài
“Một số biện pháp tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ 5 - 6 tuổi”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Những nội dung lý luận
Khám phá là một trong những chiến lược quan trọng giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ. Các bé không chỉ học hỏi những kiến thức khoa học qua những hình ảnh, lời kể mà còn trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ quan tâm, muốn tìm hiểu.
Trẻ 5-6 tuổi rất ham học hỏi, tìm tòi, thích quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt trẻ hứng thú với điều mới lạ. Khi phạm vi tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng được mở rộng thêm hiểu biết của trẻ càng được phong phú và sâu sắc hơn dẫn tới nhu cầu nhận thức ngày càng cao hơn. Trẻ 5-6 tuổi không thỏa mãn với những hiểu biết về bên ngoài của các sự vật hiện tượng xung quanh mà chúng bắt đầu muốn khám phá.
Những hoạt động khám phá và những kinh nghiệm có thể cho trẻ Mầm non được trau dồi khi trẻ thăm dò khám phá thế giới xung quanh đó là: quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, suy luận…, cô đặt câu hỏi trẻ trả lời, được cô gợi mở trẻ sẽ nhận ra các sự vật hiện tượng và con người có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau từ đó suy nghĩ của trẻ trở lên khách quan. Trẻ thường hỏi: Tại sao ngày lại sáng? Tại sao đêm lại tối ?....
“Vì sao lại thế, tại vì sao lại thế, sao không thế này mà lại là thế kia, vì sao lại thế phải tìm ra ngọn ngành, càng thêm hiểu biết chúng ta càng lớn nhanh”.
Đó là một câu hát trong bài hát “Vì sao lại thế” rất quen thuộc với mọi người nhất là về các mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống từ độ tuổi nhà trẻ tới các lứa tuổi tiếp theo trải nghiệm theo phương thức “Học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ.
Năm học 2019- 2020, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp 5 – 6 tuổi. Đa số các các cháu đã được làm quen với các hoạt động khám phá ở lớp 4 tuổi.Việc tổ chức cho trẻ khám phá từ lâu đã được đưa vào. Trong thực tế là giáo viên mầm non tôi rất quan tâm và đã biết cách cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ hiểu biết một số sự vật hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của sự vật hiện tượng. Thông qua đó hình thành cho trẻ một số kỹ năng nhằm phát triển toàn diện trẻ.
Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế trò chơi và sử dụng trò chơi chưa linh hoạt, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điểu kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Bên cạnh đó phụ huynh là nhập cư, thuê trọ, ngày qua ngày lo kinh tế, ít có thời gian quan tâm đến trẻ, mọi hoạt động đều nhờ đến trường, ít có thời gian trò chuyện quan tâm đến con trẻ.
Từ đó dẫn đến các kiến thức của trẻ nắm bắt chưa được chắc chắn, hay quên , hay nhầm lẫn với sự vật hiện tượng, kỹ năng của trẻ chưa được rèn luyện tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chưa hình thành thói quen chủ động, thích tự trải nghiệm khám phá về thế giới xung quanh.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi
- Trường khang trang với đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học của cô và trẻ.
- Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như chú ý đến
công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ban ngành, đoàn thể.
- Có nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp 5-6 tuổi, nên đã nắm bắt được rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Có khả năng tổ chức các hoạt động khám phá linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức, thu hút sự tìm tòi khám phá của trẻ.
- Biết áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động một cách thích hợp.
- Trang thiết bị phục vụ các hoạt động khám phá chưa đầy đủ
- Tài liệu sách báo về các thí nghiệm khám phá khoa học còn hạn chế.
- Là một phường đi lên từ xã nông nghiệp, dân số cơ học, nhiều phụ huynh là nhà thuê trọ nên nhận thức còn hạn chế. Các phụ huynh chỉ nghĩ đơn giản trẻ đến trường chỉ học múa, hát, đọc thơ, truyện... chưa quan tâm đến hoạt động cho trẻ khám phá.
