A. Phần mở đầu
Hoạt động tạo hình đối với lứa tuổi Mầm non là một hoạt động mang tính
sáng tạo. Trẻ mong muốn tái tạo lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách
nhìn, cách cảm nhận và khả năng vốn có của mình.Qua hoạt động tạo hình giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức đặc bịêt là giáo dục thẩm mỹ.
Thông qua đó trẻ phát triển tốt hơn về tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng đặc biệt về
kỷ năng kỷ xảo.
Chính vì hoạt động tạo hình mang tính chất nghệ thuật đòi hỏi giáo viên
không những truyền thụ kiến thức mà phải vận dụng linh hoạt các phương pháp,
biện pháp giáo dục phù hợp nhằm khêu gợi xúc cảm, hứng thú và phát huy khả
năng tích cực hoạt động ở trẻ. Vì thế nếu giáo viên không đáp ứng yêu cầu trên thì
hoạt động tạo hình khó có thể phát huy được tính ưu việt của nó. Trong quá trình
phát triển toàn diện của trẻ việc dạy học thế nào để trẻ thực sự say mê, hứng thú
tham gia. Đây là một trăn trở đối với tôi cũng như đối với một số giáo viên khác,
đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Làm thế nào để trẻ thực sự hứng thú tham gia học
tốt bài nặn theo mẫu “Mẫu giáo nhỡ”.
B. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận.
Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với lứa tuổi Mầm non. Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ, hoạt động này giúp trẻ phát triển khả năng tri giác về đồ vật, về
hình dáng, cấu trúc màu sắc hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả
năng sáng tạo giúp trẻ yêu thích cái đẹp hình thành ở trẻ những đức tính tốt, giúp
trẻ phát triển cơ bản tay, ngón tay, cổ tay. Trẻ biết làm đến nơi đến chốn, khéo léo
và linh hoạt đó cũng là một nghệ thuật của trẻ thơ.
Nói đến nghệ thuật trước hết là nói đến cảm xúc và hứng thú đối với đối
tượng cần thể hiện. Trẻ ở lứa tuổi này chưa tự mình xác định được mục đích và
phương thức hành động, như trong giờ tạo hình những yếu tố này thường do cô
hướng dẫn, tuy nhiên không phải lúc nào gợi ý và hoạt động của cô đều trùng với ý
thích của trẻ, đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi hoạt động tạo hình thực sự đã tác động
đến cảm xúc và tình cảm của trẻ, giúp trẻ có một số biểu tượng phong phú về thế
giới xung quanh trẻ.
2. Cơ sở thực tiển.
Trường mầm non Phong Thủy đã có bề dày thành tích, nhiều năm liền đạt
trường tiên tiến cấp tỉnh và tập thể lao động xuất sắc, trường đã được công nhận
trường đạt chuẩn quốc gia.Sau khi thực hiện chuyên đề tạo hình, đội ngủ giáo viên của nhà trường đã
nâng lên rõ rệt, cơ sở vật chất trường lớp khang trang, phòng học rộng rãi, bàn ghế
đúng quy cách. Nhà trường có đủ đồ dùng dạy học phục vụ cho chuyên đề.
Ngoài ra nhận thức của các bậc phụ huynh trên địa bàn tốt hơn. Song vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ hoạt động.
3. Thực trạng.
Vào năm học 2008-2009 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 tuổi đổi
mới. Bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Nhà trường đã trang bị về cơ sở vật chất, mua sắm thêm nhiều đồ dùng nên
thuận lợi cho công tác dạy học.
Bản thân tôi có niềm đam mê đặc biệt đối với bộ môn tạo hình, tôi luôn
không ngừng tìm tòi học hỏi, để sáng tạo các tiết dạy hấp dẫn đối với trẻ.
Tỷ lệ chất lượng hoạt động chuyên đề “Tạo hình” được nâng cao. Đặc biệt là
sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh về việc sưu tầm phế liệu để làm đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học.
Bên cạnh đó, tôi được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà
trường, được sự động viên khích lệ của đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều
kiện tốt cho tôi trau dồi về kiến thức, về nghiệp vụ giảng dạy.
Bồi dưỡng kỷ về chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt thao giảng dự giờ, sinh
hoạt chuyên môn liên trường. Bên cạnh những thuận lợi như vậy tôi còn gặp không
ít khó khăn.
