ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN LONG BIÊN
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ 4-5 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên lớp MGN B4
Đơn vị: Trường mầm non Việt Hưng
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
1. Cơ sở khoa học................................................................................. 1
a. Cơ sở lí luận...................................................................................... 1
b. Cơ sở thực tiễn.................................................................................. 2
2. Mục đích đề tài................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 3
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm........................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 3
6. Thời gian và phạm vi thực hiện.......................................................... 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................... 3
1. Thực trạng ban đầu............................................................................ 3
2. Số liệu điều tra trẻ trước khi thực hiện................................................ 4
3. Các biện pháp đã tiến hành................................................................ 5
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời đa dạng, phong phú phù hợp...................................................................................................................... 6
Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời.................................................................................................................... 10
Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ quan sát trải nghiệm các hoạt động thông qua hoạt động ngoài trời..................................................................................................... 14
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh để kích thích tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.................................................................................... 17
Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp.......................................................... 19
4. Hiệu quả SKKN.............................................................................. 21
a) Đối với bản thân............................................................................. 21
b) Đối với trẻ...................................................................................... 21
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................... 23
1. Bài học kinh nghiệm………………………………………………..23
2. Những ý kiến đề xuất…………………………………………………23
|
|
|
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Để chuẩn bị khâu đầu tiên cho thế hệ trẻ bước vào văn minh trí tuệ, Giáo dục Mầm non cần có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới trong sự đổi mới chung của Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu phấn đấu của ngành học Mầm non là không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục Mầm non còn có nhiệm vụ chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 một cách tự tin, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ may thăng tiến trên con đường học hành cũng như trong cuộc sống. Chính vì thế, việc chăm sóc - giáo dục là một việc làm không dễ dàng, nó vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật sáng tạo, phải cụ thể và thực tế để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi cấp bách của ngành với mục tiêu là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể- Mỹ - Lao động, giúp thế hệ tương lai sau này thực sự là những người có đầy đủ đức và tài.
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Bêªn cạnh đó, hoạt động ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ lứa tuổi mầm non. Đó là hoạt động mang lại cho trẻ sự hứng thú cao nhất, nhiều niềm vui nhất và mang lại nhiều kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh cho trẻ. Nó tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống.
Hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, được quan sát trải nghiệm thế giới xung quanh một cách chân thực và khách quan nhất. Ở đó, trẻ nhận thức sự vật hiện tượng bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình, qua đó thoả mãn ở trẻ nhu cầu được vui chơi, được hoạt động, được khám phá của mình.
Hoạt động vui chơi không có nghĩa trẻ chỉ được vui chơi mà còn lồng ghép được cả nội dung tích hợp của hoạt động học ở ngoài trời, vì trong thực tế môi trường giáo dục ngoài trời càng gần gũi thân thiện với trẻ thì càng tăng thêm hiệu quả giáo dục bởi vì thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những kiến thức cần thiết trong cuộc sống mà còn hấp dẫn chúng bởi những điều kì diệu mà không có hình thức nào có thể thay thế được.
Thông qua các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời (HĐNT), trẻ được phát triển thể chất một cách tối đa, với không gian thoáng đãng và ánh nắng mặt trời giúp cơ thể trẻ hấp thụ được một lượng canxi cần thiết đồng thời hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức, tinh thần tập thể yêu thương đoàn kết, tôn trọng bạn, giáo dục trẻ tính phục tùng luật lệ qui tắc khi chơi và chơi phải có tính tập thể, biết phối hợp nhịp nhàng cùng các bạn trong quá trình chơi.
Cùng với sự phát triển thể chất, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo. Trẻ biết gọi tên sự vật hiện tượng, phát triển khả năng thảo luận, giao tiếp với cô giáo, với các bạn trong quá trình HĐNT.
HĐNT phát triển ở trẻ khả năng quan sát phán đóan, suy luận về sự vật hiện tượng mà cô giáo định hướng cho trẻ khám phá theo chủ đề sự kiện. Trẻ 4-5 tuổi với những kinh nghiệm sống đã đượcc trải nghiệm ở các độ tuổi khác thì nhận thức của trẻ với thế giới xung quanh đã có những biểu hiện rõ rệt. Trẻ tích cực khám phá sự vật hiện tượng xung quanh với những câu hỏi: Vì sao? Như thế nào? Làm thế nào?...