- Trước khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế để nắm bắt tình hình và lựa chọnđưa ra những phương pháp cho phù hợp:
2.3. Khảo sát thực trạng:
Tổng số học sinh: 36 trẻ
STT |
NỘI DUNG KHẢO SÁT |
Mức độ |
Đạt |
Chưa đạt |
Số lượng |
Tỉ lệ % |
Số lượng |
Tỉ lệ % |
1 |
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động |
13 |
36% |
23 |
64% |
2 |
Hiểu các nguyên nhân và hiện tượng xung quanh |
10 |
28% |
26 |
72% |
3 |
Biết đặt câu hỏi tại sao và đưa ra phán đoán, suy luận, giải thích. |
11 |
31% |
25 |
69% |
4 |
Nhận biết đặc điểm lợi ích của con vật, cây hoa, quả, các hiện tượng tự nhiên quen thuộc |
12 |
33% |
24 |
67% |
3. Các biện pháp đã tiến hành
Hoạt động khám phá là hoạt động hấp dẫn đối với trẻ. Thông qua hoạt động trẻ được tìm tòi khám phá phát hiện những điều mới lạ trong cuộc sống hàng ngày, ở đó các kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ được hình thành và phát triển.
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu tài liệu để nâng cao nhận thức cho bản thân là hình thức tiếp nhận thông tin vô cùng cần thiết. Nó giúp giáo viên hiểu rộng và sâu hơn về mọi mặt của đời sống, từ đó hiểu được mục đích, yêu cầu, kỹ năng của từng hoạt động.
Từ những suy nghĩ trên với trách nhiệm của người giáo viên trong thời kỳ hội nhập tôi đã tìm tòi và nghiên cứu những tài liệu sau:
+ Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố 5 - 6 tuổi (Nhà xuất bản giáo dục)
+ Chương trình giáo dục mầm non
+ Hướng dẫn nhiệm vụ năm học
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Nhà xuất bản GD)
Từ việc nghiên cứu tài liệu mà khi đưa ra ý tưởng để thiết kế hoạt động khám phá. Đây là những hoạt động được thiết kế nhằm củng cố, mở rộng, tổng hợp, sâu chuỗi những kiến thức cho trẻ giúp trẻ liên hệ vào thực tế để tự mình giải quyết vấn đề hoặc thông qua hoạt động trẻ được thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, được phát huy một cách tích cực, được nêu lên suy nghĩ của mình có nghĩa là trẻ được: “Học mà chơi – chơi mà học”.
Kết quả: Điều này giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách bền vững, sâu rộng, tổng hợp và phong phú. Từ đó giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹn trong giao tiếp và có thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thống mạng cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cách mạng trong mọi người, mọi ngành và đặc biệt là giáo dục. Chính vì vậy, ngay từ cấp học mầm non trẻ đã được làm quen với công nghệ thông tin như một phần của hoạt động giáo dục không thể thiếu. Không chỉ với người lớn mà đối với trẻ em mầm non thì công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kì thú và hữu ích trong việc tiếp thu kinh nghiệm sống.
Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ không phải sự vật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là với hoạt động khám phá như tìm hiểu động vật sống dưới biển, quan sát máy bay, các hiện tượng tự nhiên như mua gió, sấm chớp …. Những hoạt động dạy trẻ với âm thanh sống động, màu sắc hấp dẫn rất thu hút sự chú ý của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động một cách tích cự, hứng thú.
Khi sử dụng công nghệ thông tin khá thành thạo tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin như các bài power point vào các bài dạy. Tôi nhận thấy khi sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khám phá trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú và cũng giúp trẻ nhận biết sự vật- hiện tượng một cách rõ ràng hơn.
Việc triển khai chuyên đề công nghệ thông tin trong trường mầm non được Ban giám hiệu và giáo viên rất quan tâm đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi. Biết được điều đó tôi thường xuyên tìm hiểu những trò chơi thông minh có liên quan tới chủ đề mà trẻ đang học vừa giúp trẻ thỏa mãn tính tò mò cũng như củng cố, mở rộng hiểu biết về bài học với trẻ hơn.
