A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội của nước ta có sự phát triển không ngừng thúc đẩy ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng, cũng dần từng bước củng cố và phát triển.
Nuôi dạy trẻ thơ đang là những mối quan tâm hàng đầu của cả nhân loại. Nói đến trẻ thơ từ trước đến nay nhiều người thường chỉ quan tâm đến lứa tuổi nhi đồng và thiếu nhi. Gần đây giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến đời sống tâm lý của các em ở tuổi mầm non. Vấn đề không chỉ dừng lại là một quan điểm cơ bản của Tâm phân học, mà còn là một quan điểm cơ bản của ngành Tâm lý học hiện đại trên thế giới. Vì giáo dục mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc tạo dựng cho các con một nhân cách toàn diện, một cuộc sống “
lành mạnh cả về tâm hồn và thể chất” mà các nhà tâm lý học hiện nay trên thế giới gọi là sức khoẻ về tâm lý.
Bởi vậy thể lực là điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vui chơi, học tập của trẻ. Thể lực phát triển tốt tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những tư chất phát huy tác dụng. Hoạt động phát triển thể lực và hoạt động phát triển trí thông minh không thể tách rời nhau. Khi chuẩn bị tốt về thể lực, có thể huy động được tất cả những khả năng của mình để đạt được kết quả học tập tốt ở tiểu học sau này.
Vì vậy mỗi giáo viên mầm non cần phải có những khả năng thực hiện các động tác sơ cứu hiệu quả như những nhân viên y tế. Bản thân tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ. Điều đó đã thôi thúc tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “
Một số kinh nghiệm về sơ cứu ban đầu cho trẻ trong trường mầm non”.
a. Cơ sở lý luận
Sơ cứu là những chăm sóc ban đầu khi có những dấu hiệu trở bệnh hay chấn thương, cho đến khi nhân viên y tế, cha mẹ trẻ có mặt và đảm nhận trách nhiệm chăm sóc y tế cho trẻ .
Sơ cứu nhằm mục đích giữ thể trạng của trẻ không xấu hơn chứ không nhằm thay thế việc điều trị y khoa phù hợp.
Nhiều người dùng cụm từ “ Hồi sức ngưng tim ngừng thở” để chỉ tất cả các kỹ năng sơ cứu. Tuy nhiên, điều này không chính xác . “ Hồi sức ngưng tim ngưng thở” nhấn mạnh đến những việc cần làm khi trẻ ngừng đập hoặc khi trẻ ngưng thở. Nó không bao gồm những điều cần làm trong các tình huống chấn thương hay tai nạn khác cần sơ cứu.
Ở trẻ em hiếm có trường hợp cần “ Hồi sức ngưng tim ngưng thở” . Đối với các trẻ khỏe mạnh, tim thường tiếp tục đập trừ khi trẻ đã ngưng thở hoàn toàn. Thế nên giáo viên mầm non cần phải có khả năng thực hiện các động tác sơ cứu hiệu quả như những nhân viên y tế. Giáo viên cũng có thể gọi giúp đỡ nhanh nhất của trung tâm cấp cứu 115.
b. Cơ sở thực tiễn:
Trước đây chúng ta đều nghĩ việc “sơ cứu là của nhân viên y tế”. Và ở trường mầm non Việt Hưng của chúng tôi cũng không tránh khỏi có quan niệm đó. Khi tôi nói chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm về sơ cứu ban đầu cho trẻ” đã có nhiều đó nghiệp nói với tôi: “ Đề tài này sẽ phù hợp với nhân viên y tế hơn”. Từ suy nghĩ đến thực tế giáo viên, luôn tâm niệm rằng: “
Đó là việc của y tế”. Bởi thế khi có những vấn đề xảy ra với sức khỏe đối với sức khỏe của trẻ nhiều giáo viên mầm non còn lúng túng trong xử lý tình huống trên trẻ và còn hạn chế về các kỹ năng sơ cứu ban đầu. Đa số các cô giáo đều bế luôn trẻ đến phòng y tế, thậm chí cô để trẻ ở lại lớp và chạy đi gọi nhân viên y tế.
