I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong những năm qua, toàn ngành giáo dục đã và đang tích cực phát động phong trào thi đua “Xây dựng rường học thân thiện học sinh tích cực” thì việc xây dựng “Lớp học thân thiện” càng trở nên cần thiết. Nếu trẻ được học trong một môi trường vật chất đầy đủ với phòng lớp phù hợp, thoáng mát, trang thiết bị, ĐDĐC đa dạng phục vụ tốt cho nhu cầu của trẻ là điều kiện thuận lợi để giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, được học trong môi trường thiên nhiên tốt cũng giúp trẻ có tinh thần thoải mái, trẻ được đến gần với thiên nhiên và từ đó cũng phát triển được ở trẻ cảm xúc thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện trí tưởng tượng phong phú, tư duy của trẻ không ngừng được mở rộng để hướng đến cái đẹp cho cuộc sống trẻ sau này. Mặt khác trẻ được vui chơi học hành trong môi trường xã hội tốt ở đó có một bầu không khí thân thiện, gần gũi giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ như ở gia đình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú tích cực thích được đến lớp, được vui chơi học tập và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ tốt hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng được một trường học thân thiện? Là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn tìm mọi cách để tất cả các cháu cảm nhận được “Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui” và tôi đã trăn trở suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp”.
*Điểm mới của đề tài: Từng bước nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng lớp học thân thiện tại trường Mầm non ”. Tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc và hoạt động trong môi trường an toàn, thân thiện. Góp phần hình thành cho trẻ thói quen nề nếp, sống thân thiện biết quan tâm, chia sẽ, yêu thương giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh, có kỹ năng giữ vệ sinh chung và vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, lễ phép trong giao tiếp với mọi người, cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, biết giúp cô lao động tự phục vụ và làm những công việc vừa sức. Tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh.
2. Phạm vi áp dụng đề tài
Do điều kiện về thời gian và điều kiện công tác nên tôi chỉ nghiên cứu “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp” ở đơn vị tôi công tác.
Đề tài này được áp dụng ở lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi tôi phụ trách và bước đầu được áp dụng cho khối mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi tại đơn vị.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
1.1. Thuận lợi
Là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và được đánh giá KĐCLTMN đạt cấp độ 2. Nên đã có sự đầu tư về hệ thống khuôn viên, bồn hoa, cây cảnh. Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị trong, ngoài lớp được trang cấp tương đối đảm bảo, có đầy đủ các góc, đồ dùng đồ chơi cho trẻ động hàng ngày.
– Ban giám hiệu luôn luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho lớp học: Trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, Ti vi 42 in, đầu đĩa, đàn, nối mạng internet, mua sắm các tập tranh ảnh về các chuyên đề, đầu tư xây dựng khuôn viên trường lớp có hệ thống bồn hoa cây cảnh, đồng thời BGH phối kết hợp với bác bảo vệ cùng chi đoàn trường trồng và chăm sóc cây xanh. Nhà trường chỉ đạo các lớp xây dựng vườn sau sạch, vườn hoa cho trẻ được quan sátvà chăm sóc hàng ngày.
– Nhà trường luôn chỉ đạo giáo viên sát sao về chuyên môn, tổ chức các hội thi như: Hội thi trang trí nhóm lớp đẹp, cách trang trí nhóm lớp phù hợp với từng chủ đề và phù hợp với nội dung các ngày lễ hội, thường xuyên thăm lớp để nhắc nhỡ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng. Kịp thời động viên sự sáng tạo của giáo viên tạo hứng thú cho giáo viên thường xuyên thay đổi nội dung tuyên truyền ở các góc, các biểu bảng để tạo sự hứng thú cho trẻ tích cực tham gia đến lớp và hứng tha tham gia vào hoạt động đạt kết quả cao.
– Bản thân có trình độ trên chuẩn, luôn yêu nghề mến trẻ, say sưa với công việc, có ý thức tự học cách trang trí, xây dựng lớp học ở các trường, tự bồi dưỡng, nghiên cứu nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh, với đồng nghiệp để sưu tầm tìm kiếm các ĐDĐC, học liệu mỡ, tranh ảnh, cây xanh để tranh trí ở lớp và cho trẻ được hoạt động hàng ngày.