Ví dụ : Với việc dạy trẻ khám phá một số loài hoa tôi đã thiết kế trên power point hình ảnh các loài hoa có nhiều màu sắc sau đó trẻ nghe yêu cầu tìm loài hoa gì, ví dụ cô yêu cầu tìm loài hoa cánh tròn, êm mượt như nhung (hoa hồng) hoa cánh dài nhỏ (hoa cúc, hoa đồng tiền) và kiểm tra những thông tin của trẻ trên máy tính. Nếu đúng các hình ảnh xuất hiện và kèm theo lời khen ngợi,nếu sai cô yêu cầu trẻ tìm lại. Những bông hoa xuất hiện nhiều màu sắc, rung rinh cánh khiến trẻ rất thích thú
Hay ở trò chơi “Nhìn nhanh đoán giỏi”
Ở trò chơi này tôi đã thiết kế một số hình ảnh động (Máy bay, ôtô, tàu thuỷ) trẻ phải đoán thật nhanh đó là phương tiện giao thông gì? Thuộc đường nào?
Kết quả: Qua biện pháp lồng ghép công nghệ thông tin vào bài dạy tôi thấy trẻ lớp tôi hào hứng hơn khi tham gia vào hoạt động khám phá.
Khi nghe đến từ “khoa học”chúng ta thường có cảm giác căng thẳng vì trong chúng ta luôn có sẵn một ý nghĩ rằng: Thế nhưng suy nghĩ theo hướng là tìm hiểu những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày nhất là đối với trẻ mầm non thì thí nghiệm khoa học chỉ đơn giản là để trẻ hiểu thế nào và làm thế nào là khoa học?
Chương trình đào tạo đã nhấn mạnh mục tiêu sâu sắc của việc giáo dục dành cho trẻ mầm non là: “Trong quá trình học hoạt động khám phá cho trẻ mầm non là làm cho trẻ hiểu được tên của đồ vật, biết cách thích ứng và cảm thấy vui thú với cuộc sống hiện tại và tương lai.”
Chính vì điều đó mà trong kế hoạch tháng với những chủ đề sự kiện tôi đều cố gắng nghiên cứu để tìm kiếm nội dung khám phá phù hợp với mục đích là cho trẻ được trải nghiệm, biện luận, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá về các vấn đề. Từ đó sẽ kích thích khả năng sáng tạo của trẻ, củng cố, mở rộng, tập hợp kiến thức cho trẻ sau mỗi hoạt động.
Chọn lựa những thí nghiệm cho trẻ giáo viên cần suy nghĩ và chọn lọc sao cho phù hợp với khả năng của trẻ. Các thí nghiệm cần đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt phải đảm bảo an toàn về qui trình thực hiện với trẻ.
- Các thí nghiệm nên làm theo qui trình.
- Cô đặt câu hỏi về nội dung cần khám phá.
Đây chính là cách cô giao nhiệm vụ tìm hiểu cho trẻ, các câu hỏi đưa ra cần gắn sát với nội dung khám phá, mặt khác phải ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ý.
- Cung cấp kiến thức mới: Cô đưa câu hỏi cho trẻ cũng là định hướng khám phá và đánh giá được trẻ để lựa chọn nội dung cung cấp cho phù hợp.
- Trẻ trải nghiệm: Đây là bước trẻ trực tiếp làm các thí nghiệm hoạt động này gồm một số các hoạt động: quan sát, thí nghiệm, xem băng hình, đọc sách.
- Trẻ nhận xét: Sau khi trải nghiệm, tôi tổ chức cho trẻ thảo luận, tôi khuyến khích trẻ mô tả lại, nói lại những điều trẻ phát hiện được.