Điều đó chứng tỏ giáo viên không biết rằng trong một số trường hợp tai nạn hoặc các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ không cho phép chúng ta bế thốc trẻ đi ngay như vậy hoặc không thể để trẻ ở lại khi không có người lớn ở bên cạnh.
c. Tính cấp thiết của đề tài
Một chuyên gia của viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ đã nói “Chúng ta cần thay đổi cách nghĩ đó vì các bạn là người gần gũi chăm sóc trẻ từ bữa ăn giấc ngủ.Vì vậy với tâm huyết và lòng yêu nghề, mến trẻ mỗi giáo viên đều có thể trở thành những nhân viên y tế để sơ cứu ban đầu cho trẻ”.
Giáo viên và người nuôi trẻ cần biết phải làm gì khi trẻ bị chấn thương hay đột nhiên trở bệnh nặng. Vì vậy giáo viên mầm non cần được huấn luyện các kĩ năng sơ cứu ban đầu.
d. Năng lực của tác giả
Bản thân là giáo viên đứng lớp nhiều năm, đã được tập huấn lớp y tế học đường.Bản thân là giáo viên giỏi cấp quận .Có lòng yêu nghề mến trẻ
2. Mục đích nghiên cứu
Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho các cháu luôn là mục tiêu được Bộ giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, gần đây liên tiếp xảy ra một số trường hợp trẻ mầm non gặp sự cố mất an toàn, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Trước thực tế đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã ký công văn gửi các sở GD&ĐT, Ban phụ nữ Quân đội về việc tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GD mầm non. Đội ngũ giáo viên và bảo mẫu phải được đào tạo hoặc qua lớp tập huấn có chứng chỉ về giáo dục mầm non; Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phải đảm bảo an toàn trong chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhưng bên cạnh đó chúng ta đều biết trẻ nhỏ chưa có những kinh nghiệm sống cũng như khả năng bảo vệ và nhận thức được tình sức khỏe của bản thân. Đa số trẻ ở lứa tuổi mầm non đều hiếu động, thích khám phá tìm tòi và thể hiện mình. Vì vậy không tránh khỏi những tai nạn xảy ra đối với trẻ ở trường mầm non.Và những lúc này cô giáo mầm non lại đóng vai trò một cô y tá, một chuyên gia để phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ để có những xử trí nhanh nhẹn, hợp lý và tốt nhất cho trẻ. Đó chính là sơ cứu. Thông thường sơ cứu là những bước làm đơn giản dễ thực hiện. Tuy nhiên sơ cứu đúng góp phần tích cực cho cơ thể trẻ và ngược lại.
Chính vì thế chăm sóc giáo dục trẻ là hạnh phúc của người làm cha làm mẹ, là niềm tự hào và nhiệm vụ cao cả của giáo dục mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
4. Đối tượng khảo sát:
- Trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B2 và mẫu giáo nhỡ B3
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực ngiệm sư phạm
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2019
B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
a.Thuận lợi:
- Nhà trường có một y tá riêng, có trình độ trung cấp y. Thường xuyên được tập huấn về y tế học đường do ngành Giáo dục tổ chức.
- Trường có tủ thuốc được trang bị đầy đủ dụng cụ để sơ cứu ban đầu khi trẻ gặp tai nạn.
- Y tế có nhiệm vụ thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cháu tại nhà trường.
- Bản thân giáo viên đã có 7 năm kinh nghiệm trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi. Tích cực học tập và trao đổi cùng đồng nghiệp về cách chăm sóc trẻ.
- Hiện nay trường mầm non Việt Hưng đã trang bị tủ thuốc cá nhân với đầy đủ bông, băng, gạc, găng tay y tế, khẩu trang và những thứ cần thiết cho sơ cứu ban đầu cho trẻ tại lớp.
b. Khó khăn:
- Mặc dù bản thân rất chịu khó tìm hiểu học tập những vẫn còn hạn chế về kiến thức kỹ năng sơ cứu nên hiệu quả chưa cao.
- Số trẻ trên một lớp đông và trẻ rất hiếu động, trẻ nhỏ và một số trẻ lớp lớn còn chưa mạnh dạn nói với cô về tình hình sức khỏe của mình nên đôi khi còn khó cho việc phát hiệu dấu hiệu trở bệnh ở trẻ.