– Cháu đến lớp đều, phần đa trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn, thích tìm tòi khám phám những điều mới lạ và hứng thú tham gia vào các hoạt động.
1.2. Khó khăn
– Khuôn viên còn ít cây xanh, sân chơi cho trẻ HĐNT và hoạt động tự do đang còn ít đồ chơi, việc bố trí sắp xếp các góc cũng như trang trí tranh ảnh tuyên truyền và vị trí xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động còn hạn chế, khu vực đất để để quy hoạch xây dựng vườn rau của bé còn chật hẹp dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng môi trường xanh sạch đẹp của lớp theo kế hoach đề ra.
– Phòng học xây dựng chưa đảm bảo theo quy định hiện nay, công trình vệ sinh đã xuống cấp, nước phèn.
– Một số trẻ mới chuyển đến trường, nên chưa mạnh dạn để tham gia vào các hoạt động. Một số trẻ gia đình có điều kiện hay nuông chiều con em nên đi học chưa thường xuyên.
Diện tích lớp học còn chật nên chưa bố trí được khu vực ăn, ngủ riêng cho trẻ, việc sắp xếp bố trí các góc chơi động tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, công trình vệ sinh còn dùng chung với nhiều lớp khác nên quá tải chưa thuận tiện cho trẻ khi tham gia hoạt động vệ sinh.
2. Các giải pháp thực hiện:
Từ thực tế những thuận lợi, khó khăn trên, tôi đã tìm ra được “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp” như sau:
*Biện pháp thứ nhất: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học:
“Xây dựng môi trường lớp học” là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động cho trẻ. Trong lớp học giáo viên cùng trẻ xây dựng được “Lớp học thân thiện” với môi trường trong lớp học phải sạch sẽ thoáng mát, trang trí hài hòa phù hợp nổi bật được các nội dung giáo dục theo từng chủ đề. Đặc biệt trang trí nổi bật được nội dung các ngày lễ hội “Ngµy héi đến trường của bé”, “Bé vui đón tết trung thu”, “TÕt vµ mïa xu©n”, “Ngày hội của bà, của mẹ, của cô giáo”… Ở trong lớp làm nhiều góc mở để lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, các đồ dùng đồ chơi sắp xếp trên giá gọn gàng, dễ nhìn, dễ lấy thuận tiện cho trẻ sử dụng, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ có tính giáo dục cao sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gủi, chủ động trong việc tìm tòi nội dung của các môn học. Đây là động cơ để giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Từ đó thu hút cháu đến lớp với các hoạt động 1 cách tự tin và hứng thú…
Đối với trẻ mầm non nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Đặc điểm của trẻ là: “Học mà chơi, chơi mà học”. Hiểu được đặc điểm của trẻ nên ngoài những trang thiết bị, ĐDĐC của ngành trang cấp, của phụ huynh phối hợp với nhà trường mua sắm cho trẻ. Tôi luôn phối kết hợp với cô trong lớp, các cô trong trường, để tạo ra nhiều loại đồ dùng, tranh ảnh sưu tầm, tìm kiếm đưa thêm các học liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương như hột hạt, cát, đá, các loại hoa lá, cỏ khô… đưa vào trong lớp học đặt ở góc học liệu mỡ để cho trẻ hoạt động tạo ra các đồ dùng đồ chơi từ đó trẻ rất hứng thú tham gia.
Cụ thể: Trong suốt thời gian vừa qua tôi đã sưu tầm bìa lịch cũ, bìa cat tong, để vẽ tranh, sưu tầm các loại sách báo củ để cắt các hình ảnh trang trí theo chủ điểm, trang trí góc “Bé học kỹ năng sống ”,…tranh mẫu tạo hình, tranh thơ chuyện cho trẻ làm quen trong các tiết học. Tìm các phế liệu như chai lọ, các hộp sữa, chai dầu gội đầu, hộp C, chai nước chin su, chai dầu xả, chuột máy tính bị hỏng, … tạo ra các con vật như con công, con voi, con cá… các đồ dùng trong gia đình như: Cái soong, bếp ga, cái bát, các ngôi nhà, các tấm thiệp, các phương tiện giao thông như: Xe ô tô, máy bay, thuyền buồm, tàu hỏa …phong phú đa dạng các chủng loại để cho trẻ được hoạt động, khám phá trải nghiệm trong và ngoài tiết học. Đối với trẻ ở lớp tôi, trẻ luôn luôn thích tìm hiểu khám phá những điều mới lạ. Vì thế từ đầu năm học đến nay t«i luôn bám sát kế hoạch của từng chủ đề nhánh để thay đổi các đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, môi trường phù hợp theo từng tuần để kích thích hứng thú trẻ ®Õn líp. Ngoài ra, tôi còn phối hợp với bác bảo vệ trường các cô nu«i dưỡng, các cô giáo là đoàn viên trong chi đoàn trường cïng trång và chăm sóc các cây cảnh, vườn hoa, xây dựng vườn rau sạch tạo môi trường thiên nhiên ngoài lớp học xanh – sạch – đẹp để cho trẻ dạo chơi quan sát đó cũng là điều thú vị, hấp dẫn để trẻ thích đến trường đến lớp.