Qua việc phát hiện thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non tôi muốn tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp. Ngoài ra muốn giúp giáo viên sử dụng trò chơi vận động linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non . Hơn nữa tôi hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh, đặt ra câu hỏi cho người lớn, đặc biệt là cho những cô giáo mầm non cần tìm cách giải quyết để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:
“Phát huy tính tích cực của trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non.
3. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Khảo sát thực tế trên 39 trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B4.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
-
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát sư phạm: Giáo viên quan sát và ghi chép để tìm hiểu hứng thú, thái độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ .
+ Phương pháp đàm thoại:Trao đổi với đồng nghiệp về việc tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, trao đổi với trẻ trong quá chơi trò chơi dân gian nhằm tìm hiểu thái độ chơi, kỹ năng chơi, kết quả chơi các trò chơi dân gian
-
Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng một số công thức toán học thống kê như tính tỷ lệ %, tính điểm trung bình, đo độ lệch chuẩn, kiểm định giá trị để xử lý số liệu nghiên cứu thực tiễn.
5. Thời gian và phạm vi thực hiện:
Đề tài thực hiện từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiện:
Trẻ mầm non "Học mà chơi - chơi mà học". Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống, trẻ được tự do hoạt động.
Thực tế trong quá trình tổ chức cho trẻ HĐNT, muốn phát huy tốt tính tích cực của trẻ thì giáo viên phải là người lái đò khéo léo, làm sao để trẻ được hoạt động một cách tự nhiên nhất, vừa giúp trẻ tích cực khám phá, vừa hướng lái trẻ thảo luận và đưa ra kết quả chính xác nhất của sự vật hiện tượng. Đó là một vấn đề không phải đơn giản đối với người giáo viên.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm như thế nào… và sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ.
2. Thực trạng vấn đề:
a. Thuận lợi: - Được ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện yêu cầu của hoạt động.
- Trẻ ngoan, tự tin, mạnh dạn tham gia vào các trò chơi. Một số trẻ có khả năng sáng tạo trong khi chơi.
- Bản thân thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng chủ đề, sự kiện.
- Nghiên cứu tài liệu, sách báo về cách tổ chức HĐNT và làm đồ dùng bằng các nguyên vật liệu sẵn có
- Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
b. Khó khăn:
- Việc sưu tầm và làm đồ dùng cho các trò chơi còn hạn chế
- Đầu năm, khi nhận trẻ vào lớp, có 1 trẻ mắt kém, 3 trẻ từ trường tư thục chuyển về, 1 trẻ chậm phát triển trí tuệ và qua tiếp xúc trò chuyện tôi thấy nhiều trẻ còn nhút nhát, nên sự mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ còn hạn chế. Nhiều trẻ chưa có khả năng quan sát thảo luận, nhiều sự vật hiện tượng trẻ chưa được nhìn thấy bao giờ…Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự tích cực của trẻ trong HĐNT.
- Diện tích sân trường còn hạn chế nên chưa trồng được nhiều loại cây phong phú, chưa có điều kiện để tạo thêm môi trường đa dạng cho HĐNT.
- Khả năng ghi nhớ của trẻ còn hạn hẹp, một số trẻ hay chơi sai luật, chưa có tính đoàn kết trong khi chơi.