2. Các biện pháp
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tài liệu và tích lũy kinh nghiệm tôi thiết nghĩ để có những kỹ năng sơ cứu ban đầu đúng và chính xác đòi hòi người giáo viên cần phải cẩn thận, tận tụy nhiệt tình. Và điều quan trọng là phải tự học để nắm được từng bước sơ cứu đối với từng trường hợp để từ đó có được sự tự tin và ý thức rằng mình phải chăm sóc trẻ một cách hiệu quả nhất .
Chính vì vậy tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
*
Biện pháp 1: Nghiên cứu học tập để tự trang bị cho mình những kiến thức kỹ năng sơ cứu ban đầu.
* Những bước cơ bản nhất đối với việc sơ cứu :
Bước 1: Quan sát hiện trường: Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị bệnh hoặc bị thương xung quanh có an toàn hay không, có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra ?
Bước 2: Giáo viên tới gần trẻ xem xét diện mạo, hơi thở, tuần hoàn và thần kinh của trẻ( Nhìn và nghe) . Cần trong vòng 15-30 giây để quyết định có cần gọi cấp cứu hay không ?
Bước 3: Sắp xếp hoặc cử nhanh giáo viên khác để có thể trông chừng tất cả trẻ khác trong nhóm trước khi tập trung vào trẻ bị bệnh hay chấn thương
Bước 4: Chạm vào người để kiểm tra diện mạo hơi thở tuần hoàn thần kinh, trẻ có cử động tốt không và những điều khác. Để quyết định có cần gọi cấp cứu hay không? hay cần sơ cứu những gì ?
Bước 5: Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật
Bước 6: Hãy thông báo cho cha mẹ trẻ càng sớm càng tốt
Bước 7: Chọn lựa cách trấn an, giải thích phù hợp và xử lý theo những phản ứng của trẻ khi nghe giải thích. Giải thích đơn giản và thành thật. Hạn chế nói quá nhiều, giải thích dài dòng mà trẻ không thể tiếp thu được. Đồng thời trò chuyện với những trẻ khác có chứng kiến việc chấn thương cũng như quá trình sơ cứu để giúp trẻ đỡ hoảng sợ và kinh hãi với những gì đã thấy.
Bước 8: Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra: Chúng ta phải làm một phiếu báo cáo cho cha mẹ, cho nhân viên y tế. Dự phòng các tình huống có thể xảy ra lại.
* Xác định khi cần gọi cấp cứu?
Hãy gọi cấp cứu ngay khi gặp các trường hợp sau:
+ Bất cứ khi nào bạn tin rằng trẻ cần phải được điều trị gấp
+ Sốt kèm theo bất thường về ABC (Appearance-Diện mạo, Breathing-Hô hấp, Circulation-Tuần hoàn)
+ Nhiều trẻ bị thương hoặc bị bệnh nặng cùng lúc
+ Trẻ cư xử kỳ quặc, kém hoạt bát, kém lanh lợi, hoặc càng lúc càng mệt mỏi. Khó thở, không thể nói được. Co giật, động kinh và bất tỉnh
Khi chúng ta chờ cấp cứu người giáo viên vẫn phải làm các thao tác sơ cứu cho trẻ đủ 8 bước trên.
* Những tình huống cần chăm sóc y tế
Những tình huống không cần phải được vận chuyển bằng xe cứu thương, nhưng vẫn cần được chăm sóc y tế:
+ Sốt trên trẻ ở bất kỳ tuổi nào có biểu hiện bệnh nặng
+ Sốt trên 38oC ở trẻ dưới 60 ngày (2 tháng) tuổi
+ Trẻ ở bất kỳ tuổi nào có biểu hiện và hành động bất thường
+ Nôn ói và/hoặc tiêu chảy dữ dội
+ Trẻ bị vết thương nặng, cần khâu lại (vết thương không tự liền mép sau khi đã được rửa sạch)
+ Bất cứ vết cắn động vật nào làm thủng da
+ Bất cứ vết cắn hoặc vết chích có độc nào gây đỏ da và sưng nề tại chỗ lan rộng, hoặc làm cho trẻ bị bệnh nói chung...
+ Bất cứ tình trạng sức khỏe nào đã được đề cập một cách đặc biệt trong kế hoạch chăm sóc trẻ mà cần phải thông báo cho cha mẹ trẻ biết.
* Các kỹ năng sơ cứu đối với từng trường hợp có thể xảy ra đối với trẻ trong trường mầm non.