*Biện pháp thứ hai: Luôn tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, tự tin mạnh dạn khi đến lớp.
Năm học này tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp lớn 3, cháu ở lớp tôi phần lớn đa số đã học qua các lớp mẫu giáo nhỡ chuyển lên. Nên các cháu đã quen dần với mọi nề nếp sinh hoạt ở trường nhưng cũng còn một số cháu ở trường khác chuyển đến với ngôi trường mới, đến với cô, với bạn bè xa lạ ở trong lớp, nên các cháu còn rất nhiều bở ngỡ. Hiểu được đặc điểm tâm lí của trẻ, bằng tất cả tấm lòng sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Tôi luôn cố gắng tận tâm với nghề để làm người mẹ hiền thứ 2 của trẻ. Tôi đã đến gần bên các cháu dỗ dành dịu dàng, thương yêu vỗ về trẻ, chăm sóc trẻ chu đáo, đối xử công bằng với trẻ, coi trẻ như con đẻ của mỡnh để trẻ có cảm giác an tâm hơn. Đặc biệt đối với những cháu yếu, cháu cũn nhỳt nhỏt tụi luụn tạo thiện cảm với trẻ qua nột mặt, điệu bộ cử chỉ ân cần âu yếm để trẻ mạnh dạn tự tin bày tỏ những suy nghĩ, tỡnh cảm của mỡnh với cụ, với cỏc bạn. Vả lại thời gian các cháu ở bên cô còn nhiều hơn thời gian bên gia đình, bên mẹ. Chính vì thế trong suốt thời gian ở trường tôi luôn cố gắng đáp ứng các nhu cầu của trẻ, bởi vì khi trẻ đến lớp trẻ rất cần cảm giác thoải mái an toàn, Nhưng các cháu lớn dần lên, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin thì không thể thiếu “Bàn tay chăm sóc của cô”. Nhu cầu chăm sóc ăn, ngủ, vệ sinh, sửa sang quần ỏo, đầu tóc gọn gàng cho trẻ…là nhu cầu tất yếu của trẻ, sự yêu thương đó thể hiện ngay cả ở trong từng việc làm nhỏ như dùng lược chải nhẹ mái tóc cho cháu, xúc cho trẻ từng muỗng cơm, muỗng sữa, săn sóc quan tõm khi cháu ốm… với những cháu suy dinh dưỡng, những cháu biếng ăn uống tụi thường bón cho cháu từng muổng cơm, dỗ dành, động viên cháu ăn hết khẩu phần ăn của mỡnh, cũn với cháu khó ngủ thì giờ ngủ tôi thường kể cho các cháu nghe những câu chuyện cổ tích, cho trẻ nghe đĩa nhạc các làn điệu dân ca, dỗ dành ấp ủ trẻ, sửa từng tư thế giấc ngủ cho trẻ giúp cho trẻ ngủ thoái mái và thẳng giấc ngủ hơn…Với những việc tôi đã làm và cử chỉ thái độ nhẹ nhàng, tôi luôn nâng đỡ dìu dắt trẻ từng bước từng ngày, mong sao tất cả các cháu ngày một khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và phát triển toàn diện hơn về mọi mặt .