- Kết luận: Với bước này có thể là cô hoặc trẻ đưa ra kết luận tùy vào độ phức tạp của nội dung khám phá. Sau đây là một số thí nghiệm tôi đưa ra cho trẻ:
Thí nghiệm 1: Pha màu nước
- Mục đích: Trẻ pha từ màu sắc cơ bản (xanh, đỏ, vàng) tạo thành các màu sắc khác nhau, phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát ghi nhớ, tư duy
- Chuẩn bị: 1 bộ dụng cụ thí nghiệm gồm 1 khay đựng, 4 cốc nhựa, 3 lọ màu, tăm bông, 1 bảng ghi kết quả
- Tiến hành: Từ 3 màu cơ bản (xanh lam, đỏ, vàng) trẻ tự chọn màu pha kết hợp với nhau để tạo thào các màu sắc khác nhau.
Sau khi trẻ pha màu màu xong tự điền vào bảng kết quả.
+ Con đã làm thí nghiệm như thế nào ?
+ Con hãy nêu kết quả thí nghiệm cho các bạn cùng nghe?
+Vì sao màu sắc khi pha xong lại có độ đậm nhạt khác nhau?
Thí nghiệm 2: Đá khô với nước
- Mục đích: Trẻ biết được đá khô khi cho vào nước sẽ tạo ra khói trắng có thể ứng dụng vào tạo khói trên sân khấu, trong tháp ly đám cưới. Trẻ biết nhận xét và rút ra kết luận của thí nghiệm.
- Chuẩn bị: Gang tay, kẹp gắp, cốc thủy tinh, 1 chai nước lọc, đá khô
-Tiến hành: Hướng dẫn trẻ các bước làm thí nghiệm, cho trẻ đeo gang tay trước khi thực hiện thí nghiệm.
+ Bước 1: Rót nước vào cốc đến vạch quy định
+ Bước 2: Gắp đá khô vào cốc nước
+ Bước 3: Quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét kết quả
- Ai có nhận xét gì về kết quả thí nghiệm?
- Các con thấy điều gì xảy ra khi cho đá khô vào nước?
Thí nghiệm 3: Đĩa cầu vồng
- Mục đích: Trẻ biết làm thí nghiệm tạo ra hiệu ứng màu sắc di chuyển và đổi màu khi kết hợp với các chất hóa học
- Chuẩn bị: Khay đựng, đĩa nhựa theo số lượng trẻ, sữa tươi, nước rửa bát, tăm bông.
- Tiến hành: Trẻ làm thí nghiệm theo bảng hướng dẫn, Trước tiên rót sữa tươi ra đĩa, sau đó nhỏ vài giọt phẩm màu với những màu sắc khác nhau, cuối cùng dùng tăm bông châm nước rửa bát vào đĩa sữa.
+ Ai có thể chia sẻ thí nghiệm cho các bạn cùng nghe ?
+ Điều gì xảy ra khi chúng ta cho nước rửa bát vào ?
Thí nghiệm 4: Làm kem
- Mục đích: Trẻ biết cách làm ra được những ly kem từ các nguyên liệu quen thuộc như sữa tươi, cốm, ốc quế…
- Chuẩn bị: Ly nhựa, cream, sữa tươi, đá khô, ốc quế, cốm, bát to
- Tiến hành: Trẻ làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của cô , trước tiên cho 4 thìa sữa tươi và 8 thìa cream vào bát sau đó cho đá khô đã say nhuyễn vào đảo đều tất cả cho đến khi thành kem, cho ra ly và trang thí thêm cốm, ốc quế.
Một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu đối với khám phá là quan sát, so sánh và phân loại .
Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình.
Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiểu về vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động với chúng .
Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời… khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra chọn vẹn đối tượng đó. Qua hoạt động cho trẻ quan sát cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại để cho trẻ so sánh và phân loại từ đó sẽ phát huy khả năng sáng tạo và tư duy cho trẻ.
Ví dụ 1: Cô và trẻ quan sát góc thiên nhiên có nhiều loại hoa khác nhau. Khi quan sát đến cây hoa cúc cô sẽ đặt câu hỏi:
+ Các con hãy quan sát và đưa ra nhận xét về cây hoa này nhé!