* Khó khăn.
Tuổi đời tuổi nghề non trẻ chưa được trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ. Trong lớp số
trẻ nắm được kỷ năng nặn theo mẫu còn quá ít, trẻ không hứng thú học môn tạo
hình. Để biết được khả năng tiếp thu về kỷ năng tạo hình của trẻ như thế nào, ngay
vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát chất lượng.
- Khảo sát thực tế:
Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài.
Tổng số trẻ trong lớp có 36 cháu.
Kết quả khảo sát cho thấy:
+ 8/36 cháu khá, giỏi chiếm tỷ lệ 22,2% có kỷ năng nặn theo mẫu.
+ 15/36 cháu trung bình chiếm tỷ lệ 41.7% có kỷ năng nặn theo mẫu.
+ 13/36 cháu yếu chiếm tỷ lệ 36,1% có kỷ năng nặn theo mẫu.
Từ tình hình thực tế của lớp và bản thân mình, tôi suy nghĩ làm thế nào để
tìm ra những biện pháp thích hợp, để từng bước dẫn dắt trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tạo hình. Để làm được điều này, tôi đã sử dụng một số biện pháp cơ
bản sau:
4. Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động tốt bài “ Nặn theo mẫu”.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động quan trọng và cần thiết đối với trẻ,
nhưng làm thế nào để trẻ có niềm say mê, hứng thú với môn học không phải là một
việc làm dể, không thể một sớm một chiều là có kết quả được mà phải là một quá
trình “ Mưa dầm thấm lâu” và là một kế hoạch cụ thể lâu dài.
Trước đây các cháu mới đến lớp, lớp tôi có một số cháu như: cháu Đức,
cháu Hoàn, cháu Hữu, cháu Đạt. Các cháu vào học chưa biết cách cắt đất, nhào
đất, các cháu cứ lấy tay véo ra từng tí nhỏ rồi để khắp nơi và khi tôi hướng dẫn một
bài nặn mẫu thì các cháu cứ đùa nghịch chẳng tập trung chú ý nghe giảng và có khi
cô hỏi các cháu cũng chẳng chịu trả lời. Thấy sự việc như vậy tôi rất băn khoăn và
tôi đã kịp thời tìm hiểu nguyên nhân vì sao cháu ít nói và không hứng thú học, tôi
đã tìm gặp phụ huynh của các cháu để kịp thời nắm bắt tình hình của các cháu, tìm
hiểu xem các cháu cần gì? Đồng thời học hỏi thêm một vài cách giáo dục thích hợp
của phụ huynh đối với các cháu. Sau khi đã tìm hiểu tham khảo tôi đã bắt tay vào
việc. Biện pháp đầu tiên cần nói đến là:
a. Lập kế hoạch.
Bước vào năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động “ Làm quen với tạo
hình” sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Tôi luôn bám sát chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ, mạnh dạn bàn bạc trao đổi với đồng chí tổ trưởng chuyên
môn và hội đồng chuyên môn của trường về kế hoạch hoạt động chủ đề con theo
tháng. Bởi vì: Hoạt động nặn theo mẫu bước đầu còn khó khăn nên tôi làm kế
hoạch theo chủ đề để thực hiện. Vấn đề quan trọng trong đổi mới giáo dục là tạo
môi trường học tập cho trẻ nhằm giúp trẻ hoạt động một cách tích cực chủ động,
sáng tạo và hứng thú say sưa. Tạo môi trường chính là nơi để trẻ tiếp xúc hàng
ngày, hàng giờ, bởi vậy phòng học của trẻ phải được sắp xếp hợp lý tạo tâm thế
thoải mái cho trẻ.