*Biện pháp thứ ba: Tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia
Ngoài việc tạo môi trường ngoài lớp học hấp dẫn để lôi cuốn trẻ, tình yêu thương của tôi dành cho các cháu. Trẻ đến trường cần học tập, lĩnh hội một số kiến thức, kỹ năng thông qua các hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động vui chơi, qua các trò chơi dân gian tập thể, qua tiếp xúc trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ…Từ đó để nhằm phát triển những khả năng của trẻ, hình thành những cơ bản ban đầu của nhân cách con người, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là dễ nhớ nhưng lại nhanh quên. Vì vậy tôi đã bám sát vào mục tiêu của từng chủ đề, đặc điểm tình hình của trẻ tại lớp mình để tìm ra các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo, hệ thống câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, phù hợp với khả năng của trẻ để tổ chức cho trẻ học tập vui chơi một cách thoải mái, không gò ép, không áp đặt trẻ. Ngoài ra để cỏc tiết dạy và cỏc hoạt động sinh động, sỏng tạo và gõy được sự tập trung chỳ ý của trẻ tôi luôn chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi trực quan phải đảm bảo tớnh sư phạm, màu sắc, hỡnh dỏng rỏ nột bắt mắt, phự hợp với nội dung của từng bài cụ thể như: Tranh ảnh, vật thật, sa bàn đặc biệt là thiết kế bài giảng điện tử để tổ chức cho trẻ hoạt động. Trò chuyện tiếp xúc với trẻ cởi mở, luôn lắng nghe các ý kiến của trẻ, khi trẻ làm chưa đúng hoặc trả lời sai tôi nhẹ nhàng động viên khích lệ trẻ, không quát mắng trẻ tạo cho trẻ cảm giác tự tin hơn. Trong các ngày hội ngày lễ hội như “ Ngày hội của mẹ của bà của cô giáo”, “Tết và mùa xuân”, “Bé vui đón tết trung thu”… tôi cùng các cô giáo ở các lớp trong trường tổ chức cho trẻ tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ, hay cựng tham gia cỏc hội thi do trường tổ chức.
Không những thế ở những giờ HĐNT, giờ chơi tự do tôi còn tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như trò chơi ” Kéo co”; “Rồng rắn lên mây”; “Kéo cưa lừa xẻ”; “Bịt mắt bắt dờ”…qua cỏc trũ chơi này trẻ rất tích cực hưởng ứng tham gia. Hay những buổi chiều thứ 6 hàng tuần tụi thường xuyờn tổ chức hoạt động đóng chủ điểm nhằm kớch tớch trẻ trong lớp mạnh dạn thi đua nhau trả lời, biểu diễn lại cỏc bài thơ, bài hỏt, cõu chuyện … trong chủ đề vừa học xong. Bên cạnh đó bản thân tôi luôn sưu tầm các trò chơi mới như trò chơi “Bỏnh xe quay”; “Rung chuông vàng”; “Bé vui cùng chương trình đồ rê mí”; “ễ cửa bớ mật” để tổ chức cho trẻ chơi nhằm cũng cố ôn luyện các kiến thức, vừa tập cho trẻ biết thi đua lẫn nhau và tự tin, vững vàng, tạo tâm thế vững chắc cho trẻ bước vào lớp một phổ thông. Bản thân tôi cũng không ngừng học tập tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tham khảo thêm tài liệu, học hỏi ở các chị em bạn bè đồng nghiệp để có thêm một số kiến thức vận dụng vào trong quá trình giảng dạy và ngày một nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tốt hơn.
*Biện pháp thứ 4. Rèn kỹ năng sống cho trẻ:
Rèn kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nội dung rất cần thiết để hình thành cho trẻ thói quen nề nếp tốt, giữ vệ sinh chung và vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, lễ phép trong giao tiếp với mọi người, cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, biết giúp cô lao động tự phục vụ và làm những công việc vừa sức. Để dạy trẻ kỹ năng sống trước hết giáo viên hãy tỏ ra rằng mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ. Việc dạy hành động cho trẻ quá đơn giản: Như nhặt một chiếc lá rơi, nói một câu xin lỗi, một câu cám ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn và con người có thể gây nguy hại cho trẻ…Nhưng để trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động trên và thực hiện hành động trên và chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ không phải do bị ép buộc thì lại là một vấn đề khác.
Ví dụ: Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình thì cô giáo phải là tấm gương cho trẻ noi theo đó là cô giáo nói lời cám ơn với đồng nghiệp, với trẻ thì sẽ hình thành được ý thức của việc nên cám ơn người khác một cách tự nhiên cho trẻ.