- Một số trò chơi khó tổ chức vì đòi hỏi trẻ phải tư duy cao
- Không gian chơi cho trẻ còn hạn chế vì sân trường chật hẹp
2. Số liệu điều tra trẻ trước khi thực hiện:
* Qua tiến hành khảo sát đầu năm học với 39 trẻ 4 tuổi của lớp, tôi thu được kết quả như sau:
Phân loại khả năng |
Đầu năm |
Tốt |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số trẻ hứng thú tích cực trong trò chơi |
28 |
72% |
8 |
21% |
3 |
7% |
0 |
0% |
Số trẻ hoàn thành nhiệm vụ trong khi chơi |
10 |
26% |
10 |
26% |
15 |
38% |
4 |
10% |
Số trẻ sáng tạo trong quá trình chơi |
2 |
5% |
3 |
8% |
12 |
31% |
22 |
56% |
Khả năng ghi nhớ, tích cực trải nghiệm và thảo luận nhóm |
6 |
15% |
14 |
36% |
14 |
36% |
5 |
13% |
- Kết quả thể hiện ở bảng cho thấy tỉ lệ trẻ hứng thú hoạt động đạt kết quả tương đối cao với mức độ tốt chiếm 72%. Điều đó cho thấy hoạt động ngoài trời đối với trẻ 4-5 tuổi là vô cùng hấp dẫn. Mặc dù vậy cũng có 21% số trẻ đạt loại khá và 7% trẻ đạt loại trung bình với lí do sự tập chung của trẻ chưa cao, có trẻ đang chơi trò chơi này lại có ý kiến thích chơi trò chơi khác hơn, có bạn trai lại thích chơi trò chơi mang tính vận động mạnh, bạn gái lại thích các trò chơi vận động tinh nhẹ nhàng, lí do còn lại là do một số trẻ sức khỏe yếu nên giảm đi sự hứng thú trong quá trình chơi…
3. Các biện pháp đã tiến hành
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là đào tạo, chăm sóc và giáo dục trẻ trở thành những con người phát triển về mọi mặt thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ phù hợp với tâm sinh lý của trẻ.
Trò chơi dân gian có một đặc điểm quan trọng là thường diễn ra ở ngoài trời, luôn gắn bó trẻ với môi trường tự nhiên, đưa các bé hòa đồng với thiên nhiên, hòa đồng với các mối quan hệ qua lại, bởi trò chơi dân gian thường không qui định số lượng trẻ chơi nên khuyến khích được tất cả các bé cùng được chơi, quá trình chơi diễn ra thường bình đẳng như nhau, chính vì vậy tinh thần tập thể của các bé được thể hiện và nâng lên rất cao.
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé thường chỉ chơi một mình, khả năng hợp tác và tuân theo qui tắc trò chơi còn hạn chế rất nhiều. Nhưng đến 4-5 tuổi thì trẻ bắt đầu có nhu cầu hợp tác nhóm và chịu sự phân công của cô giáo và nhóm bạn chơi. Từ đó trò chơi bắt đầu mang tính cộng đồng. Những trò chơi dân gian tập cho trẻ biết tuân theo những quy ước của cuộc chơi. Trẻ buộc phải chấp nhận chịu phạt khi bị thua, đồng thời chịu phục tùng những trẻ được bầu làm nhóm trưởng điều khiển trò chơi. Hoạt động ngoài trời đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích,suy nghĩ, biết tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Đối với trẻ 4-5 tuổi thì cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ vừa như người hướng dẫn trẻ chơi, chính nhờ sự giúp đỡ của cô giáo mà trẻ có thể tự chọn trò chơi và có thể tự tổ chức các trò chơi mà mình yêu thích.
Chính vì vậy mà trong năm học qua tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời đa dạng, phong phú phù hợp:
Thiết kế môi trường giáo dục ngoài trời, bố trí các thiết bị, khu vui chơi cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng, làm sao để tất cả trẻ có thể được quan sát tốt các sự vật hiện tượng, cô giáo có thể bao quát toàn bộ trẻ trong quá trình chơi. Đó chính là cơ sở môi trường thuận lợi giúp trẻ có hứng thú khám phá, tìm hiểu, giáo viên thuận lợi trong quá trình tổ chức HĐNT.
