Những biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Câu thành ngữ: “ Tiên học lễ, hậu học văn” củaông cha ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trườnghọc. Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một conngười.
Trong thời đại hiện nay,sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu càng cao đối vớihệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “ pháttriển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng vềđạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáodục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ.
Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nóichung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năngsống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi các nhânđể sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻnhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻkiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ýnghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thànhhành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác,với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọingười, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tíchcực. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dụccần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
Song trên thực tế việc dạy kỹ năng sống chotrẻ trong các trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõđược tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạtcho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn,nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôiđã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi.Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào làsai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩnmực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thôngtin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rấtlớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn nhữnggiải pháp khác nhau. Giải quyết phải xuất phát từ trẻ.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một vài biệnpháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả. Qua thời gian thựchiện tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài:“Nhữngbiện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non”.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơsở lý luận:
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tươnglai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhànước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ làvô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển toàndiện nhân cách cho trẻ sau này. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con ngườilà mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thếhệ trẻ.
Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác độngđan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phảilựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áplực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêucực, bạo lực và lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Như chúng ta biết về sự phát triển của nãotrẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát,thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biếtgiải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọngđối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rấtnhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tậpthông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Trong vòng vài năm gần đây, các nhà giáo dục trẻ mầm nonvà các nhà nghiên cứu tâm lý đã tìm ra các trở ngại phát triển của trẻ mà làmchậm khả năng cũng như hạn chế tình trạng tâm lý tích cực ở trẻ. Một trongnhững trở ngại chính đó là khả năng về kỹ năng sống.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát độngphong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”,với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạtđộng giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ độngvà ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹnăng sống cho trẻ mầm non.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quantâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũngmuốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫugiáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp một.
Nghiên cứu gần đây về sựphát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năngbiết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp vớicác yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề một cách cơ bản, một cách tự lập cónhững ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập củatrẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hànhvi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có đượcnhững nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
2. Thựctrạng của vấn đề
Năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi điểm trường Ma Ly Sán với tổng số trẻ là 13cháu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, từđó tôi chọn lọc biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thựchiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi :
- Được sự quan tâmcủa các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất.
- Ban giám hiệu luônquan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thưc tổ chức hoạt độnggiáo dục mầm non, tạo mội điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dụcmầm non mới.
- Tôi có trình độ trênchuẩn, có sự nhiệt tình trong công việc và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyêndành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Là một giáo viên yêunghề, mến trẻ, tận tình với công việc. Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tàiliệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dụctrẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹnăng sống cho trẻ.
* Khó khăn:
- Chưa có nhiều tàiliệu sách báo về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu,tham khảo.
- Giáo viên có nhiềuhạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
-Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ nên trẻchưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi.
* Trước khi khảo sát đề tài tôi tiến hành khảosát các kỹ năng sống trên trẻ, với số lượng là 13 trẻ:
Stt
|
Kỹ năng sống
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ %
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ %
|
1
|
Tính tự tin
|
6
|
46, 3%
|
7
|
53,8%
|
2
|
Kỹ năng hợp tác
|
7
|
53,8%
|
6
|
46,3%
|
3
|
Kỹ năng giao tiếp
|
4
|
30,8%
|
9
|
69,2%
|
4
|
Kỹ năng xử lí tình huống
|
6
|
46, 3%
|
7
|
53,8%
|
5
|
Sự tò mò và khả năng sáng tạo.
|
5
|
38,4%
|
8
|
61,6%
|
6
|
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân.
|
7
|
53,8%
|
6
|
46,3%
|
3. Tổ chức thực hiện các giải pháp
Xuấtphát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc giáo dụckỹ năng sống cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tôi đã nghiên cứu vàđưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống như sau:
3.1. Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Việcdạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là rất cần thiết nhưng nhiều giáoviên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạyđể có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cầnthiết cho trẻ.
Đểcó thể nắm vững được các nội dung cần truyền đạt và các phương pháp dạy kĩ năngsống cho trẻ, tôi tích cực nghiên cứu các giáo trình, các tài liệu hướng dẫncách rèn kỹ năng sống và cách lồng ghép kĩ năng sống vào các tiết học khác
Trongcác buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, tôi thường xuyên trao đổi, thảo luậnvới đồng nghiệp về các biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ để chia sẻ,tích lũy kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn tronggiảng dạy và trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
Ngoàira, tôi còn tham khảo thêm trong các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng,qua mạng internet để nâng cao trình độ chuyện môn.
* Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp, này tôi thấy mình hiểu hơn và nắm vững hơnphương pháp cũng như cách truyền đạt kỹ năng sống tới trẻ.
3. 2. Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông quatiết học:
Giáodục kỹ năng sống là phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi và cả trên tiết học. Lồngnội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ những thóiquen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết. Trên tiết học trẻ vừa được cung cấpkiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết.
Vídụ:
* Giờ học thể dục:
Côdạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh,trẻ biết trong khi tập phải xếp hàng theo thứ tự không chen lấn xô đẩu nhau. Trẻbiết tự lấy đồ dùng, dụng cụ thể dục của mình. Biết hợp tác với bạn để chơi tròchơi.
* Giờ học khám phá xã hội:
Trẻ được lĩnh hội những kiến thức về thế giới xungquanh, từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năngbảo vệ an toàn cho bản thân…
Tôidạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia đình
Trẻbiết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, nhữngviệc mà trẻ thường làm ở nhà.
Kỹnăng sống trẻ học được là: Giao tiếp cởi mở với mọi người, lắng nghe người khácnói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để người khác hiểu và chơi cùngbạn.
Vớichủ đề “ Bản thân” tôi cho trẻ trải nghiệm với các giác quan của mình, nhữngtrải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
* Giờ học tạo hình:
Đềtài “ Vẽ ngôi nhà của bé”. Tôi giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình ở,biết quét dọn ngôi nhà của mình sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắpgọn gàng….
* Giờ học văn học:
Quacâu chuyện: “ Người bạn tốt”
Côđàm thoại cùng trẻ:
-Linh và Trang là đôi bạn như thế nào?
-Khi Linh gặp nạn thì Trang sẽ làm gì?
-Con học tập được đức tính gì ở hai bạn?
Tôigiáo dục trẻ tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè, biết nói những lời cảm ơnchân tình khi được người khác giúp đỡ mình.
* Giờ làm quen chữ cái:
Tôi dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết sắp xếpđồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp.
* Giờ học âm nhạc:
Thôngqua bài hát : “ Rửa mặt như mèo” giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạchsẽ.
Ngoàira lớp tôi còn tổ chức giờ học biểu diễn văn nghệ tại lớp để giúp trẻ tự tinhơn khi đứng trước đám đông.
Ảnhgiờ học âm nhạc
Thôngqua giáo dục trực quan, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyếttrình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, từ có vần điệu, những bài đồng dao,ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trìnhhọc tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huykhả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tintrong cuộc sống.
Dạykỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức mà phải kếthợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ.
*Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp, này tôi thấy trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn,thực hiện tốt hơn các kĩ năng sống do được học hàng ngày qua lồng ghép vào cáctiết học.
3.3. Giải pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dụcvà tính tương tác cao.
Phươngpháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi,khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứngthú của trẻ trong phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú trọng đổi mới môitrường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sángtạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Ngoài ra, ở trường mầmnon giáo viên cần dạy trẻ văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng laođộng tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uốngmột cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gâytiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khiăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp,ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Ảnhtrẻ thực hiện kĩ năng rửa tay Ảnh giờ ăn trưa củatrẻ.
Trongnăm học này tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan một số khu vực ở gần điểm trườngphù hợp với thời điểm và với chủ đề đang học.
Vídụ:
Chủ đề “ Giađình” tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan nhà của bạn Lù Minh Nhất (ở gần điểmtrường), cho trẻ giao tiếp với các thành viên trong gia đình bạn Nhất và cùnggiúp bạn dọn dẹp nhà, sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp.
Chủ đề “ Thế giớithực vật”, tôi cho trẻ đi dạo tham quan vườn rau, cây hoa xung quanh khuôn viêntrường; cho trẻ thực hành chăm sóc rau, hoa: tưới cây, lau lá, nhổ cỏ, bắtsâu...