Để siệc sơ cứu ban đầu đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của trẻ người giáo viên cần phải nắm được các kỹ năng sơ cứu đối với từng trường hợp để có những kỹ năng và thao tác tác động đúng và chính xác nhất.
Trường hợp 1: Trẻ khó thở ( trẻ có dấu hiệu bị dị vật đường hô hấp). Cô vẫn phải qua 8 bước sơ cứu.
Nếu trẻ tỉnh táo và còn ho. Không cần can thiệp, cứ để trẻ ho, ho là cách để tống dị vật ra ngoài .
Nếu trẻ tỉnh táo nhưng không ho. Việc đầu tiên là gọi cấp cứu. Trong khi chờ cấp cứu và bắt đầu sơ cứu:
*Đối với trẻ dưới 1 tuổi : Cô bế ngửa, nghiêng đầu trẻ. Cô vỗ vào lưng trẻ 5 tiếng vỗ, sau đó ấn ngực 5 lần( Ấn ở vị trí giữa rốn và lồng ngực). Nếu dị vật vẫn chưa ra thì tiếp tục vỗ lưng 5 tiếng và ấn ngực 5 lần, đến khi thấy được dị vật ra thì thôi.
Lúc này mà tình trạng trẻ xấu đi ( ngừng thở). Lúc này cô giáo phải làm hồi sức ngưng tim ngừng thở. Ta đặt trẻ nơi có bề mặt phẳng và bắt đầu ép tim cứ sau 30 ấn tim là 2 lần thở hơi vào miệng trẻ. Việc làm này được lặp lại 5 lần trong 2 phút. Sau đó ta đánh giá trẻ xem trẻ đã hông hào mắt mở môi hông và thở được chưa. Nếu có là tốt, Nếu trẻ chưa thở thì tiếp tục làm hô hấp đồng thời tiếp tục gọi y tế và tiếp tục làm hô hấp khi chờ cấp cứu đến ( Nếu có 2 cô thì 1 cô gọi 115 và 1 cô làm hô hấp cho trẻ)
* Đối với trẻ dưói10 tuổi: Cô cho trẻ quay áp lưng vào bụng cô, cô ngồi
( Cô có thể đứng hoặc ngồi quì gối tùy vào tình huống và chiều cao của trẻ) và ôm vòng tay đẻ ở vị trí giữa rốn vào xương ức cô ấn để trẻ nôn ra dị vật.
Nếu trẻ ngừng thở thì cũng ấn tim và thổi hơi vào miệng trẻ, luôn phiên 30 ấn tim và 2 lần thổi ngạt .
Trường hợp 2: Trẻ có vết cắn và côn trùng đốt:
Đầu cô giáo quan sát và di chuyển trẻ bị cắn và các trẻ khác khỏi nơi bị cắn và đánh giá tình hình vết cắn . Sau đó chăm sóc mọi vùng da bị tổn thương hoặc bầm tím. Rửa sạch hoàn toàn bằng xà phòng và rửa lại với nước mọi vùng da bị trầy xước, đâm xuyên hay bị cắn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Nếu da không rách thì đặt túi lạnh bọc trong một miếng vải lên vết thương để bảo vệ da và trấn an trẻ.
Thông thường ở lớp trẻ có thể bị muỗi, ong và kiến đốt, ve đốt …, cô chú ý loại bỏ bớt lọc độc trên vùng da bị đốt và rửa tay cho trẻ bằng xà phòng
Trường hợp 3: Trẻ bị bỏng : Bỏng nhiệt , bỏng điện, bỏng hóa chất
Cô giáo cần xử trí sơ cứu cho tất cả trường hợp bỏng, nhưng trẻ cần gặp nhân viên y tế càng sớm, càng tốt trong các tình huống: Bỏng ở mặt, tay hoặc bộ phân sinh dục, bỏng phủ 1% bề mặt cơ thể, tất cả tổn thương do điện.
Nếu trẻ bị bỏng nước nóng, ta cho trẻ ngâm vào nước mát ( Chú ý không cho đá vào). Sau đó cô giáo mới dùng đá nên phủ bỏng với cục đá khăn mặt. Cuối cùng quấn quanh vùng bị bỏng bằng gạc y tế sau khi làm lạnh vùng bị bỏng đến khi hết đau
Nếu trẻ bị bỏng hóa chất: Cho trẻ rời khỏi nơi tiếp xúc hóa chất. Phủi sạch hóa chất còn đọng lại trên da . Tháo những vật thắt lại như trang sức, sau đó gọi cấp cứu. Rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất với dòng nước sạch chảy liên tục trong 15-20 phút .
