I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận;
Trong thời đại hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đặt lên nền tảng dân trí lấy việc phát huy nguồn lực,làm yếu tố cơ bản, muốn có nguồn lực con ifphair có giáo dục và đào tạo con người từ thủa thơ ấu.
Ca giao Việt Nam có câu:
Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây.
Có nghĩa là khi dạy con từ thủa thơ ấu. vì tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên,làm nền móng cho bậc thang tiếp theo của cuộc đời.
Vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non là giáo giục đạo đức nói chung và lễ giáo nói giêng của bé cũng được hình thành củng cố và hoàn thiện,gia đình và nhà trường, xã hội cần chăm sóc nuôi dưỡng và phát triển,những hành vi có văn hóa cho bé trở thành thói quen tình cảm tự nhiên khi bé lớn lên những hành vi đó xẽ chở thành phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Vì vậy bản than than hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo giục lễ giáo cho trẻ mầm non.
2 Cơ sở thực tiễn :
. Năm nay tôi được phân công dạy lớp 5-6 tuổi , lớp có cháu chưa học qua lớp bé, lớp nhỡ. Phần lớn bố mẹ của các cháu làm nông nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế.
Nhiều trẻ được bố, mẹ, Ông, bà nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh bận công việc ít có thời gian gần gũi con cái, nên việc giáo dục lễ giáo cho con em còn hạn chế, hầu như khoán trắng cho giáo viên.
Đứng trước tình hình như vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Chính vì lẽ đó tôi nghiên cứu đưa ra- một số hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo ,Thông qua một số hoạt động,Đặc biệt là đặt lời mới cho bài hát, sưu tầm các bài thơ ngoài chương trình có nội dung giáo dục lễ giáo , gần gũi với trẻ, kích thích trẻ, kích thích trẻ có những hành vi tốt.
Đầu tiên cô giáo cần giáo dục trẻ những hành vi văn minh trong cuộc sống hằng ngày có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, bạn bè, có tình yêu đối với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo chúng ta có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về Đức, trí, thể, mỹ.
1 Thuận lợi :
- Nhà trường quan tâm trang bị đầy đủ đồ dung ,đồ chơi,thăm dự lớp thường xuyên,
-Địa hình lớp thoáng mát có phong cảnh sư phạm
- Trẻ đi học tương đối đều, được làm quen và củng cố thường xuyên,nên đã có một số nề nếp, quen trong hoạt động ,
- Cô giáo nhiệt tình, yêu nghề , tích cực học hỏi ,trao đổi với đồng nghiệp về chuyên môn
2 Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con cái, vì vậy việc học tập của trẻ còn hạn chế,
- Một số phụ huynh bận công việc ít có thời gian gần con cái, họ đưa con đến lớp với mục đích là tất cả là nhờ cô giáo, có trẻ thỉnh thoảng còn nói đệm..
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói lêu, trả lời có những câu cụt, câu què, ra vào lớp tự nhiên...