Ảnh trẻquan sát, chăm sóc vườn rau
Ngày tết Hàn thực tôi tổ chức cho trẻ trảinghiệm nặn bánh trôi tại lớp. Tôi đã cho trẻ nặn bánh trôi màu trắng, màu đỏ vàmàu xanh. Trước khi nặn tôi đã khơi gợi trí tò mò của trẻ bằng cách cho trẻđoán xem làm cách nào để vỏ bánh có màu đỏ và màu xanh. Tôi hỏi trẻ làm thế nàođể cho nhân vào bánh và làm sao để bánh có dạng hình tròn. Khi đó trẻ sẽ tò mòvà đoán. Sau đó tôi cho trẻ tự làm bánh và cho trẻ thưởng thức luôn những viênbánh do mình làm ra. Được thưởng thức sản phẩm do chính tay mình tạo ra trẻ rấtthích thú.
Ảnh trẻ cùng phụ huynh làm bánhtrôi tại lớp.
Trước ngày đi tham quan tôi kích thích sự tòmò, hứng thú tìm hiểu, khám phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ:
+ Con đoán xem với địađiểm đi tham quan ngày mai con biết được những gì?
+ Theo con đi từ trường mình đến địa điểm đómất bao lâu?
+ Các con cần chuẩn bị những gì cho buổi thamquan đó? (mũ, dép, trang phục phù hợp….)
+ Trên đường đi các con cần làm gì? (đi theohàng, đi sát lề đường bên phải, chào hỏi mọi người,…). Vì sao phải làm như vậy?
+ Tới địa điểm tham quan con định làm gì và nóinhững gì ở đó?
Với việc chuẩn bị tâm lí và việc chuẩn bị kiếnthức cho trẻ như vậy tôi đã khiến trẻ lớp tôi rất tò mò và háo hức về địa điểmtham quan ngày mai. Tối về trẻ háo hức kể cho bố mẹ nghe về kế hoạch của lớp vàchia sẻ những điều mà trẻ muốn biết với bố mẹ. Qua đó bố mẹ có cơ hôi cung cấpthêm kiến thức cho con và tạo được một sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình,giữa bố mẹ và con cái.
Tại địa điểm tham quan tôi luôn tận dụng tối đacác điều kiện giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống cần thiết.
Ví dụ : Chủ đề “ Nghề nghiệp” tôi cho trẻtham quan cửa hàng cắt tóc ở gần điểm trường. Trẻ vừa được quan sát trò chuyện,đàm thoại về công việc, về các đồ dùng dụng cụ của nghề cắt tóc, vừa được chianhóm thực hành một số thao tác như chải tóc, mô phỏng công việc gội đầu, cắt tócvà buộc tóc cho bạn.
Qua các buổi tham quan như vậy trẻ rất phấnkhởi vì được giao lưu với bên ngoài phạm vi trường mầm non. Trên đường đi trẻbiết đi theo hàng lối và đi sát lề đường bên phải để bảo vệ an toàn cho bản thân,biết chào hỏi mọi người trẻ gặp. Được đi nhiều lần trẻ trở nên mạnh dạn, tự tinhơn. Trẻ được luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, chào hỏi lễ phép, được rèn khả năngquan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên đường đi và ở nơi mà trẻ đếntham quan. Qua đó kiến thức mà trẻ thu được về chủ đề sẽ được mở rộng và khắc sâuhơn.
Ảnh trẻ đi tham quan, đi sát lề đường bênphải.
Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức hoạt động chotrẻ giao lưu giữa các tổ trong lớp hoặc giữa các lớp trong điểm trường. Trongbuổi giao lưu, trẻ được làm quen với nhau, được thể hiện bản thân mình, đượctrò chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám phá về một chủ đề đang học giúp kiến thứccủa trẻ được mở rộng và củng cố thêm. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớphọc từ đó mà trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ biết hợp tác cùng nhau bàn bạc, thảoluận để cùng giới thiệu về đội mình, tổ mình, lớp mình cho các bạn đội khác, tổkhác, lớp khác.
