Các virus thuộc nhóm Enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhóm virus này bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi virus Coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các virus nhóm Enterovirus, bao gồm virus Enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Người lớn cũng có thể bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, tay chân miệng thường nhẹ hơn ở người lớn. Thậm chí ở một số người còn không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi cho trẻ tiếp xúc với những người này, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Người lớn cũng có thể bị tay chân miệng
Tay chân miệng rất dễ lây lan
Phòng ngừa cảm lạnh cho bé bằng cách nào?
Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì?
NÊN ĐỌC
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan dễ dàng qua dịch tiết cơ thể. Điều này giải thích vì sao bệnh thường bùng phát ở những nơi tập trung nhiều trẻ như trường học.
Theo tiến sỹ Hawthorne - bác sỹ tại Doctor On Demand: "Virus gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại trên các bề mặt phẳng như mặt bàn, đồ chơi. Trẻ có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc dịch từ các nốt mụn nước, chất nhầy trong mũi, nước bọt và thậm chí là phân của người bị bệnh. Do vậy, để giảm nguy cơ mắc tay chân miệng, cha mẹ nên dạy trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, không nên cho trẻ tiếp xúc và dùng chung đồ dùng với những người mắc bệnh".
Trẻ vẫn có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi các triệu chứng biến mất
Ngay cả sau khi các triệu chứng tay chân miệng biến mất, trẻ vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Bởi bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua dịch tiết và phân. Khi các triệu chứng của tay chân miệng đã được cải thiện, virus không còn trong dịch tiết của miệng nhưng nó vẫn còn ở phân trong vài tuần sau khi trẻ bị nhiễm virus. Do đó, bạn có thể tiếp xúc với một đứa trẻ không có triệu chứng tay chân miệng, nhưng bạn vẫn cần rửa tay để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ có thể bị mọc mụn nước ở chân, tay, miệng khi bị tay chân miệng
Nổi mụn đỏ không phải là triệu chứng duy nhất của tay chân miệng
Mụn nước ở miệng, bàn tay, bàn chân là triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, khi bị nhiễm coxsackievirus - một loại enterovirus gây bệnh tay chân miệng thì trẻ còn có thể gặp các triệu chứng khác như sốt cao, mỏi, đau cơ, chảy nước mũi, ngạt mũi, đau họng, nôn, tiêu chảy.
Không có cách điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện vẫn chưa có cách chữa bệnh tay chân miệng. Việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt nếu trẻ bị sốt.
Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ bị sốt cao
Bệnh thường kéo dài hơn 1 tuần
Trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ khỏi trong khoảng từ 5 - 10 ngày. Tuy nhiên, nếu sau 10 ngày mà triệu chứng bệnh tay chân miệng không cải thiện thì bạn nên đưa con đi khám bác sỹ.
Nên cho trẻ uống nhiều nước
Loét miệng do tay chân miệng có thể khiến trẻ bị đau đớn và không uống đủ nước. Điều này dễ dẫn đến mất nước. Do vậy, cha mẹ cần bổ sung đủ nước cho con khi trẻ bị tay chân miệng.
Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước khi bị tay chân miệng
Tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Cũng như các virus khác, coxsackievirus có thể lây nhiễm các vùng khác của cơ thể như não hoặc dịch não tủy, dẫn đến viêm màng não hoặc viêm não. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng tim. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường của con để đưa trẻ đến bệnh viện sớm.
Trẻ có thể bị tay chân miệng nhiều lần
Bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu bé tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Tuy nhiên, khi bé lớn lên, hệ miễn dịch sẽ tốt hơn, do vậy, nguy cơ mắc tay chân miệng cũng giảm đi.