Hay sau tiết học xé dán cô hỏi trẻ: Các cháu thấy lớp học của mình bây giờ thế nào nhỉ? Đố các cháu biết để lớp học gọn gàng hơn thì cô cháu mình cần phải làm gì nào? Chỉ câu nói thế thôi trẻ đã biết mình cần làm gì và trẻ sẽ thực hiện việc làm của mình là dọn dẹp lớp, cất ĐD một cách hứng thú phấn khởi và chỉ vài phút sau lớp học sẽ đẹp hơn, gọn hơn và ngăn nắp hơn. Từ đó cô kịp thời khen ngợi trẻ để giúp trẻ phát huy trong những giờ hoạt động khác.
*Biện pháp thứ năm: Công tác phối kết hợp:
– Phối hợp với đồng nghiệp:
Luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm của chị em, giáo viên trong trường. Phối kết hợp giữa hai cô trong lớp lựa chọn phương pháp, biện pháp, cỏc hỡnh thức tổ chức phự hợp, sỏng tạo, cỏch tạo môi trường lớp học thõn thiện để chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả cao. Phối kết hợp trong việc sưu tầm ĐDĐC, tranh ảnh, các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, các trũ chơi phù hợp theo từng chủ điểm, phù hợp với trẻ để tổ chức trong các hoạt động được tốt. Trao đổi đề xuất với ban giám hiệu nhà trường các thông tin góp ý của phụ huynh, những vướng mắc trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp cho tôi thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên trong việc xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp.
– Phồi kết hợp với phụ huynh:
Cụng tỏc phối kết hợp giữa phụ huynh và giỏo viờn là vấn đề rất cần thiết đối với trẻ. Đây chính là chổ dựa vững chắc cho các cháu, giúp các cháu khỏi thấy cô đơn, hụt hẩng, là động lực để các cháu tự tin hơn trong cuộc sống vỡ thế giỏo viờn và phụ huynh phải quyết tõm “Nối nhịp cầu chăm sóc giáo dục” cháu được tốt. Bởi thế tôi đó mạnh dạn trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, luôn động viên cổ vũ khích lệ trẻ thường xuyên đến lớp, khen ngợi trẻ kịp thời khi trẻ làm được một việc tốt. Tập cho trẻ có một thói quen tự phục vụ cho bản thân và biết giúp đỡ người lớn làm một số công việc nhỏ vừa sức trẻ để từ đó trẻ có ý thức tự lập, chủ động…Đồng thời tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tỡnh hỡnh học tập, sức khoẻ của trẻ ở lớp kịp thời thụng báo những điều bố mẹ cần biết, qua sổ bé ngoan, phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ hay qua trũ chuyện trực tiếp để phụ huynh có tinh thần hợp tác tỡm ra cỏc biện phỏp chăm sóc giáo dục trẻ cùng với cô giáo tốt hơn. Đây cũng là một điều kiện để giúp trẻ quen dần với mọi sinh hoạt ở lớp, ở trường. Không những thế tôi còn phối hợp với phụ huynh để sưu tầm các học liệu mở, học liệu sẳn có ở địa phương như: Trấu, mùn cưa, rơm, chai lọ, vỏ hộp bỏnh, ngao, sũ, gỏo dừa, sách báo, tranh ảnh, bỡa lịch củ, đĩa nhạc, đĩa thơ truyện,… để làm dồi dào đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động ở lớp.
* Hiệu quả sau khi áp dụng các biện pháp
Sau khi thực hiện một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiên đó giỳp tụi hoàn thành tốt việc xõy dựng cỏc gúc tuyờn truyền, cỏc hệ thống biểu bảng, cỏc chậu hoa cõy cảnh, cỏc trũ chơi… làm tăng thêm vẽ đẹp khang trang của trường, lớp tạo được môi trường thân thiện trong tổ chức hoạt động cho trẻ. Môi trường lớp học được thay đổi theo từng chủ đề, luôn đảm bảo có dạng mở để trẻ tích cực hoạt động. Lớp xanh hơn, đẹp hơn, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đóng, bàn ghế phự hợp với độ tuổi.