Ảnh trẻ giao lưu với các lớp ở điểm trườngmầm non
Khi tổ chức cho trẻ hoạtđộng lao động, tôi để trẻ chủ động nhận công việc của mình, tự thỏa thuận, phâncông công việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết công việc của nhómmình. Qua đó, tôi có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹnăng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra vấn đề cần giải quyết
Khi cho trẻ chơi tự dotrong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cáchchơi an toàn như: Cách nắm thành ghế để ngồi đu quay cho an toàn, cách cầmdây thừng khi chơi kéo co, khi có bạn đang đi cà kheo thì không được đứng gầnbạn vì sẽ gây nguy hiểm cho bạn, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt mìnhchơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn.
Ngoài ra tôi còn tổ chứccác hoạt động nghệ thuật cho trẻ tham gia. Ngày tết tôi cho trẻ làm thiệp chúngmừng năm mới, ngày mùng 8 – 3 tôi cho trẻ làm thiệp, làm quà chúc mừng bà, mẹ,cô và các bạn gái. Trẻ còn được giao lưu văn nghệ ở thôn, xã, giao lưu văn nghệở lớp với các bạn. Trẻ được tham gia các hoạt động tôi thấy trẻ khéo léo và tìnhcảm hơn, biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
* Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp này, trẻ trẻ hứngthú, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghệ thuật, giao lưuvăn nghệ hơn. Trẻ trưởng thành và tự tin khi đứng trước đám đông hơn rất nhiều.Thực sự biện pháp này rất cần thiết để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
3.4. Giải pháp 4: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.
Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảyra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năngsống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻtrong cuộc sống hàng ngày.
Một trong những kỹ năng cần hình thành chotrẻ, đó là giúp trẻ có khả năng xử lý tình huống có vấn đề. Con đường cho trẻđi tham quan là một “con đườngmàu mỡ” về các tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống cầncon người giải quyết. Đó là nơi trẻ được cọ xát với rất nhiều tình huống thựctế giúp trẻ bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống rất hiệu quả.
Ví dụ: Trên đường đi trẻ gặp một chú vứt rác rađường. Trẻ nhắc chú đó nhặt rác khiến chú nhận thấy hành vi không đẹp của mình.
Ngoài ra, tôi còn thiết kế một số tình huốngđể tập cho trẻ tự giải quyết vấn đề. Những tình huống này được sử dụng xuyênsuốt trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Ví dụ 1: Trong chủ đề “Thế giới động vật”, khi cho trẻquan sát con kiến xong tôi tạo tình huống cô Nga bị ong đốt. Tôi cuống quýt hỏitrẻ cần xử lý tình huống này như thế nào? Tôi cho các trẻ nêu ý kiến và cùngthảo luận để đưa ra giải pháp tốt nhất. Cuối cùng trẻ cũng đi đến một quyếtđịnh đó là gọi cô y tế để giúp cô Nga. Điều đó chứng tỏ trẻ đã biết cách mạnhdạn đưa ra ý kiến, cùng hợp tác với nhau để lựa chọn ra hướng giải quyết tốtnhất, biết tìm đúng người cho đúng đối tượng cần giúp đỡ.
Ví dụ 2: Trong một giờ hoạt động của lớp tôi có 13trẻ. Với buổi hoạt động lao động gồm các nội dung lau lá cây, tưới cây, nhặt lárụng tôi dự kiến sẽ chia nhóm trẻ hoạt động. Tôi chuẩn bị cho trẻ 4 khăn lau, 5bình tưới, 4 cái giỏ. Tôi cho trẻ tự nhận công việc của mình. Điều đó có thểdẫn đến tình huống có nhóm nhiều hơn số trẻ đã định và không đủ dụng cụ để laođộng. Khi xảy ra tình huống đó tôi thấy các nhóm trẻ đã bàn bạc, thỏa thuận vàđưa ra các cách giải quyết khác nhau:
+ Cách 1: Vận động nhau chuyển nhóm cho đủ sốdụng cụ lao động
+ Cách 2: Tìm cô giáo và bày tỏ mong muốnđược cô giúp đỡ bằng cách cung cấp thêm dụng cụ lao động.
+ Cách 3: Với nhóm nhặt rác, 2 bạn dùng chungmột giỏ. Với nhóm tưới cây, 2 bạn dùng chung 1 bình, một bạn lấy nước, một bạntưới.