Vì điều kiện diện tích sân trường hạn chế, nên khi xây dựng môi trường ngoài trời tôi đã dựa vào kiến thức cung cấp cho trẻ theo từng chủ đề, sự kiện để bố trí , quy hoạch các khu vực hợp lý, chi tiết, đảm bảo sự hài hoà về thẩm mỹ mà vẫn có ý nghĩa về mặt giáo dục. Sân chơi là nơi lý tưởng để tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, chính vì vậy mà tôi đã bố trí, sắp xếp môi trường cho trẻ HĐNT phù hợp theo các chủ đề, sự kiện:
Ví dụ 1:
Việc tạo môi trường đa dạng phong phú là điều kiện cần thiết để cho trẻ gần gũi với thiên nhiên một cách chân thực nhất. Trẻ có thể phát triển được các giác quan nhờ hoạt động: nhìn, cầm, nắm, ngửi. Trẻ được chơi đùa dưới tán lá mát rượi dưới ánh nắng mặt trời, được tự tay chăm sóc những cây hoa, những luống rau và ngắm nhìn chúng lớn lên từng ngày. Từ đó trẻ phát hiện ra nhiều điều kỳ diệu của quá trình lớn lên và phát triển của cây xanh và môi trường sống của chúng.
Để có thêm diện tích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia được các hoạt động ngoài trời khi trời mưa thì ở sảnh hè tầng 2 ( trước và sau cửa lớp ) tôi trải cỏ nhân tạo, bố trí góc dân gian, góc vận động, góc khám phá, góc thiên nhiên, phân loại trồng cây theo các góc như: góc trồng cây cho hoa, góc trồng cây cho rau, góc cây thuốc, cây lá dài, cây lá tròn…..
+ Tạo môi trường ở khu vực trồng cây cho hoa: ở khu vực trồng cây hoa, cây cảnh tôi lựa chọn các loại cây dễ trồng, dễ chăm, nhiều màu sắc, an toàn, thân thiện đối với trẻ như: hoa mười giờ, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền, hoa đá, hoa bỏng, hoa dừa cạn…
Bé chăm sóc chậu cây cảnh
+ Tạo môi trường ở khu vực trồng rau, gieo hạt: Vì sân trường không có nhiều khu vườn nên tôi bố trí trồng rau vào các hộp xốp ở sảnh tầng 2, ở khu vực này tôi phân công mỗi nhóm 6 trẻ, mỗi nhóm phụ trách 2-3 bồn rau, trẻ gieo hạt rau cải, hạt đỗ , trồng cây xà lách, su hào,… hàng ngày trẻ chăm sóc cây: tưới nước, xới đất, nhổ cỏ… Khi hạt rau nảy mầm, cây rau lớn lên, cả lớp sẽ cùng quan sát và nhận xét quá trình lớn lên của cây từ hạt. Cô khuyến khích 1 số trẻ đưa ra các câu hỏi cho các bạn thảo luận.
Các bé chăm sóc các chậu rau
- Ví dụ 2:
+ Ở chủ đề động vật, tôi tận dụng sân trường nuôi chim bồ câu nên tôi đã tìm một số biện pháp để có thể cho trẻ quan sát được như: Chọn thời điểm thích hợp cho trẻ quan sát hoạt động của chim bồ câu: đang đứng, đang chuyền cành, đang mổ thóc ăn, cho chim ăn…
+ Cô chuẩn bị một chiếc bể cá, thả nuôi 1 số cá cảnh, hàng ngày trẻ có thẻ cho cá ăn và quan sát cá bơi.
Bé quan sát bể cá
Bé quan sát các hoạt động của chim bồ câu
- Ví dụ 3:
Môi trường cho trẻ HĐNT cần đảm bảo sự đa dạng phong phú của các đối tượng, các khu vực cho trẻ chơi với cát, nước, sỏi, các loại chai, lọ để trẻ tập đong đo nước, thả thuyền, đắp núi, in, đồ, chơi với cát sinh học, chơi tô tượng.... Vì vậy tôi đã sưu tầm và chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu để cho trẻ HĐNT.
Bé chơi bể cát Bé chơi với cát sinh học
Bé chơi câu cá Bé chơi tô tượng
Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời:
Khi thiết kế kế hoạch tổ chức HĐNT cho trẻ, tôi luôn lấy trẻ là điểm xuất phát, trẻ có tích cực hoạt động hay không thì cô giáo phải tổ chức được nhiều loại hình hoạt động mở, nhiều trò chơi đa dạng và linh hoạt phù hợp với đặc điểm của trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách. Chính vì vậy mà tôi đã tìm tòi sưu tầm những trò chơi phù hợp với nội dung hoạt động và gắn với chủ đề mà trẻ đang khám phá.