Như tháng 10: Có chủ điểm gia đình có tiết dạy “ Nặn bát con”, tôi nghiên
cứu kỷ mục đích yêu cầu để chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp với chủ đề đang thực
hiện, soạn bài cho trẻ làm quen với các kỷ năng đơn giản như: xoay tròn, lăn dọc,
ấn dẹt, hướng dẫn cách cắt đất, nhào đất và tư thế ngồi, để xem mức độ cháu nắm
bắt thế nào, ngày hôm sau lên lớp dễ dàng hơn, chú ý bồi dưỡng thêm kỷ năng cho
trẻ còn yếu, trẻ năng khiếu…Mặt khác bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức tự bồi
dưỡng rèn luyện cho mình trong chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng chương
trình và sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt, khéo léo trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ, vì thế đến nay việc “ Hoạt động tạo hình” hoàn chỉnh
hơn.
b. Chuẩn bị góc “ Làm quen với tạo hình”
Góc “Làm quen với tạo hình” góp phần quan trọng và cần thiết trong việc
tạo hứng thú và niềm say mê học tạo hình cho trẻ. Vì thế tôi đã xây dựng góc “
Làm quen với tạo hình” phong phú hấp dẫn, ở đó tôi luôn trưng bày đầy đủ các loại
đồ dùng như: đất nặn, bảng con, kéo, keo dán, giấy màu, bút sáp… đồ chơi như:
các con vật, các loại hoa quả, cây, một số đồ dùng trong gia đình…Huy động phụ
huynh cùng giáo viên thu gom vật liệu sẳn có ở địa phương để làm thêm đồ dùng,
đồ chơi trưng bày lên góc như: mo cau để làm những con vật, các đồ nhựa cắt làm
ca cóc, bát thìa…Ngoài ra còn mua thêm xốp cắt hoa lá…để lôi cuốn tạo sự hứng
thú cho trẻ thích học môn tạo hình hơn.
Ví dụ: Chủ đề “ Một số loại quả” tôi có những loại quả bằng nhựa, bằng vải, bằng
đất nặn cô đã nặn sẳn với màu sắc hấp dẫn và những loại quả gần gủi với trẻ “ có ở
địa phương” để trẻ gọi tên, sờ mó hình dạng màu sắc.
c. Hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Trong qua trình cung cấp một số biểu tượng phong phú về thế giới xung
quanh và một số kỷ năng đơn giản về tạo hình cho trẻ Mầm non nhất là đối với trẻ
4-5 tuổi một trong những vấn đề quan trọng là “ học đi đôi với hành”. Giáo dục
gắn liền với cuộc sống do đó, ngoài việc dạy trẻ trên tiết học cô giáo cần phải cho
trẻ làm quen, quan sát từ những thực tế hàng ngày.
Ví dụ: Khi tôi dạy bài “ Nặn bát con” theo mẫu của đối tượng “Mẫu giáo nhỡ” để
chuẩn bị cho tiết dạy được tốt, trước đó tôi phải tổ chức cho trẻ quan sát, làm quen
với cái bát khi đi dạo chơi trong giờ hoạt động ngoài trời, giờ chơi tự do, hoặc cho
trẻ xem các chiếc bát nặn ở góc tạo hình để cung cấp cho trẻ biểu tượng “ cái bát”
d. Chuẩn bị điều kiện và tổ chức hoạt động.
- Yêu cầu: Dạy trẻ các kỷ năng như: xoay tròn, lăn dọc, làm lỏm, gắn đính
để tạo thành cái bát theo mẫu.
- Chuẩn bị:
+ Bàn ghế kê hợp lý.
+ Vật mẫu của cô nặn sẳn 3-4 cái bát to trang trí đẹp.
+ Đất nặn, bảng con, khăn lau, dao cắt đất, đầy đủ cho trẻ.
+ Giá đặt sản phẩm, đất nặn, bảng con cho cô…
- Tiến hành giờ học:
Giới thiệu bài: Cô dùng thủ thuật câu đố, lời thơ, bài hát, mẫu chuyện để gây sự
hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học.
Hướng dẫn bài học được thực hiện qua 4 bước:Bước 1: Cô đưa vật mẫu ra và hướng dẫn trẻ quan sát, cô nêu câu hỏi để trẻ
trả lời như: cái bát có những bộ phận nào? sau đó cô cho trẻ nêu nhận xét về các bộ
phận của cái bát như: lòng bát, miệng bát,đáy bát và có đế. Cô vừa hỏi vừa chỉ theo
từng bộ phận của cái bát rồi gọi trẻ trả lời.
Bước 2: Cô nặn mẫu.
Cô vừa nặn vừa cùng trẻ bàn về cách nặn, giúp trẻ nhớ lại các kỷ năng đã
học để nêu lên được cách nặn ‘ cái bát” như lòng bát nặn như thế nào? xoay tròn
sau đó dùng các ngón tay ấn lặn và miết đều cho lòng bát rộng dần ra, đế bát thì lăn
dọc sau đó đình thành vòng tròn nhỏ, cô làm các chi tiết gắn đình để tạo thành cái
bát.