+Cho trẻ quan sát, so sánh và đưa ra ý kiến riêng sau đó cô đặt các câu hỏi
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy định,chăm sóc vườn rau bắt sâu cho rau và ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Ví dụ 2: Cho trẻ làm thí nghiệm: “Hoa nở trong nước”
- Chuẩn bị: Mỗi trẻ 3, 4 bông hoa gấp từ giấy và khay nước
- Cách tiến hành: Cho trẻ lần lượt thả hoa vào khay nước và trẻ quan sát. Cô đặt câu hỏi để trẻ đưa ra phán đoán, nhận xét, giải thích của mình.
- Giải thích và kết luận: Nụ hoa làm bằng giấy khi thả xuống nước, đợi một thời gian ngắn nước sẽ ngấm vào trong các cánh hoa bung ra giống như nụ hoa đang nở thành bông hoa.
Đặc điểm tâm lý của trẻ Mầm non là trẻ nhanh nhớ và cũng chóng quên, khả năng ghi nhớ của trẻ không linh hoạt. Theo phương pháp dạy học tích hợp, hoạt động khám phá có thể lồng ghép kết hợp với tất cả các hoạt động khác sẽ giúp các hoạt động khác trở lên sinh động hơn. Đồng thời trẻ sẽ nhớ kiến thức sâu hơn.
Trong dạy học không có hoạt động nào, không có phương pháp nào là duy nhất, mà để đạt được hiệu quả giáo dục cần phải phối hợp lồng ghép giữa các lĩnh vực, các phương pháp mới có được hiệu quả tốt nhất với người học. Hiểu được vấn đề ấy trong các hoạt động tôi thường xuyên lồng ghép khám phá vào trong các hoạt động khác như Làm quen với toán, âm nhạc, văn học, …
Ví dụ trong hoạt động âm nhạc: Trẻ học bài hát “Cá vàng bơi”
Tôi cho trẻ quan sát bức tranh (chậu cá thật) về những chú cá vàng đáng yêu sau đó hỏi trẻ:
+ Đây là cá gì? Nêu các đặc điểm của chúng?
+ Chúng thường được nuôi ở đâu? Cá vàng ăn gì?
+ Vai trò của cá vàng để làm gì? Nêu cảm nhận của các con về những chú cá này?
Sau khi trò chuyện, tìm hiểu về những chú cá vàng tôi giới thiệu với trẻ bài hát nói về những chú cá đáng yêu này. Bài hát “Cá vàng bơi”.
Qua buổi học âm nhạc tôi đã giúp trẻ có thêm những hiểu biết về đặc điểm và vai trò của những con cá vàng từ đó trẻ cảm thấy yêu thích bài hát hơn, hoạt động âm nhạc trở nên hứng thú hơn.
Và những hoạt động khám phá thường được quan niệm khô khan thì tôi luôn khéo léo lồng ghép tích hợp các hoạt động khác như: Toán, âm nhạc, tạo hình,văn học… để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn.
Ví dụ trong giờ hoạt động ngoài trời:
Trong bài nhặt lá vàng rơi: Tôi cho trẻ nhặt lá vàng rơi sau đó cho trẻ tự quan sát, khám phá chiếc là mà mình đã nhặt được. Tiếp theo cho trẻ trao đổi chiếc lá cho nhau và cùng nhau so sánh chiếc lá đó xem 2 chiếc lá có gì giống và khác nhau. Đưa ra phán đoán, suy luận của mình về chiếc lá đó như:
+ Tại sao lá có màu xanh, lá có màu vàng,+ Tại sao lá vàng lại rụng....
- Hay trong giờ quan sát thời tiết: Tôi cho trẻ ra sân và hỏi trẻ
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Khi ra nắng thì con cảm thấy thế nào?+ Trời mưa thì sao?
=> Giáo dục trẻ khi ra mưa, nắng phải có mũ hay ô để đội.
Ví dụ trong giờ phát triển vận động
Trò chơi: Ném vòng vào cổ chai
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, lần lượt các con của đội đứng trước vạch chuẩn cầm vòng ném vào cổ chai.