Trường hợp 5: Trẻ bị ngộ độc: Trẻ ăn uống phải độc chất, tiếp xúc với cây độc, trẻ hít phải độc chất
* Trẻ nuốt phải độc chất:
Thì điều đầu tiên phải cố gắng xác định những điều sau: Tuổi và cân nặng của trẻ, trẻ đã nuốt cái gì, lượng nuốt phải, thời điểm nào, tình trạng của trẻ .Trẻ có đáp ứng cần gọi cấp cứu . Mang theo trẻ và vật chứa độc chất. Nếu trẻ không đáp ứng gọi cấp cứu và thực hiện các bước xử trí suy hô hấp . Lúc này ta đặt trẻ nằm nghiêng về bên trái có thể làm chậm quá trình làm trống các chất chứa trong dạ dày. Tư thế này cói thể mở đường thở và khí ói theo ra ngoài đường miệng.
Lưu ý khi trẻ bị ngộ độc không cho trẻ uống bất cứ nước gì.Vì nếu uống nó sẽ càng làm khuếch tán chất độc rộng ra trên cơ thể.
Trường hợp 6: Trẻ bị chảy máu
* Sơ cứu vết thương hở:
Đầu tiên giáo viên đi găng tay hoặc một miếng ngăn cách để tay không tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết .
Sau đó đè trực tiếp lên chỗ đang chảy máu bằng các ngón tay hay lòng bàn tay cho đến khi ngưng chảy. Thông thường máu sẽ cầm sau 1-2 phút đè ép. Nếu vết thương cầm máu dễ, bạn rửa tay sạch và thông báo với cha mẹ trẻ
* Sơ cứu chảy máu mũi
Khi trẻ bị chảy máu mũi. Giáo viên hãy giúp trẻ ngồi dậy và dùng ngón tay cái và 1 ngón tay để ép phần mềm của mũi, nhẹ nhàng ấn sát mũi vào sương mặt ,yêu cầu trẻ há miệng và thở bằng miệng.
Sau khi ngưng chảy máu, cô giáo cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng , tránh chảy máu lại lần nữa
Hạn chế xì mũi khi máu đã cầm . Nếu cần cho trẻ xì mũi ra máu đang có trước khi bạn ép mũi. Nếu để ứ nhiều máu trong mũi, sau khi máu ngừng chảy, trẻ rất khó chịu, móc mũi, xì mũi làm mạch máu có thể vỡ lại.
Bên cạnh đó khi sơ cứu cho trẻ mỗi giáo viên cũng phải lưu ý một điều đó là : “
Luôn đảm bảo an toàn cho bản thân”
- Loại bỏ tác nhân gây nguy hiểm ( Nguồn điện, cháy …)
- Sử dụng khẩu trang khi cần
- Đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể của trẻ
- Rửa tay bằng xà phòng ngay càng sớm càng tốt sau khi sơ cứu cho trẻ
Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ khi gặp tình huống bất an toàn
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà bất kỳ cá nhân nào cũng cần có để tương tác với người khác một cách tích cực và hiệu quả. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ càng sớm, bạn càng giúp bé tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Điều tôi muốn nói trong bài viết này là sự nhận thức về xung quanh, về những kiến thức của trẻ có được trong cuộc sống, trẻ biết nhận ra và tránh những nơi nguy hiểm, những đồ vật có thể gây nguy hại cho trẻ. Để đạt được điều đó tôi luôn lồng giáo dục trẻ ở mọi nơi mọi lúc, treo những biển báo nguy hiểm tại những nơi và đồ dùng nguy hiểm, đồng thời giảng giải cho trẻ hiểu vì sao lại phải treo biển cấm và cái đó có thể gây nguy hiểm cho trẻ như thế nào
Tôi luôn khảo sát và loại bỏ những dồ dùng đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến từng cá nhân trẻ chăm sóc trẻ chu đáo, và điều quan trong là tôi luôn cố gắng tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ để tạo lòng tin ở trẻ. Từ đó thúc đẩy sự tin cậy của trẻ, trẻ mạnh dạn và thích chia sẻ với cô về mọi điều diễn ra xung quanh trẻ. Thậm chí tôi luôn bảo học học sinh của mình là :
“ Hãy nói ngay với cô khi con bị mệt hoặc bị làm sao để cô có thể giúp đỡ các con, hoặc ai thấy bạn của mình ốm hay có gì cần giúp thì hãy thông báo với cô”. Sự nhở động viên và tình cảm yêu thương cô dành cho trẻ sẽ giúp trẻ mạnh hơn tự tin hơn, trẻ dám nói những gì mình nghĩ và mình biết.
