Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ rất quan trọng, nhất trong những năm đầu đời. Sở hữu hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh và dị ứng, từ đó giúp bố mẹ an tâm hơn trong hành trình khám phá thế giới của bé yêu.
1. Tầm quan trọng của tăng cường hệ miễn dịch cho bé yêu trong những năm đầu đời
Hệ miễn dịch rất quan trọng, được xem là “hàng rào bảo vệ” vững chắc giúp bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh và dị ứng. Thế nhưng, trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của bé còn rất non yếu do chưa hoàn thiện. Đồng thời, kháng thể mà bé nhận thụ động qua nguồn sữa mẹ cũng giảm dần theo thời gian. Do đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị mắc một số loại bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dị ứng,…
Chính vì thế, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong những năm tháng đầu đời là việc làm rất cần thiết. Có thể nói, “xây dựng hàng rào” miễn dịch ảnh hưởng rất lớn đến việc trẻ có khỏe mạnh, phát triển tốt về thể chất và trí tuệ về sau.
2. Bí quyết tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ một cách tự nhiên
2.1. Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa của bé
Hệ tiêu hoá được xem là bộ não thứ 2, không chỉ là nơi hấp thu, cung cấp các dưỡng chất, mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và hoàn thiện trí não của trẻ nhỏ. Chính vì thế, mẹ cần bổ sung cho con các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá của con:
Các loại thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé như:
- Rau xanh giàu chất xơ để bé tiêu hóa dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón như: rau lá củ cải, rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…
- Trái cây dễ tiêu hóa: Bơ, táo, đu đủ, chuối …
- Thực phẩm giàu kẽm giúp tái tạo của tế bào miễn dịch: Sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, khoai lang, đậu phộng…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…). Với những bé uống sữa công thức, mẹ nên lựa chọn những loại sữa có đạm tự nhiên để giúp bé tiêu hóa tốt, dễ hấp thu, lại phòng ngừa và chống táo bón nhé!
Ngoài ra, hạn chế cho bé ăn các loại đồ rán, có vị quá cay, quá chua cũng là cách giúp hệ tiêu hóa bé thêm khỏe mạnh.
2.2. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Thông qua các hoạt động vui chơi ngoài trời, bé được tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, từ đó dễ dàng thích nghi và nâng cao sức đề kháng, miễn dịch tốt với các mầm bệnh xung quanh. Chưa kể, vận động còn giúp bé có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, giảm nguy mắc các bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường và ăn ngon miệng hơn.
Chính vì thế, thay vì sợ con ngã đau, sợ thời tiết quá nóng, quá lạnh khiến con dễ bị ốm, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ:
- Với bé dưới 1 tuổi: Bố mẹ nên massage, tập cho bé các bài tập về chân tay, giữ thăng bằng với bóng hoặc tập nâng đầu để cổ thêm cứng cáp.
- Với những bé lớn hơn: Hãy cho bé đi bộ trong công viên, đi xe đạp bốn bánh, chạy nhảy, ném bóng… để củng cố xương và cơ chắc khỏe, linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, một tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng tích cực giúp bé luôn tràn đầy sức sống, khỏe mạnh hơn. Vì thế, bố mẹ hãy dành thời gian cho bé một tuổi thơ hạnh phúc và tràn đầy tiếng cười.
2.3. Giúp bé ngủ đủ giấc và có giấc ngủ sâu
Với trẻ nhỏ, giấc ngủ rất quan trọng. Không những giúp trẻ thoải mái, thư giãn, giấc ngủ còn tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giúp trẻ thông minh hơn mỗi ngày. Chỉ cần một đêm ngủ không đủ giấc, khi tỉnh dậy bé sẽ khó chịu, không vui vẻ chơi đùa, dễ mệt mỏi và chẳng hứng thú với các hoạt động khác trong ngày đó ạ!
Ngoài ra, ngủ cũng là lúc cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng nhiều nhất. Các hormone này giúp bé lớn nhanh và tăng chiều cao một cách đáng kể. Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ thư giãn trước khi ngủ bằng những bản nhạc êm dịu, massage hay đọc cho bé nghe những câu chuyện hay nhé!
Độ tuổi
|
Giờ đi ngủ
|
Tiếng ngủ
|
Dưới 1 tuổi
|
19:00
|
12 - 16
|
1 - 2 tuổi
|
19:30
|
11 - 14
|
3 - 5 tuổi
|
20:00
|
10 - 13
|
6 - 12 tuổi
|
21:00
|
9 - 12
|
2.4. Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng
Nhiều bé thường có thói quen cho tay vào miệng, điều này có thể khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào cơ thể. Vì thế bố mẹ cần đảm bảo rằng bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt vào các thời điểm như:
- Trước và sau mỗi bữa ăn.
- Sau khi chơi đùa bên ngoài.
- Sau khi tiếp xúc với thú cưng, hỉ mũi hoặc trở về nhà từ nhà trẻ.
Để giúp trẻ có thói quen rửa tay, hãy để trẻ tự chọn khăn tắm và xà phòng có màu sắc rực rỡ với hình dạng, màu sắc và mùi hương vui nhộn. Nhờ đó, bé sẽ có hứng thú với việc rửa tay thay vì xem điều đó như một “cực hình” đấy.
Một hệ miễn dịch tốt sẽ giúp bé chống chọi hiệu quả với các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. Vì thế, bố mẹ hãy tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ ngay hôm nay nhằm giúp bé có nền tảng sức khỏe vững chắc, từ đó tự do khám phá thế giới xung quanh để phát triển một cách toàn diện nhất.