Luật chơi: Trò chơi diễn ra một bản nhạc, hết bản nhạc đội nào ném được nhiều vòng vào cổ chai đội đó sẽ chiến thắng. Mỗi bạn chỉ được ném 1 vòng, vòng có màu gì phải ném vào đúng chai màu đó. Những vòng ném sai màu và vòng rơi ra ngoài không được tính
+ Tại sao đội bạn lại ném được vòng vào cổ chai?
Trò chơi:Thả bóng vào ô
+ Tại sao quả bóng này không thả vào ô
+ Quả bóng to không thả được vào ô vì bóng to hơn ô
Kết quả: Thông qua biện pháp này không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ mà còn giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường và bảo vệ, phát triển vận động tính nhanh, khéo léo của trẻ.
3.6. Biện pháp 6: Kết hợp với với phụ huynh
Để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng. Chính vì vậy giáo viên cần phải trao đổi thường xuyên việc học tập và vui chơi của trẻ tới các bậc phụ huynh, để việc học của trẻ được tốt nhất khi đến trường cũng như khi về nhà.Vì thế ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về các hoạt động của trẻ trong trường mầm non trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.
Tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như thông qua bảng tuyên truyền của lớp, trang trí những hình ảnh của chủ đề đang học một cách sinh động. Thường xuyên trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ, tình hình học tập của trẻ đặc biệt qua các buổi đón trả trẻ tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp, về các chủ đề sự kiện trẻ đang học giúp phụ huynh nắm rõ từ đó có thể tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm ở nhà, củng cố thêm kiến thức.
Ví dụ: Một số loại cây.
Tôi cho trẻ tìm hiểu về sự nảy mầm của cây. Trẻ được tham gia trải nghiệm và thực hiện công việc xong do thực nghiệm cần thời gian trẻ mới thu được kết quả .Nhận được kết quả giúp trẻ nhớ hơn, hiểu và kích thích trí ham học hỏi.
Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp cho lớp còn thiếu những gì từ đó vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng như có phụ huynh đã sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật hoa quả, một số danh lam thắng cảnh để ủng hộ, có bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một số loại cây ăn quả để trồng góc thiên nhiên, được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình. Hàng ngày trước khi dạy một bài tìm hiểu nào tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về bài học ngày hôm nay về nhà các bậc phụ huynh cùng trò chuyện với trẻ về bài học hoặc có thể cung cấp cho trẻ một số kiến thức để cho trẻ học tập tốt hơn.
Kết quả: Qua biện pháp này phụ huynh dần hiểu hơn về các hoạt động của trường, của lớp. Từ đó, phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Có rất nhiều phụ huynh còn ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động khám phá để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn.
* Đối với giáo viên:
- Bản thân thấy vững vàng, tự tin trong việc lựa chọn các hoạt động nhất là hoạt động khám phá.
* Đối với trẻ:
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
- Hiểu các nguyên nhân và hiện tượng xung quanh
- Biết đặt câu hỏi tại sao và đưa ra phán đoán, suy luận, giải thích.
- Nhận biết đặc điểm lợi ích của con vật, cây hoa, quả, các hiện tượng tự nhiên quen thuộc
* Phụ huynh:
- Tin tưởng vào sự chăm sóc và giáo dục của cô giáo cũng như Nhà trường. - 100% phụ huynh đưa trẻ đi học đều và rất quan tâm đến họat động khám phá.
* Kết quả có so sánh đối chứng với tổng số học sinh 36 trẻ:
STT |
NỘI DUNG KHẢO SÁT |
Đầu năm |
Cuối năm |
Đạt |
Chưa đạt |
Đạt |
Chưa đạt |
Sl |
% |
Sl |
% |
Sl |
% |
Sl |
% |
1 |
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động |
13 |
36% |
23 |
64% |
36 |
100% |
0 |
0% |
2 |
Hiểu các nguyên nhân và hiện tượng xung quanh |
10 |
28% |
26 |
72% |
33 |
92% |
3 |
8% |
3 |
Biết đặt câu hỏi tại sao và đưa ra phán đoán, suy luận, giải thích. |
11 |
31% |
25 |
69% |
30 |
83% |
6 |
17% |
4 |
Nhận biết đặc điểm lợi ích của con vật, cây hoa, quả, các hiện tượng tự nhiên quen thuộc |
12 |
33% |
24 |
67% |
34 |
94% |
2 |
6% |
III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
Từ những biện pháp nêu trên tôi đã thực hiện với trẻ lớp tôi trong năm học này, đến nay tôi nhận thấy kết quả rất khả quan. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp của đề tài đã có hiệu quả nhất định.