Điều đó giúp cô sớm nắm bắt được tình hình sức khỏe và những dấu hiệu bất thường, cũng như các tai nạn có thể xảy ra với trẻ một cách sớm nhất và nhanh nhất. Để từ đó có những đánh giá và quyết định cho việc sơ cứu cho trẻ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Biện pháp 3: Kết hợp tham mưu với ban giám hiệu, nhân viên y tế và đồng nghiệp ở lớp.
Mọi việc đều có thể đạt hiệu quả cao hơn khi biết kết hợp với đồng nghiệp, đồng chí. Và công việc sơ cứu ban đầu cho trẻ thì lại càng cần điều đó hơn bao giờ hết.
Có sự liên hệ giữa giáo viên với nhân viên y tế sẽ giúp giáo viên có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có sự trao đổi thì sẽ thông tin cho nhân viên y tế khi lớp mình hết hoặc thiếu đồ dùng y tế phục vụ cho sơ cứu. Để từ đó đồng chí y tế có sự tham mưu đề nghị ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ kinh phí để bổ sung ngay những đồ dùng y tế kịp thời và sớm nhất.
Bên cạnh đó sự kết hợp giữa hai giáo viên trong cùng một lớp quyết định không nhỏ tới chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nói riêng. Nhận thức được điều đó, bản thân tôi luôn cởi mở và giúp đỡ đồng nghiệp, trao đổi với đồng nghiệp để tạo sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc. Tôi thường xuyên trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp về những tai nạn có thể xảy ra với trẻ và những xử trí cần thiết như những gì tôi đã được học tập và thực hành tại lớp tập huấn sơ cứu cho trẻ và những kinh nghiệm tôi thu lượm trong suốt quá trình công tác về những thao tác và các kỹ năng và cũng như cách giải quyết các tình huống có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ.
Vì thế khi có vần đề về sức khỏe của trẻ chúng tôi luôn có sự trao đổi,phân công nhiệm vụ hợp lý, với mục đích chăm sóc cho trẻ tốt nhất .
Biện pháp 4: Vận dụng linh hoạt hiệu quả những kỹ năng sơ cứu vào thực tế trên trẻ tại lớp
Chúng ta tìm hiểu để có những kiến thức và kỹ năng sơ cứu ban đầu là cần thiết, nhưng việc vận dụng những kiến thức đó vào thực tế như thế nào là cả một vấn đề. Vì thực tế nhiều khi tình huống xảy ra không như trên sách vở, cũng như những đồ dùng dụng cụ không được đầy đủ và đúng như những gì đã học. Chính vì vậy người giáo viên cần phải linh hoạt khi xử lý tình huống sao cho hợp lý mà đem lại hiệu quả cao có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Tóm lại sự linh hoạt trong sơ cứu cho trẻ tại lớp đó là sự xử trí của giáo viên trong mọi tình huống, là sự quyết định nhanh chóng nhất đưa ra giải pháp sơ cứu như thế nào? nếu không có dụng cụ y tế thì có thể thay thế bằng gì cho hợp lý và hiệu quả. Đó chính là cái tài của người giáo viên, người mẹ thứ hai của trẻ.
4. KẾT QUẢ:
Sau khi áp dụng những biện pháp trên, bản thân tôi và đồng nghiệp đã bớt lúng túng hơn, chúng tôi đã tự tin và bình tĩnh và có những kỹ năng sơ cứu trẻ trong mọi tình huống.