- Ví dụ 1: Tổ chức các trò chơi vận động: Cho trẻ chơi với dụng cụ thể dục, các đồ dùng đồ chơi phù hợp theo từng chủ đề nhằm phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân, sự vận động linh hoạt trong khi chơi, đồng thời giáo dục trẻ phục tùng tính qui tắc của trò chơi có luật:
+ Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Thi đi nhanh, tung bóng, đá bóng vào gôn, bịt mắt bóp bóng, chèo thuyền, chạy tiếp cờ, trò chơi đua ngựa, bẫy chuột, mèo và chim, bé làm đèn hiệu giao thông, tín hiệu giao thông, về đúng đường, đi đúng luật, chuyền bóng…
Trẻ chơi đá bóng vào gôn Trẻ chơi chuyền bóng
VD: Mèo đuổi chuột
Cách chơi: Trò chơi gồm từ 7 đến 10 trẻ. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục
- Ví dụ 2: Tổ chức các trò chơi học tập: Trò chơi học tập không chỉ giúp trẻ phát triển vận động của các cơ bắp mà còn ôn luyện củng cố kiến thức về các hoạt động học trong các chủ đề, vì vậy tôi đã lựa chọn các trò chơi học tập và tổ chức chơi dưới hình thức trò chơi động trong HĐNT:
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Tìm bạn thân, truyền tin, tìm người láng giềng, thi xem ai chọn đúng, tìm đúng nhà, gia đình nào nhanh, người chăn nuôi giỏi, người đưa thư, chọn hoa, chọn quả, chọn rau, phân loại theo đặc điểm của từng nhóm hoa cánh dài, cánh tròn, rau ăn củ, ăn lá, ăn quả…
Tuỳ thuộc vào từng tuần mà tôi thay đổi tên trò chơi cho phù hợp, có thể thay đổi luật chơi khó, dễ theo sự nhận thức của trẻ.
- Ví dụ 3: Tổ chức các trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là một hình thức chơi lý thú gắn liền với tuổi thơ của trẻ, nó đặc trưng cho nền văn hoá dân gianViệt Nam, nó góp phần làm giàu cho trẻ kiến thức về bản sắc văn hoḠcủa dân tộc. Đặc biệt trò chơi dân gian giúp trẻ được sống trong môi trường trường học thân thiện – học sinh tích cực
Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi và sưu tầm các trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi như: Trồng nụ trồng hoa, nhảy dây, đá cầu, ném còn, bắt cua bỏ giỏ, bịt mắt bắt dê, cáo ơi ngủ à….
TC 1: Trồng nụ trồng hoa TC 2: Đi cà kheo
TC 3: Ô ăn quan TC 4: Cắp cua bỏ giỏ
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các trò chơi dân gian có tính tập thể nhằm giáo dục trẻ có tính đoàn kết, giao lưu, phối hợp nhịp nhàng với trẻ ở các nhóm lớp khác nhau: Tổ chức trò chơi Ném còn, kéo co, bịt mắt bóp bóng với các bạn lớp B3
Giao lưu bịt mắt bóp bóng với các bạn lớp A2
Giao lưu kéo co với các bạn lớp B3
Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ quan sát trải nghiệm các hoạt động thông qua hoạt động ngoài trời
Tuỳ thuộc vào nội dung mỗi hoạt động, mục đích cho trẻ quan sát cái gì? giáo viên cần căn cứ vào khí hậu, thời tiết (Nóng, lạnh, mưa, gió…) và điều kiện hiện có của trường lớp, của đối tượng trẻ để tận dụng môi trường ngoài trời: Chọn hôm thời tiết không quá nắng nóng để quan sát ông mặt trời mọc vào buổi sáng, những đám mây bồng bềnh trên bầu trời. Có những hôm bầu trời nổi cơn dông, cô cho trẻ quan sát các đám mây chuyển dần thành màu đen, gió thổi mạnh làm những ngọn cây đung đưa, sau cơn mưa có thể có cầu vồng xuất hiện, ánh sắc cầu vồng sẽ là điều rất thú vị đối với trẻ…
* Trong hoạt động quan sát, các vật liệu thiên nhiên là loại hình vật liệu muôn hình muôn vẻ nhất, vừa là phương tiện, vừa là đối tượng kích thích, là nơi trẻ trực tiếp quan sát, ngắm nhìn qua đó trẻ được phát triển tất cả các giác quan.
