Trẻ bị đau mắt đỏ rất khó chịu và đau. Do đó, bạn hãy trang bị những cách điều trị và phòng đau mắt đỏ cho trẻ để có thể xử lý ngay khi gặp tình huống này.
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp ở trẻ nhỏ. Kết mạc là một lớp màng mỏng, trong suốt, bao phủ lớp mi trong và tròng trắng của mắt. Khi lớp màng này bị nhiễm trùng, tình trạng viêm kết mạc sẽ xảy ra. Nói cách khác, đau mắt đỏ là do các tế bào hồng cầu trong kết mạc bị viêm.
Các triệu chứng của đau mắt đỏ
Dưới đây là một số triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến ở trẻ sơ sinh:
- Bé giụi mắt liên tục một hoặc cả hai mắt
- Bé chảy nước mắt liên tục
- Một hoặc cả hai mắt bé bị đỏ
- Ban đêm, mắt bé bị chảy dịch và hình thành lớp ghèn khiến bé không thể mở mắt vào sáng hôm sau.
Nguyên nhân và cách điều trị đau mắt đỏ
Có 3 nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ:
1. Virus
Virus cảm lạnh cũng thường gây đau mắt đỏ. Virus này rất dễ lây. Nếu bé bị đau mắt đỏ do nguyên nhân này, sẽ có một lượng chất nhầy chảy ra từ mắt bé.
Cách điều trị
Nếu bé bị đau mắt đỏ do virus, các triệu chứng thường kéo dài từ 1 – 3 tuần. Nếu nhiễm trùng nặng, bệnh có thể kéo dài lâu hơn nữa.
- Tình trạng này có thể tự khỏi
- Đừng sử dụng bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh
- Đắp nước nóng có thể giúp tình hình tốt hơn.
2. Vi khuẩn
Nếu mắt bé đỏ bừng và có ghèn thì nhiều khả năng thủ phạm gây ra là vi khuẩn đấy.
- Tình trạng này rất dễ lây, nên bạn chăm bé phải hết sức cẩn thận để tránh lây.
- Tình trạng này khiến mắt bé bị sưng, thậm chí còn có thể khiến mí mắt của bé dính chặt lại với nhau.
Cách điều trị
Khi nghi ngờ bé bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay.
- Bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bé uống
- Đắp nước nóng cũng giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu.
3. Dị ứng
Đôi khi đau mắt đỏ là do bé bị dị ứng với một thứ gì đó, có thể là phấn hoa. Loại đau mắt đỏ này thường gây ngứa.
Cách điều trị
- Nếu bé bị đau mắt đỏ do dị ứng, bạn có thể điều trị bằng túi chườm lạnh
- Thuốc nhỏ mắt để điều trị dị ứng cũng giúp làm giảm các triệu chứng này
- Nước mắt nhân tạo cũng rất hữu ích trong việc điều trị đau mắt đỏ. Bạn có thể mua nước mắt nhân tạo ở những hiệu thuốc tây.
Bé đã bị lây đau mắt đỏ như thế nào?
Đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm. Và bé sẽ bị lây nếu:
- Bé tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ. Dịch tiết ra từ mắt thường lan nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Bé bị lây bệnh nhiễm trùng từ người khác và khi đó vi khuẩn gây đau mắt đỏ sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể vì những con vi khuẩn này chung một loại.
- Vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể gây ra đau mắt đỏ. Vì vậy, bạn hãy chọn lựa những trung tâm giữ trẻ có môi trường sạch sẽ và uy tín. Bạn cũng nên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên để đảm bảo an toàn cho bé.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Giữ gìn vệ sinh là cách tốt nhất để phòng tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ và điều này cũng giúp hạn chế tình trạng bệnh lây lan. Dưới đây là một vài lời khuyên mà bạn nên biết nếu bé bị đau mắt đỏ:
- Hãy cho bé rửa tay thường xuyên. Không chỉ bé mà cả những người thường xuyên tiếp xúc với bé
- Không để bé chạm vào mắt mình thường xuyên
- Không sử dụng khăn giấy, khăn tắm để làm sạch mắt bé vì nó rất dễ lây lan sang các thành viên khác trong gia đình
- Thường xuyên thay gối hoặc khăn trải nệm của bé.
Nếu tình trạng ngày càng trở nên xấu đi, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Đau mắt đỏ sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Vì vậy, bạn không nên để tình trạng này kéo dài quá lâu. Sau khi đi khám, hãy quan sát bé cẩn thận và thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng hồi phục của bé.