Giúp trẻ hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, chủ động, sáng tạo, yêu trường, yêu lớp và chăm chỉ đến trường đến lớp nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng giao tiếp, khả năng hợp tác theo nhóm, rèn kỹ năng sống.
– 95% trẻ trong lớp rất thích được đến trường đến lớp, tỉ lệ bé chăm hàng tháng đạt 98% trở lên.
– 90% trẻ lớp tới lớp có quen nề nếp trong việc giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh phong quang vườn trường, vệ sinh trong các giờ ăn, ngủ tốt.
– 90% trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hàng ngày, lễ phép với người lớn, cô giáo, với bạn bè và mọi người xung quanh.
– Nhiều cháu nhanh nhẹn hoạt bát thích học hỏi, khám phá, có nhiều sáng tạo, có ý thức thi đua lẫn nhau… như cháu Đan Chí, Ngọc Anh, Minh Tiến, Yến Nhi, Gia Khánh và nhiều cháu khác nữa.
– 95% cháu hứng thú tham gia tốt trong các giờ hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động vệ sinh…
– Góc trang trí chủ điểm và các góc chơi luôn được trang trí cân đối đẹp mắt, màu sắc hài hoà bố trí sắp xếp phù hợp đảm bảo về nội dung, mục tiêu của các chủ đề, phù hợp với khả năng của trẻ.
– Sắp xếp xây dựng góc thiên nhiên cho lớp đảm bảo, có cây xanh cho trẻ chăm sóc, cho trẻ quan sát, khám phá.
– Qua thực tế đã giúp cho tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện, lựa chọn nội dung phương pháp tổ chức cho mọi hoạt động linh hoạt sáng tạo hơn.
– Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hội thi “Trang trí nhóm lớp đẹp” đạt giải nhất.
– Tớch cực bồi dưỡng cho cháu có năng khiếu tham gia hội thi bộ khộo tay đạt giải cấp tỉnh
– Phụ huynh ngày càng nhận thức rỏ về tầm quan trọng của phong trào thi đua, quan tâm và ủng hộ nhiều hơn về mọi mặt đặc biệt là qua mổi chủ đề số lượng đồ dùng đồ chơi, sách báo, nguyên phế liệu, cây cảnh. Nhiều phụ huynh còn đóng góp ngày công để tôn tạo môi trường xanh sạch đẹp cùng giáo viên.
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp là việc làm có ý nghĩa thiết thực, nó có vị trí rất quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói riêng. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình được thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học, học mà chơi. Như thế, mỗi ngày trẻ đến trường thực sự là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của trẻ. Trong môi trường phát triển toàn diện đó trẻ được học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của cô giáo, gắn chặt giữa học và hành được rèn luyện kỹ năng sống, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Với những biện pháp đã vận dụng và đạt được những kết quả trên, bản thân tôi đó đúc rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp” như sau:
– Trước hết giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút trẻ tích cực đến trường đến lớp từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể.
– Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch phải phự hợp, có tính khoa học cao đồng thời phải chủ động tham mưu cho ban giám hiệu nhà rường sự phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của lớp của địa phương.
– Tạo môi trường trong và ngoài lớp học hấp dẫn trẻ phải bám sát vào kế hoạch của các chủ đề, điều kiện của nhà trường, khả năng nhận thức của trẻ để xây dựng môi trường phù hợp.
– Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, luôn luôn tạo cho trẻ có cảm giác cô giáo chính là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Nhằm khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động học tập vui chơi một cách phù hợp, hiệu quả.
– Chú trọng các hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia
– Chuẩn bị tốt mọi điều kiện và tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
– Phối kết hợp giữa hai cô trong lớp sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao và các trò chơi phù hợp để tổ chức cho trẻ thường xuyên.
– Tích cực phối hợp với bạn bè đồng nghiệp, các bậc phụ huynh làm nhiều đồ dùng đồ chơi, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.
– Bản thân giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trao đổi với chị em đồng nghiệp đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Học hỏi các hình thức trang trí, cách trồng và chăm sóc cây xanh, làm đồ dùng đồ chơi, sắp xếp, bố trí các góc hài hòa, đẹp mắt…
Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ mầm non hứng thú tích cực đến lớp. Rất mong sự quan tâm và góp ý bổ sung của quý cấp lãnh đạo cùng chị em, bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!