- Ví dụ 1: Tổ chức các hoạt động phát triển các giác quan cho trẻ:
Lắng nghe âm thanh ở khắp mọi nơi là hình thức giúp trẻ trải nghiệm giác quan của mình một cách hiệu quả nhất. Trẻ có thể nghe tiếng gió thổi, tiếng lá rụng, tiếng chim hót… trẻ được sờ vào những chiếc lá, viên sỏi, được ngửi mùi thơm của hoa cỏ, lá cây, bông hoa… được cảm nhận cảm giác nóng bức của ánh nắng mặt trời, sự mát dịu của làn gió qua các trò chơi: Lá nào cây đấy, tìm lá cho hoa, ai tinh mắt, đóan vật bằng tay, tai ai tinh, ai nhanh nhất…
Trẻ đi trên các các con đường trải đá, gỗ…
- Ví dụ 2: Tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ
Cô tổ chức dưới nhiều hình thức để phát triển nhận thức của trẻ các kiến thức về tính chất của sự vật hiện tượng:
+ Cho trẻ chơi với cát, nước, sỏi, đḅ nhằm giúp trẻ biết được tính chất rắn của sỏi đá, mềm mịn của cát và nước là chất lỏng không màu, không mùi.
+ Trẻ có thể trải nghiệm như đong đo nước, làm mưa rơi bằng cách cho nước chảy qua máng có đục nhiều lỗ nhỏ, quan sát nước chảy qua các chai .Trẻ dùng sỏi để xếp các hình theo trí tưởng tượng của mình
+ Trẻ dùng các lá cây tạo hình như: nhặt lá cây xếp thành hình bông hoa, lấy lá bàng uốn thành hình con nghé, lá trúc xếp hình con chuồn chuồn…
Bé nhặt lá xếp hình bông hoa Bé chơi với cát
Bé quan sát đường nước chảy
* Tổ chức cho trẻ quan sát sự vật hiện tượng mọi lúc mọi nơi để trẻ có một kiến thức nhất định về chủ đề, từ đó kích thích tính tò mò tìm tòi khám phá của trẻ. Cô có thể giao nhiệm vụ cho trẻ trong các hoạt động của ngày hôm trước quan sát một sự vật hiện tượng nào đó để chuẩn bị cho kiến thức hoạt động của ngày hôm sau, sau đó tổ chức cho trẻ quan sát :
- Ví dụ 1: Hoạt động khám phá và quá trình phát triển của cây xanh: Để cho hoạt động khám phá được thuận lợi tôi đã phân công trẻ gieo hạt hoặc trồng cây từ nhà đem đến lớp để ở góc thiên nhiên, tôi cho trẻ quan sát cây do chính trẻ trồng và đặt ra một số câu hỏi mở để trẻ thảo luận như:
+ Ai có nhận xét gì về hạt đỗ mà tuần trước bạn A gieo?
+ Chúng mình đóan xem bạn A đã làm gì với những hạt đỗ?
+ Vì sao cây lại lớn lên được?
+ Đóan xem ngày mai cây sẽ như thế nào?
Bé chăm sóc và quan sát sự phát triển của cây đỗ bé gieo
- Ví dụ 2: Tìm hiểu một số loại hoa: Giao nhiệm vụ cho trẻ từ hôm trước: quan sát cây hoa, cây cảnh ở nhà (có thể quan sát ở công viên, vườn hoa nơi trẻ sinh sống). Trong hoạt động khám phá các loại hoa tôi đặt các câu hỏi mở để hỏi trẻ:
+ Cây hoa gì? Nhìn thấy ở đâu?
+ Nhận xét gì về cây hoa?