Vídụ 3: Trên đường đi thamquan tôi sắp xếp 1 tình huống cho trẻ giải quyết. Các bạn đang đứng cùng nhau có1 người lạ đến hỏi chuyện trẻ rồi rủ trẻ đi chơi. Khi xảy ra tình huống đó tôithấy trẻ lớp tôi nhất quyết không đi cùng người lạ và các bạn biết gọi cô để côgiúp.
* Kết quả: Sau khi áp dụng biệnpháp này, tôi thấy trẻ lớp tôiđã “trưởng thành” hơn hẳn. Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tình huống cóvấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnh dạn đưa raý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phù hợp. Biết bảovệ an toàn cho bản thân mình.
3.5. Giải pháp 5: Giáodục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động.
Biệnpháp này giúp tôi tập hợp các trò chơi vận động, tạo nguồn tư liệu phong phúcho giáo viên để sử dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Tôiđã sưu tầm các trò chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác dụng củachúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó tôi lưu lại để sau nàysử dụng.
Ví dụ:
Nội dung “Kỹ năng hợp tác”
Đâylà một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng takhông thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành đượcviệc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của mình với ngườikhác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp tahoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khảnăng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông vàchia sẻ với bạn.
– Trò chơi: “Bắt cá trong chum”.
+Cách chơi: Mỗi đội có 2 trẻ. Trẻ trong đội một tay quàng qua vai bạn củađội mình, tay kia khoắng trong chum phối hợp với nhau để cùng bắt đượccá. Trong một khoảng thời gian nhất định, đội nào bắt được nhiều cánhất đội đó giành chiến thắng.
- Trò chơi: “ Khiêu vũ cùngbóng”
+ Cách chơi: Mỗi đội có 2 trẻ.Trẻ trong đội phải dùng chán giữ bóng và 2 tay đan vào nhau khi có tiếng nhạcthì hai bạn phải khiêu vũ theo tiếng nhạc, nhạc nhanh thì khiêu vũ nhanh, nhạcchậm thì khiêu vũ chậm, nhạc dừng thì phải dừng. Khi nhạc dừng đội nào vẫn giữđược bóng thì đội đó thắng cuộc.
Ảnh trẻ chơi khiêu vũ cùng bóng.
Nội dung “Sự tự tin”
Mộttrong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tintrong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân vàtrong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó làmột đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tinlớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giátrị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tậpvà luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đónnhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
– Trò chơi: “Gánh hoa qua cầu”
+Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang. Lần lượt từng trẻ gánhquang gánh có đựng hoa đi qua ghế thể dục. Ai ngã khỏi cầu, làm rơi hoa phải rangoài một lần chơi.
Trẻđứng ở 2 hàng cổ vũ cho bạn và đọc đồng dao do cô sáng tác:
Gánhhoa qua cầu Như trên mặt đất
Bạntrước tôi sau Lon ton, lật đật
Gánhhoa cho mau Run rẩy ngã liền
Manghoa về nhà Tự tin, tự tin
Tựtin vững bước Việc gì cũng dễ
Quahết cây cầu Nhanh nhanh bạn nhé
Chânbước khéo sao Gánh về, gánh về.
- Tròchơi: “ Bắt bóng nói tên” ( Trò chơi này sử dụng đầu năm học và cácbuổi giao lưu với các bạn lớp khác).
+ Mụcđích: Tạo cho trẻ nhớ tên nhau 1 cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tựtin của trẻ đến các hoạt động tập thể.
+Cách chơi: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô nói tên mìnhsau đó ném bóng cho 1 trẻ bất kì. Trẻ nhận được bóng từ cô sẽ nói tên của mình.Cứ như vậy cho đến khi tất cả trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên nói têncủa mình.
* Kết quả: Sau khi áp dụng biệnpháp này, tôi thấytrẻ học được rất nhiều kỹ năng như sự tự tin, cách hợp tác với bạn để hoànthành công việc, cách xử lí tình huống và tôi thấy trẻ lớp tôi tự tin, khéo léohơn rất nhiều.