- NỘI DUNG :
+ Tôi đặt ra các tiêu trí chính
1. Hành vi đẹp đối với bản thân
2.Hành vi đẹp đối với mọi người xung quanh
3. hành vi đẹp đối với môi trường xung quanh
-Sau đây tôi xin trình bày 1 trong những hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ ,
II - Giải quyết vấn đề
1. Tâm lí lứa tuổi mẫu giáo tri giác bằng trực quan và hành động cụ thể, nên những hành vi, hành động, lời nói,trong bài thơ, bài hát,trong trò chơi, có tác dụng sâu sắc đến tâm lý của trẻ,
2. Tôi lựa chọn lồng vào một số bài học, các hoạt động phù hợp với nội dung, giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi,
3. Để việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đạt kết quả cao,tôi dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ, dựa vào tiêu trí tôi đề ra trong tháng
Để có một kết quả tốt về giáo dục lễ giáo cho trẻ, đầu năm học tôi đã lên kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ theo từng tháng và nội dung sau:
Thời gian
Nội dung giáo dục
Yêu cầu đạt
Tháng 9
- Nghe lời cô giáo
-Biết yêu quý trường lớp , không bôi bẩn lên tường
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Biết xin phép cô khi ra vào lớp
75%
Tháng 10
- Khi nói phải niềm nở rõ ràng,nói hết câu, không nói to, la hét
- Khi nói với người lớn phải thưa gửi vâng dạ, khi nói với bạn xưng hô ,tôi, mình, bạn,
- Sẵn sang nhường đồ chơi cho bạn hoặc rủ bạn cùng chơi
- Biết chào hỏi khi có khách đến thăm
80%
Tháng 11
- Khi nhận quà và nhận sự giúp đỡ của ai, bé biết cảm ơn, sai xin lỗi ,
- Thấy bạn ngã phải đỡ bạn dậy
85%
+ Nếu cô chỉ dùng các bài hát, bài thơ trong chương trình thì chưa đủ, cô còn phải sưu tầm,sáng tác, viết lời mới cho bài hát,bài thơ ngoài chương trình, có mang nội dung giáo dục lễ giáo phù hợp cho trẻ mẫu giáo để dạy cho trẻ như:
* Đặt lời mới cho bài hát
Mười nhớ (Dân ca quan họ Bắc Ninh)
Một em nhớ nghe lời cô dạy
Hai em nhớ gọn gàng
Ba em nhớ lễ phép
Bốn em nhớ vâng lời mẹ cha
Ông, bà vui ,cha mẹ mừng em gắng học hành,
Năm em nhớ đi học chuyên cần , nên em nhớ hà hội ha tính tình,
tính a tinh tính tình tình tinh,không đùa nô, giữ trật tự trong lúc học bài ,
Sáu em nhớ trung thực thật thà
Bảy em nhớ không vòi vĩnh mẹ
Tám em nhớ đoàn kết giúp bạn
Chín em nhớ giữ vệ sinh chung
Không trèo cây, không bẻ cành vứt rác ngoài đường
Mười xinh tang tình là em múa hát mừng tình cô, nghĩa mẹ,tính a tinh tính tình tình tinh,
Ông bà vui, cha mẹ mừng hạnh phúc mọi nhà.
*Sáng tác bài thơ có nội dung giáo dục lễ giáo:
Bài thơ 10 yêu
1 yêu học giỏi chăm ngoan
2 yêu ngay ngắn gọn gàng vệ sinh
3 yêu đoàn kết hết mình
4 yêu chào hỏi văn minh hàng ngày
5 yêu mến bạn kính thày
6 yêu thể dục hăng say khỏe người
7 yêu vui vể nói cười
8 yêu múa hát cho người bé xinh
9 yêu bé khéo xếp hình
10 yêu thương mãi nghĩa tình thày cô.
* Sưu tầm các bài thơ
Bé ngoan
Trăng ngoan trăng sáng sân nhà
Đền ngoan đèn thắp cho bà ngồi may
Nước ngoan rửa trắng bàn tay
Lửa ngoan giúp mẹ thổi đầy nồi cơm
Trái ngoan trái chín đỏ vườn
Gió ngoan gió quạt hương thơm khắp nhà
Biết nghe lời mẹ, lời cha
Yêu cô, yêu bạn ấy là bé ngoan.
Quang Huy
Nụ cười
Hoa nở từ chiếc nụ con
Gà sinh từ quả trứng tròn nở ra
Khi em chào khách đến nhà
Từ trên môi mẹ nở ra nụ cười.
Ngô Thiêm Xuân
Bé ngoan của bà
Bé tập đếm
Một, hai, ba
Bé nghe bà
Không bêu mắng
Bé em lặng
Bà ngủ trưa
Không chơi mưa
Không nghịch bẩn
Không chen lấn
Khi xếp hàng
Không nói càn
Bé thủ thỉ
Cùng với bà
Bé lên ba
Ngoan bà nhỉ.