-
Ví dụ 3: Thông qua trải nghiệm quan sát HĐNT để cung cấp cho trẻ kiến thức về Toán: Tôi yêu cầu trẻ quan sát và đếm cánh hoa, kể tên 5 loại hoa theo nhóm có đặc điểm chung: cánh tròn, cánh dài: Cho trẻ lấy phấn viết chữ số tương ứng với nhóm số lượng, nhặt lá xếp thành hình bông hoa và đếm xem bé xếp được bông hoa từ mấy chiếc lá, dùng lá để xếp theo qui tắc : 1 lá- 1 hoa- 1 lá- 1 hoa; hoặc 1 lá - 2 hoa - 1 lá - 2 hoa…
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh để kích thích tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
Gia đình và nhà trường là môi trường quan trọng để giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy mà cô giáo và phụ huynh cần kết hợp chặt chẽ với nhau để nắm bắt, tìm hiểu về tâm lý của trẻ, phát hiện khả năng về nhận thức, thể lực, ngôn ngữ của trẻ để có biện pháp kích thích tính tích cực của trẻ trong hoạt động ngoài trời.
Trong buổi họp đầu năm tôi đã tuyên truyền thống nhất với phụ huynh về một số biện pháp giáo dục trẻ nhằm cung cấp một số kiến thức về môi trường xung quanh mà nhiều sự vật hiện tượng cô không thể cho trẻ quan sát được trong phạm vi sân trường:
- Tạo điều kiện cho trẻ đi dạo chơi, thăm quan để quan sát một số hiện tượng tự nhiên và xã hội: Quan sát chim truyền cành, đàn kiến khiêng mồi, cho trẻ đi vườn bách thú quan sát một số loại động vật quý hiếm.
- Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh ủng hộ cây xanh, cây hoa để môi trường thiên nhiên của lớp thêm phong phú
- Trò chuyện và thảo luận với trẻ để đưa ra những kiến thức chính xác về sự vật hiện tượng.
Trẻ nhổ cỏ ở vườn rau
- Khuyến khích trẻ trồng cây ở nhà: Bố mẹ mua bồn cây, hạt cây cho trẻ tập gieo hạt và chăm sóc cây.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, biết về ích lợi và tác hại của một số hiện tượng tự nhiên, biết phòng tránh một số vật dụng không an toàn đối với trẻ.
- Sưu tầm một số nguyên vật liệu phế thải: Chai lọ đựng nước để trẻ tập đong, đo nước, can dầu, nước giặt để làm xẻng hót rác.
Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp
Hoạt động quan sát:
Quan sát, thảo luận về cây cảnh
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với chủ điểm thế giói thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu 1 số loài hoa và mang hoa đến lớp cho cả lớp cùng xem hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ. Ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy cho trẻ… Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế cũng đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
Đồng thời với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình quan sát chính vì thế cô cần có những kiến thức về thế giới xung quanh để cung cấp kiến thức cho trẻ. Để có thể kết hợp giữa hoạt động chung và hoạt động ngoài trời nhằm tạo hứng thú cho trẻ hoạt động:
Ví dụ: Hoạt động khám phá: “Một số loài hoa”
+ Trẻ chuẩn bị một số loài hoa
+ Cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ về một số loài hoa trong trường
+ Trẻ nêu lên sự hiểu biết của mình về một số loại hoa
+ Dựa vào hiểu biết của trẻ cô gợi ý để mở rộng sự hiểu biết của trẻ và cung cấp một số đặc điểm mà trẻ hiểu sai.
+ Cho trẻ tự tay chăm sóc chậu hoa của mình mang đến…
Ví dụ: Các bạn biết mình là hoa gì không? Hoa mình đặc biệt có 5 cánh và nở vào mùa xuân. Hoa có màu vàng và là loài hoa đặc trưng của tết ở miền nam.
Khi tổ chức cho các cháu quan sát cần lưu ý:
+ Tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm tòi khám phá đối tượng và khám phá đối tượng, tự trẻ suy luận, cô đặt ra những câu hỏi mở.
Ví dụ: Đặt ra những câu hỏi về loài hoa:
+ Theo con hoa này là hoa gì?
+ Tại sao có tên như vậy?