Bước 3: Trẻ thực hiện
Trẻ tự chọn màu để nặn và độc lập thực hiện bài nặn của mình “ Nặn cái
bát” theo mẫu của cô. Cô bao quát lớp quan sát cách gợi ý, cách chọn màu đất để
nặn hướng dẫn trẻ cách gắn đính các bộ phận lại với nhau và làm thêm các chi tiết
trang trí cho cái bát thêm đẹp.
Bước 4: Nhận xét sản phẩm
Sau khi trẻ hoàn thành sản phẩm cô cho trẻ đặt sản phẩm lên bảng và đưa lên
giá. Cô cho trẻ đứng cạnh sản phẩm của trẻ, cho tất cả trẻ cùng quan sát. Cô đặt vật
mẫu của cô cạnh sản phẩm của trẻ, cho một vài trẻ chọn sản phẩm giống mẫu. Sau
đó cô gọi một vài trẻ chọn sản phẩm mà trẻ thích, cho trẻ nêu nhận xét về các bộ
phận, màu sắc, các chi tiết sáng tạo của bạn về cách nặn cái bát. Khi trẻ nhận xét
xong cô nhận xét thêm một số sản phẩm nặn đẹp giống mẫu mà trẻ chưa phát hiện
ra, cô động viên khuyến khích những trẻ nặn đẹp để trẻ thực hiện tốt hơn ở những
tiết học sau.
Để làm giàu ý tưởng tạo hình cảm xúc và hứng thú cho trẻ khi học nặn. Giúp
trẻ dễ dàng miêu tả lại sự vật hiện tượng xung quanh bằng sự sáng tạo của mình thì
tôi luôn lên kế hoạch cụ thể để thông qua các buổi hoạt động ngoài trời, đi dạo
tham quan tôi cho trẻ tiếp xúc quan sát trực tiếp với những đối tượng đó.
Ngoài ra tôi còn trang trí lớp học, trang trí góc tạo hình vừa tầm nhìn của trẻ,
để trẻ hiểu được cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp vươn tới cái đẹp.
d. kết hợp với phụ huynh.
Hàng ngày khi phụ huynh đưa đón trẻ tôi thường xuyên thăm hỏi, trao đổi về
mặt nhận thức các kỷ năng tạo hình của trẻ xem về nhà trẻ có thích không.
Trẻ nắm được các kỷ năng nặn nhanh hay chậm để có kế hoạch bồi dưỡng.
Mặt khác tôi luôn phối hợp với phụ huynh mua sắm thêm đồ dùng học bộ môn tạo
hình ở nhà cho trẻ để phụ huynh dạy thêm cho trẻ đồng thời làm cầu nối giữa nhà
trường và gia đình. Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh thu gom phế liệu vỏ chai nước rửa bát, vải vụn, len vụn…để giáo viên và phụ huynh cùng làm đồ dùng
đồ chơi về môn tạo hình cho trẻ được phong phú, hấp dẫn hơn.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản mà bản thân tôi đã thực hiện qua những
năm dạy chuyên đề của bộ môn tạo hình.
5. Những kết quả đạt được
Qua việc thực hiện chuyên đề tạo hình kết quả đạt được như sau:
+ Đối với phụ huynh:
Chuyên đề tạo hình đã giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm
của mình trong việc kết hợp với giáo viên cùng chăm sóc giáo dục trẻ, phụ huynh
đã quan tâm hơn tới nội dung của môn học, biết hướng dẫn rèn luyện trẻ những kỷ
năng tạo hình ở nhà và hổ trợ tích cực về mọi mặt cho giáo viên, nhất là cơ sở vật
chất và đồ dùng cho trẻ.