Nguyễn ngụy Anh
Đến lớp
Bé cài nơ hồng
Rung rinh nhịp bước
Bướm trắng lượn vòng
Theo nơ đến lớp.
Lấy tăm cho bà
Cô giáo dạy cháu về nhà
Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm
Nhưng bà đã rụng hết răng
Cháu không còn được lấy tăm cho bà
Em đi rót nước bưng ra
Chè thơm hương tỏa kắp nhà vui vui.
Định Hải
Trời mưa
Trời mưa to quá
Nước ngập cả đường
Nghĩ mẹ- Em thương
Trên đường bị ướt
Mong sao mưa ngớt
Trời nắng chan hòa
Đi về đường xa
Mẹ không bị ướt.
Che ô cho bạn
Gió thổi dồn mây đen
Ông trời nổi sấm chớp
Mưa chút xuống ào ào
Gà đi về nơi nào
Ôi gà con ướt lạnh
Nhím liền đến bên cạnh
Lấy ô che cho gà
ếch cũng đem ô ra
Để che mưa cho gà
Mưa tạnh, gió đi xa
Gà con cám ơn Nhím
Gà con cám ơn ếch.
Nguyễn thị Thảo
Bé chăm học
Một thêm một là hai
Bé có hai mắt sáng
Hai bàn tay xinh xắn
Với mười ngón tay ngoan
Tay chăm học, chăm làm
Mắt bé chăm đọc sách
Bé học thật giỏi toán
Bé học thật giỏi văn
Thành trò giỏi con ngoan
Ai cũng đều yêu bé
(Sưu tầm)
Hai quả chuối
Hai quả chuối thơm phức
Nằm ngoan trên đĩa xinh
Bé muốn ăn một mình
Chợt nhớ lời mẹ dặn:
“Một quả là của bé
Một quả dành cho anh
Có cái gì cũng thế
Chia đều hai anh em”.
(Sưu tầm)
Bốn quả bưởi
Bà mới ở quê ra
Mang cho bốn quả bưởi
Bé khoanh tay xin bà
Rồi phân chia tíu tít:
“Quả này con tặng mẹ
Quả này dành tặng cô
Quả này phần anh Nhật
Còn quả này của con!”
Chợt bố cất tiếng, hỏi:
-Thế phần của bố đâu?
Bé nhoẻn miệng, đáp lại:
-Bố con mình ăn chung!
(Sưu tầm)
Cảm ơn- Xin lỗi
Ai giúp cho cái gì?
Nhớ cảm ơn ngay đi
Nhỡ lam điều sai trái
Dù với ai cũng phải
Xin lỗi cho đang hoàng
Muốn trở thành bé ngoan !
Phải biết làm như vậy./.
Chào hỏi lễ phép
Với mọi người
Biết chào hỏi,
Mỗi khi nói
Biết dạ thưa
Không nói bừa
Không la hét.
Khi ăn ăn uống
Lúc vui chơi
Phải biết mời
Biết nhường nhịn.
Muốn được mến
Muốn được yêu
Nhớ những điều
Như thế nhé./.
(Sưu tầm)
“Ăn”
Rửa tay sạch
Bằng xà phòng
Bé đứng trước
Lớn đứng sau
Dắt tay nhau
Ngồi vào ghế
Nhai thật kỹ
Nuốt cho ngon
Ăn hết cơm
Không rơi vãi./.
Xuân Tửu
Những bài thơ ,bài hát trên tôi đưa vào từng tháng, theo các tiêu trí đề ra trong tháng để dạy trẻ, ngoài ra tôi còn giáo dụ lễ giáo cho trẻ ở các hoạt động khác :
* Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai - y tá - bác sĩ.
Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao?
Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
+ Trẻ chơi bán hàng:
Người bán hàng: Cô, chú mua gì ạ?
Người mua: Bao nhiêu một cân cá vậy cô?
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trổng, câu cụt, câu què. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực
* Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi:
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn.