+ Hoa có đặc điểm gì?
+ Làm cách nào để chăm sóc cây?...
Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì dẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực….
Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
a) Đối với bản thân:
- Qua thời gian thực hiện đề tài, bản thân tôi đã có được thêm những kinh nghiệm tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, các hoạt động ngoài trời...
- Được phụ huynh và đồng nghiệp tin tưởng.
b) Đối với trẻ:
- Mạnh dạn, tự tin, đoàn kết, có tinh thần tập thể trong khi chơi.
- Phát triển ngôn ngữ, luyện âm qua các bài đồng dao, bài vè.
- Trẻ được hoạt động tích cực, mở rộng được kiến thức và có thêm hiểu biết về trò chơi dân gian và các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Một số trẻ tự sáng tạo và tổ chức được trò chơi dân gian theo nhóm nhỏ.
- Nâng cao kĩ năng trải nghiệm, thảo luận và nêu ý kiến của bản thân.
Cuối năm khảo sát trên trẻ kết quả đạt được như sau:
Phân loại khả năng |
Đầu năm |
Tốt |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số trẻ hứng thú tích cực trong trò chơi |
28 |
72% |
8 |
21% |
3 |
7% |
0 |
0% |
Số trẻ hoàn thành nhiệm vụ trong khi chơi |
10 |
26% |
10 |
26% |
15 |
38% |
4 |
10% |
Số trẻ sáng tạo trong quá trình chơi |
2 |
5% |
3 |
8% |
12 |
31% |
22 |
56% |
Khả năng ghi nhớ, tích cực trải nghiệm và thảo luận nhóm |
6 |
15% |
14 |
36% |
14 |
36% |
5 |
13% |
Phân loại khả năng |
Cuối năm |
Tốt |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số trẻ hứng thú tích cực trong trò chơi |
32 |
82% |
5 |
13% |
2 |
5% |
0 |
0% |
Số trẻ hoàn thành nhiệm vụ trong khi chơi |
15 |
38% |
10 |
26% |
10 |
26% |
4 |
10% |
Số trẻ sáng tạo trong quá trình chơi |
8 |
20% |
7 |
18% |
10 |
26% |
14 |
36% |
Khả năng ghi nhớ, tích cực trải nghiệm và thảo luận nhóm |
9 |
23% |
16 |
41% |
10 |
26% |
4 |
10% |
III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệm:
- Cần lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Giáo viên cần tìm hiểu kĩ luật chơi, sưu tầm đồ dùng đồ chơi đẹp, phù hợp với trò chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi.
- Việc tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ sư phạm, biết cách vận dụng các biện pháp linh hoạt và biết xử lý các tình huống sư phạm.
- Biết cách sử dụng khu vực vui chơi ngoài trời có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và hợp lý trong từng chủ đề, sự kiện.
- Cô giáo phải biết cách gây hứng thú cho trẻ, sưu tầm nhiều trò chơi mới, tổ chức quan sát lúc nào, thời điểm nào để lôi cuốn sự chú ý của trẻ.
- Trò chơi dân gian kích thích tính tập thể cao của trẻ, vì vậy cần lựa chọn các trò chơi phù hợp để tích hợp vào các hoạt động khác một cách hợp lí.
- Thông qua hoạt động ngoài trời, đã đề cao được khả năng thực hành, trải nghiệm, phối hợp giữa các nhóm chơi- vì vậy giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được tích cực trải nghiệm với các trò chơi dân gian nhằm giúp trẻ nâng cao kĩ năng sống cho bản thân.
- Giáo viên cần bao quát đánh giá trẻ chính xác trong quá trình chơi, phát hiện ra những trẻ có khả năng tổ chức trò chơi và động viên khuyến khích những trẻ còn hạn chế để giúp trẻ tự tin, tháo vát,tự lập hơn trong cuộc sống.
2. Kết luận:
Trên đây là "
Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” mà tôi đã áp dụng thực hiện ở lớp 4 tuổi. Tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và chị em giáo viên đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều biện pháp tích cực, nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục trong năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Long Biên, ngày 30 tháng 03 năm 2018