Tuy kinh nghiệm còn ít nhưng được rút ra từ thực tiễn giảng dạy cùng sự đóng góp một phần không nhỏ của ban giám hiệu nhà trường ,các bạn đồng nghiệp.
- Đề nghị các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường đầu tư thêm kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tiếp tục mở các chuyên đề, bồi dưỡng về phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
- Tổ chức cho giáo viên thăm quan, học hỏi các đơn vị bạn trong thành phố nhiều hơn nữa để học hỏi nhiều kinh nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi đã được áp dụng trong năm học 2019 - 2020 và đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao trong những năm học .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CỦA TRẺ
Ngày khảo sát:......./......../20......
Các bậc phụ huynh kính mến!
Hoạt động khám phá có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì vậy ngay từ nhỏ trẻ cần được tham gia vào các hoạt động lao động. Các bậc phụ huynh đã cho con khám phá được gì? Các con đã làm được những việc gì?
Để giúp cho giáo viên ở lớp có được những thông tin chính xác về hoạt động khám phá của trẻ, các cô giáo lớp A4 rất mong các Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi trong
“Phiếu khảo sát hoạt động lao động cuả trẻ”.
Những thông tin mà các anh/chị cung cấp rất quan trọng trong việc khảo sát hoạt động lao động của trẻ. Cảm ơn sự hợp tác của anh/chị! Chúc anh/chị may mắn và thành công trong sự nghiệp.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên (Bố hoặc mẹ):…………………………………………………………
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………..........
Số điện thoại: ……………………………………………………………………
Email:……………………………………………………………………………
Họ và tên (Trẻ): …………………………………………………………………
Ngày sinh:…………………………………… Giới tính :………………………
B. PHẦN DÀNH CHO PHỤ HUYNH:
Các anh (chị) hãy trả lời những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:
Câu 1: Trẻ hiểu các nguyên nhân và hiện tượng xung quanh
Câu 2: Biết đặt câu hỏi tại sao và đưa ra phán đoán, suy luận, giải thích
Câu 3: Nhận biết đặc điểm lợi ích của con vật, cây hoa, quả, các hiện tượng tự nhiên quen thuộc
Câu 4: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
C. PHẦN DÀNH CHO TRẺ
- Bé hãy vẽ mặt cười vào hoạt động khám phá mà bé đã được quan sát thực hành.
|
Thí nghiệm làm nước soda
Thí nghiệm bắp cải tím đổi màu
Bé quan sát vườn rau
PHỤ LỤC HỌA
1. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khám phá
Hình ảnh 1: Giáo viên ứng ụng công nghệ thông tin trong giờ học khám phá
2. Biện pháp 3: Tổ chức các thí nghiệm cho trẻ trải nghiệm về hoạt động khám phá.
Hình ảnh 2: Thí nghiệm pha màu nước
Hình ảnh3: Thí nghiệm đa khô với nước
Hình ảnh 4: Thí nghiệm đĩa cầu vồng
Hình ảnh 5: Tthí nghiệm làm kem
3. Biện pháp 4: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phán đoán ở trẻ.
Hình ảnh 6: Trẻ quan sát góc thiên nhiên
Hình ảnh 7: Trẻ tham quan ngoài trời
Hình ảnh 8: Thí nghiệm hoa nở trong nước
4. Biện pháp 5: Lồng ghép hoạt động khám phá vào các hoạt động khác
Hình ảnh 9: Minh họa trẻ nhặt lá và quan sát
5. Biện pháp 6: Kết hợp với với phụ huynh
Hình ảnh 10: Phụ huynh ủng hộ cây cảnh cho lớp