Giờ chơi cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi.
Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời.
Ví dụ: Tham quan vườn cây ăn quả.
Đàm thoại: Muốn có nhiều quả ngon ta phải làm gì?
Khi ăn quả các con nhớ đến ai?
Giáo dục cháu kính trọng, yêu những người lao động, khi ăn phải từ tốn, chậm rãi không vứt vỏ và hạt bừa bãi. Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh, qua nhiều lần như vậy, cháu lớp tôi có những thói quen đó khoản 70%, tôi tiếp tục áp dụng.
* Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học:
Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở trẻ.
Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo môi trường sạch đẹp. Còn đối với kệ góc đồ chơi đầu tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.
Trong lớp tôi có sọt rác, để vào góc lớp, sau mỗi giờ nêu tiêu chuẩn bé ngoan xong, tôi thường nhắc nhở, động viên trẻ sau khi ăn quà vặt nên vứt rác vào giỏ để giữ vệ sinh chung và trẻ thực hiện tốt, nhất là sau hoạt động tạo xé dán trong lớp không còn mảnh giấy vụn nào rơi xuống sàn.
* Phối hợp với các bậc phụ huynh:
Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nên đối với bố mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử. Để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ.
Qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiết đối với bạn bè, đối với người lớn.
Tôi luôn trao đổi với phụ huynh thông qua sổ liên lạc về sự tiến bộ của mỗi cháu để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng phương châm "Trường học là nhà, nhà là trường học".
* Cô gương mẫu chuẩn mực:
Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của cô được trẻ lưu tâm nhất. Vì vậy cô luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với người lớn, với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, gọn gàng tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ.
Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau. Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng. Tác phong quần áo tôi luôn chú ý ăn mặc đẹp, lịch sự, cô tươi trẻ cháu rất thích. Cô thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo hay cô giáo là mẹ hiền, mẹ và cô là hai cô giáo, trẻ có hai mẹ hiền nhất định trẻ sẽ là con ngoan trò giỏi.
* Thông qua giờ nêu gương
Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê. Nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào có hành vi lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa. Tôi làm mỗi màu hoa là một nội dung yêu cầu.
Khi nào trẻ nhận được bông hoa màu gì, tôi hỏi cả lớp vì sao bạn nhận được bông hoa màu đó?
Ngoài ra, vào mỗi sáng tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễ giáo để trẻ thực hiện.
Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũng vậy tôi không bao giờ bỏ qua.
. Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khen ngợi, được khen trẻ thêm tự tin và hào hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô.
III - KẾT QUẢ :
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về lễ giáo tăng lên rõ rệt , lớp tôi đạt được kết quả qua bảng khảo sát như sau:
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép:
- 80%
- 98%
- Trẻ biết xưng hô lễ phép:
- 85%
- 100%
- Biết cảm ơn, xin lỗi:
- 74%
- 95%
- Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định: 100%.
- 85%
- 100%
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường
- 87%
- 97%
- Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn: 95%.
- 82%
-97%
Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ, không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn.
Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn tiếng nói, về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình.
VI - KẾT LUẬN:
Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm: Bản thân cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để góc lễ giáo và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, tôi thay đổi theo từng chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.
Tìm và sưu tầm , đặt lời mới,sáng tác một số bài hát, bài thơ ngoài chương trình,có nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ
Các tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo dưới hình thức hò vè, ca dao, câu đố vào bài học để giáo dục trẻ.
Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương và kể chuyện hàng tuần hoặc tổ chức văn nghệ để động viên tinh thần trẻ.
Gia đình của trẻ thật sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ là những tấm gương sáng và mẫu mực về hành vi ứng xử, chăm sóc, tinh thần trách nhiệm đối với trẻ.
Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thoả mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó môi trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ trong lớp của tôi đã áp dụng thành công trên trẻ, rất mong được sự quan tâm đóng góp của ban giám hiệu.
Tôi chân thành cảm ơn!