+ Đối với trẻ:
Bằng những biện pháp tích cực nêu trên, qua những tiết học tôi thấy đa số trẻ thực
sự say mê, thích thú tham gia khi được cô hướng dẫn bài nặn mẫu. So với những
năm trước đây bây giờ kỷ năng tạo hình của các cháu được nâng lên một cách rõ
rệt trẻ học được nhiều kỷ năng tạo hình khác nhau và biết phối hợp các kỷ năng đó
để tạo ra những sản phẩm phong phú đa dạng và đặc biệt là những cháu đầu năm
mới đến được coi là cá biệt như: cháu Hoàn, cháu Đức, cháu Đạt…giờ đây các
cháu đã biết cắt chia đất, cách nhào đất và đã học tốt môn nặn mẫu mới. Trẻ đã thể
hiện được tính tích cực chủ động của mình vào các tiết học, biết sáng tạo các chi
tiết, thể hiện được xúc cảm của mình và của bạn. Qua khảo sát thực tế kết quả cho
thấy tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia học môn nặn theo mẫu đạt 100%, trong đó: tốt
83%, khá 13,3%, trung bình 3,7%.
+ Đối với giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi từng bước được trau dồi thêm về kiến
thức kỷ năng tạo hình cơ bản, giáo viên đã thể hiện được vai trò là người hướng
dẫn nhằm kích thích tính say mê học tập sáng tạo của trẻ trong qua trình dạy trẻ bộ
môn tạo hình.
Giáo viên tiến hành đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ vào cuối tiết học,
đồng thời tuyên dương khen ngợi đối với những trẻ có những sản phẩm tạo hình tốt
và động viên nhắc nhở những trẻ thực hiện các nội dung chưa đạt yêu cầu.
Giáo viên đã biết tổ chức hoạt động tạo hình mọi lúc mọi nơi phù hợp với
những hoạt động khác. Qua đó giáo viên đã nắm chắc phương pháp và cách tổ
chức tiết học tạo hình.
6. Bài học kinh nghiệm.Qua quá trình thực hiện chuyên đề tạo hình cũng như quá trình học hỏi tham
khảo và giảng dạy thực tế trên lớp. bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như
sau:
Để trẻ thực sự say mê hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. Điều đầu tiên
là giáo viên luôn xây dựng được mối quan hệ chặt chẻ giữa giáo viên và phụ huynh
để hiểu được việc học của trẻ và tìm được phương pháp xử lý tình huống một cách
hợp lý.
Giáo viên kết hợp các phương pháp nhuần nhuyễn một cách khéo léo đúng
lúc đúng đối tượng.
Giáo viên phải tích cực chịu khó có biện pháp mới trong giảng dạy và chú ý
nhiều đến trẻ cá biệt.
Giáo viên phải gần gủi thân mật luôn trò chuyện với trẻ tạo cho trẻ có một
tâm hồn trong sáng thoải mái, tự tin giúp trẻ có thói quen trong học tập.
Luôn tạo môi trường quang cảnh trường lớp hợp lý, sắp xếp bố cục góc tạo
hình đẹp hấp dẫn với trẻ.
Luôn dạy trẻ mọi lúc mọi nơi dưới nhiều hình thức.
C. Kết luận.
Hoạt động với tạo hình là một bộ môn rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm
non. Bắt đầu từ đâu, điều đó đòi hỏi cô giáo không chỉ có những phẩm chất tốt đẹp
về đạo đức tác phong của người mẹ thứ hai mà còn có nhiệm vụ cao cả hơn thế là
đào tạo bồi dưỡng những kỷ sư tâm hồn cho tương lai, đất nước ngay rừ bậc học
Mầm non.
Để đáp ứng với xu thế phát triển của thời đại do đó mỗi giáo viên phải nắm
chắc phương pháp biết sáng tạo linh hoạt trong giảng dạy để thực hiện tốt chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm cung cấp biểu tượng kỷ năng và tạo hứng thú
cho trẻ. Việc cho trẻ nặn theo mẫu nói riêng và làm quen với hoạt động tạo hình
nói chung là một vấn đề quan trọng mà nhất là đối với trẻ 4-5 tuổi giúp trẻ hoàn
thiện dần về những kiến thức cơ bản về tạo hình để trẻ bước chương trình đổi mới
5 tuổi dễ dàng và thuận lợi hơn.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được từ tình
hình thực tế của trường tôi, chúng tôi không chỉ dừng lại ở kết quả mà cố gắng học
hỏi hơn nữa để tìm ra giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động.
Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm này vẫn con nhiều hạn chế kính mong
sự góp ý, giúp đỡ của hội đồng sư phạm nhà trường, phòng GD-ĐT để tôi có nhiều
kinh nghiệm tốt hơn trong công tác giảng dạy.