3.6. Giải pháp 6: Sáng tác vè, đồng dao đưa vàotrò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứngthú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Giải pháp này giúp trẻ hứng thú hơn với tròchơi đồng thời tiếp thu các kỹ năng sống được cô giáo lồng ghép trong lời đồngdao một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Ví dụ:
– Trò chơi “Nghe lời chỉ dẫn”:
Kim kỉm kìmkim Tìm Nam tìm Bắc
Tôi giấu cáighim Nghe lời tôi nhắc
Tôi giấu cáilá Bạn đang đến gần
Tôi giấu hònđá ( Bạn đi xa rồi)
Đố bạn đitìm Tìm mau tìm mau
Tìm Đông tìmTây Kẻo mà không thấy
-> Trẻ học kỹnăng hợp tác
– Tròchơi: “Cẩn thận cáo gian”
Sáng banmai Thỏ áo hường
Trời trongmát Cầm điện thoại
Vang tiếnghát Bấm số nào?
Khắp rừngsâu Biết làm sao?
Bầy ThỏNâu Ôi chẳng nhớ
Đến nhàbạn Đành gõ cửa
Nhưng cácchú Đủ các nhà
Chẳng nhớnhà Có biết đâu
Thỏ bànnhau Gõ nhà Cáo
Hay gọiđiện Thỏ mếu máo
Hỏi lạibạn Chạy vội vàng
Cho rõđường Ôi Cáo gian
Nguy hiểm quá
-> Trẻ họckỹ năng giữ an toàn cá nhân. Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đềnghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụngnhững đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưađược người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định củamột số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm.
– Tròchơi: “Động đất”:
„Có cái gì rất lạ Vẫn đủ khí thở dùng
Rung chuyển dưới chân tôi Nếu không có gầm bàn
Mọi thứ đều nghiêng ngả Tìm cửa, góc phòng đứng
Chòng chành như muốn trôi Tránh cửa kính đừng đứng
Ôi đúng rồi động đất Kẻo kính vỡ khó lường
Nguy hiểm quá đi thôi Nếu bạn ở ngoài đường
Phải làm gì trước nhỉ Tránh xa tòa nhà nhé
A! Tớ nhớ ra rồi Cả đường dây điện nữa
Chui xuống gầm bàn lớn Chỗ trống mới an toàn
Hoặc gầm giường là xong Nhớ những điều cơ bản
Như thế khi nhà sập Ứng phó sẽ ổn thôi’
-> Trẻ học kỹ năng xử ký tình huống.
Với các trò chơi đã tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần,tôi gợi ý, khuyến khích trẻ thay đổi tên trò chơi, thay đổi đồ dùng đồ chơi chophù hợp với chủ đề đang học, hay cùng sáng tác vè, đồng dao với cô. Tôi phâncông nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ cải tiến và sáng tạo trò chơi. Kết quả là trẻđã cải tiến được nhiều dạng trò chơi. Tuy chủ yếu trẻ mới dừng lại ở thay tên,thay đồ dùng đồ chơi nhưng quan trọng là khi chơi trẻ có cảm giác vui sướng vàtự hào vì đó là trò chơi do mình nghĩ ra.
* Kết quả: Sau khi áp dụng biệnpháp này, trẻ hứng thú hơn vớitrò chơi, tiếp thu các kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, không gò bó; trẻ biết sángtạo hơn trong trò chơi, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, khả năng sángtạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác.
3.7.Giải pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh:
Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạtđộng. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúpgiáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnhsống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợpvới phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp.
Ảnh: Giáo viên tuyên truyềnvới phụ huynh cách dạy trẻ kĩ năng sống tại nhà
Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này,tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nênđối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân,tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là nhữngngười lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ quanhững cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quentốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơikhác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹnăng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thânmình và người khác.
Ví dụ: Cha hãy mẹ cho phép trẻ vui chơi bày biện đồchơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quantrọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùngcon thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ.
Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyếnkhích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánhchưng, trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ…Ngoài ra, bố mẹhãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cảnhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình vềnhững điều mà bé vừa được xem.
Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trongđiều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tựnhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã ngoại haytham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồchơi không? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay không?… để từđó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm.
* Kết quả: Nhờ có sự phốikết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy các kĩ năng sống củatrẻ tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếpbằng tiếng phổ thông và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ tuổi.
4. Hiệu quả của đề tài
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tôi nhậnthấy những biện pháp trên rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rấtrõ rệt. Kết quả đạt được như sau:
* Về phía trẻ:
– Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấytrẻ đã có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạtđộng một cách tự tin mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục củacô giáo đạt kết quả tốt.
– Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hìnhthành các kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinhthần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giảiquyết vấn đề, giải quyết xung đột,…Và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như:tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắngthua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minhrằng việc vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trảinghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếpnhận kỹ năng sống một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thànhý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bềnvững và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
* Về phía giáo viên:
- Tôi nắm vững các nội dung giáo dục kĩ năngsống cho trẻ, tôi có kĩ năng sư phạm, biết cách truyền đạt kỹ năng sống tới trẻmột cách linh hoạt, sáng tạo
* Về phía phụ huynh:
– Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáoviên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhậnthấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
– Một số phụ huynh trước đây chưa quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sốngcho trẻ ở trường cũng như ở nhà, nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệttình phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻnói chung và giáo dục kĩ năng sống nói riêng.
Với những kết quả khả quan như vậy tôi thấy mình cần phải phát huy hơn nữa,nghiên cứu tài liệu và tích cực hơn nữa trong việc tiếp tục giáo dục và rèn kỹnăng sống cho trẻ để làm tốt nhiệm vụ trồng người của mình.
* Kết quả so sánh đối chứng:
STT
|
Nội dung
|
Trước khi áp dụng
|
Sau khi áp dụng
|
Tỷ lệ trẻ tăng
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ%
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ%
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ %
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ%
|
Số trẻ
|
Tỉ lệ%
|
1
|
Tính tự tin
|
6
|
46,3%
|
7
|
53,8%
|
10
|
76,9%
|
3
|
23,1%
|
4
|
30,7%
|
2
|
Kỹ năng hợp tác
|
7
|
53,8%
|
6
|
46,3%
|
13
|
100%
|
0
|
0%
|
6
|
46,1 %
|
3
|
Kỹ năng giao tiếp
|
4
|
30,8%
|
9
|
69,2%
|
10
|
76,9%
|
3
|
23,1%
|
6
|
46,1 %
|
4
|
Kỹ năng xử lí tình huống
|
6
|
46,3%
|
7
|
53,8%
|
11
|
84,6%
|
2
|
15,4%
|
5
|
38,4 %
|
5
|
Sự tò mò và khả năng sáng tạo.
|
5
|
38,4%
|
8
|
61,6%
|
11
|
84,6%
|
2
|
15,4%
|
6
|
46,1 %
|
6
|
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân.
|
7
|
53,8%
|
6
|
46,3%
|
12
|
92,3%
|
1
|
7,7%
|
5
|
38,4%
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢNĂNG ÁP DỤNG
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi xin đưa ra một số đề xuất, khuyến nghịsau:
* Đối với phòng giáo dục:
- Về phía bản thân tôi, luôn luôn mong muốn nhận được sự quan tâm của cáccấp lãnh đạo phòng giáo dục, UBND huyện đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vậtchất cho điểm trường và trường mầm non nơi tôi đang công tác.
- Tạo điều kiện cho tôi cùng các đồng nghiệp được tham gia các buổi tậphuấn chuyên môn về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để tôi và các đồngnghiệp được học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hơn nữa.
* Đối với nhà trường:
- Bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ mầm nonđến giáo viên.
- Xây dựng các kế hoạch có sự tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vàonhững hoạt động học và chơi của trẻ.
- Trang bị thêm cho lớp học các phương tiện hiện đại để cho cô và trẻ đượctham gia và khám phá những trò chơi mới, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vàohoạt động nhiều hơn.
* Đối với phụ huynh:
- Cần tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức để trựctiếp nắm được tình hình cũng như công việc của nhà trường, của lớp và tình hìnhhọc tập của con em mình.
- Tạo điều kiện nâng cao cơ sở vật chất để giáo dụctrẻ có hiệu quả và chất lượng hơn.
- Làm tốt công tác phối kết hợp với nhà trường, với giáo viên trong việcdạy trẻ trên lớp cũng như ở nhà.
* Khả năng ứngdụng triển khai: Sáng kiến kinh nghiệm “Những biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi trong trường mầm non đã được ápdụng và thực hiện có hiệu quả tại lớp 5 - 6 tuổi
Trên đây là những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trongtrường mầm non. Tôi rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để đề tàinày ngày một hoàn thiện hơn.
Tôixin trân trọng cảm ơn!