Do đó tỉ lệ trẻ bị tai nạn giảm đáng kể so với đầu năm và thời gian gần đây không có một tai nạn nào xảy ra. Trẻ lớp tôi đã có những hành động đúng, cách chơi đúng. Kết quả đạt như sau:
STT |
Nội dung |
Số trẻ
đạt |
Tỉ lệ |
1 |
Trẻ biết nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm |
33/36 |
92% |
2 |
Trẻ biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm |
35/36 |
97,2% |
3 |
Trẻ không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. |
35/36 |
97,2 % |
4 |
Trẻ biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm |
35/36 |
97,2% |
PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận:
Công tác y tế học đường là một khâu quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước.
Chính vì vậy, mỗi giáo viên hãy trang bị cho mình kiến thức, hãy tích lũy cho mình những kinh nghiệm về sơ cứu ban đầu cho trẻ . Để làm tốt và tốt hơn nữa công việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non.
2. Bài học kinh nghiệm:
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ nói chung và việc sơ cứu ban đầu cho trẻ nói riêng luôn đòi hỏi ở mỗi giáo viên sự tận tụy, đức tính cẩn thận, sự bình tĩnh và hơn hết đó là lòng yêu nghề, mến trẻ. Cô yêu trẻ như yêu con, chăm trẻ như chăm con mình. Chu đáo từ bữa ăn giấc ngủ, lúc trẻ chơi cũng như trẻ học. Mắt cô luôn phải dõi theo từ hành động cử chỉ và việc làm của trẻ. Có như thế cô giáo mới có thể phát hiện và có sự can thiệp sớm nhất.
Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ cũng như những tai nạn xảy ra. Cô giáo cần phải bình tĩnh, giải quyết mọi việc thấu đáo, hợp lý. Bên cạnh đó người giáo viên cần phải biết vận dụng những kiến thức đã học và đọc được một cách sáng tạo, tránh máy móc, dập khuôn. Phải biết kết hợp với thực tế trên lớp để có những lựa chọn cho việc sơ cứu tốt nhất.
Hơn thế nữa, bằng nhiều hình thức, mọi lúc mọi nơi, cô giáo luôn giáo dục nhắc nhở trẻ biết cách phòng tránh hoặc báo với cô giáo và người lớn khi bản thân và bạn gặp những tình huống mất an toàn.
Đồng thời giáo viên phải biết tuyên truyền kết hợp với đồng nghiệp, cán bộ y tế để có sự phối hợp tốt nhất trong mọi tình huống xảy ra đối với trẻ . Có như thế mới tạo được sự tin tưởng, yên tâm ở phụ huynh học sinh khi gửi con đến trường.
Mặt khác giáo viên cần phải kiểm tra thường xuyên tủ thuốc của lớp, nếu thấy hết hoặc thiếu đồ dùng dụng cụ cần thiết thì yêu cầu y tế trường bổ sung ngay.
Tóm lại ta thấy rằng với tâm huyết và lòng nhiệt tình với trẻ, người giáo viên luôn có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho trẻ một cách tốt nhất.
3. Khuyến nghị và đề xuất:
* Đối với Phòng giáo dục:
Để công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường ngày càng tốt hơn . Chúng tôi rất mong PGD luôn tạo điệu kiện cho chúng tôi được tham gia các khóa học bồi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ, được tham gia tập huấn thực hành về sơ cứu ban đầu cho trẻ. Để giáo viên chúng tôi có cơ hội học hỏi nâng cao kiến thức về y tế.
* Đối với nhà trường:
BGH nhà trường tạo điều kiện để đồng chí nhân viên y tế của trường có những buổi sinh hoạt với giáo viên để phổ biến kiến thức về phòng chống tai nạn cho trẻ, cách xử trí ban đầu cho trẻ nếu xảy ra tai nạn. Để từ đó đại đa số giáo viên nắm vững cách phòng chống tai nạn thương tích và cách sơ cứu cho trẻ ở tại lớp mình
Trên đây là những kinh nghiệm chia sẻ của tôi trong quá trình thực hiện. Rất mong các cấp lãnh đạo, đồng chí, đồng nghiệp đóng góp cho tôi, để sáng kiến của tôi được đầy đủ hơn, sáng tạo hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
X¸c nhËn cña nhµ trêng
|
Việt Hưng, ngày 15 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là bản SKKN
do tự bản thân tôi nghiên cứu và viết không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người viết
Nguyễn Thùy Linh
|