Sự phát triển của trẻ
Trẻ tập đi và Mẫu giáo
Chăm sóc trẻ
Tác giả:
ctv MBThông tin kiểm chứng bởi
Ban Biên Tập Mary BabyCập nhật 22/06/2021
Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?
Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn là hiện tượng bình thường và sẽ khỏi sau một vài ngày khi được vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, đổ ghèn nhiều, mi mắt sưng, bé cưng có nguy cơ gặp các vấn đề về mắt, nhất là bệnh viêm kết mạc mắt.
Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp mắt trẻ bị đổ ghèn kéo dài, mắt sưng tấy, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bé cưng có thể gặp phải các vấn đề về mắt nghiêm trọng.
Mắt trẻ bị đổ nhiều ghèn, không thể mở sau khi ngủ dậy là nỗi lo lắng của mẹ
Hiện tượng bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn
Nếu mắt bé bị đổ ghèn đơn thuần (không kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, mắt bị sưng tấy)…thì việc đổ ghèn là do sinh lý nhằm loại bỏ các loại bụi bẩn bám vào mắt từ môi trường.
Trường hợp mắt trẻ bị đổ ghèn đồng thời xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác thì rất có thể bé đã bị viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ. Viêm kết mạc là một nhiễm trùng mắt rất phổ biến. Kết mạc là màng mỏng trong suốt bao phủ lên phần tròng trắng của mắt, mặt trong mi mắt, đảm bảo cho mắt không dính chặt vào nhãn cầu và có thể di động dễ dàng trên bề mặt nhãn cầu mà không gây tổn thương cho giác mạc. Khi bị viêm, mắt sẽ tiết nhiều chất dịch hay còn gọi là ghèn, mi mắt sưng, có cảm giác cộm, ngứa mắt…
Nguyên nhân mắt bé bị đổ ghèn
Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều sẽ bị ảnh hưởng từ viêm kết mạc ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân chủ yếu là do những tác nhân sau:
– Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây kích ứng kết mạc mắt và được gọi là viêm kết mạc dị ứng, bệnh thường bắt đầu ở cả 2 mắt cùng một lúc. Một số chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, chất độc hại…
– Trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn, virus: Thời gian phát bệnh thường nhanh hơn , ban đầu bị ở một mắt sau đó lan sang mắt còn lại. Trẻ sẽ dụi mắt liên tục giống như có vật cộm trong mắt, chảy nhiều nước mắt, kết mạc đỏ. Mắt có nhiều ghèn đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy khiến trẻ không thể mở mắt.
Viêm kết mạc do vi khuẩn, virus gây ra thường mắt sẽ bị đổ nhiều ghèn, đặc sánh có màu vàng giống chất dịch nhầy hơn so với nguyên nhân dị ứng. Ngoài ra, bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua nước mắt, các vật dụng sinh hoạt.
Đặc biệt nhất với các bé đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo vì khi dụi mắt và cầm vào đồ chơi virus, vi khuẩn sẽ lây qua cho trẻ khác thông qua món đồ đó.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác
Thông tin kiểm chứng bởi Ban Biên Tập Mary Baby • 27/04/2017
Để bé cưng có một mùa hè đầy ý nghĩa, mẹ nhớ lưu ý bảo vệ sức khỏe của con nhé. Thời tiết mùa hè với nhiệt độ cao kèm theo những cơn mưa đến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật và côn trùng gây bệnh phát triển nhiều hơn. Điểm danh ngay những bệnh trẻ em nguy hiểm thường bùng phát trong mùa hè và cách phòng tránh nào mẹ ơi.
Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn, mẹ phải làm sao?
Mẹ nên vệ sinh mắt cho bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn bằng nước muối sinh lý 0.9%
Ngay khi mắt bé đổ ghèn, mẹ nên vệ sinh mắt cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để làm ướt và loại bỏ ghèn một cách dễ dàng hơn. Với những trường hợp nhẹ mẹ chỉ cần nhỏ khoảng từ 3-5 ngày là khỏi. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện đau nhức mắt, sưng tấy, mẹ cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt.
Thông thường việc điều trị viêm kết mạc ở trẻ em là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nếu dùng không đúng cách có thể sẽ phản tác dụng, do đó mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi massage nhẹ nhàng vùng mắt và mũi của bé khoảng 2-3 lần/ngày. Việc làm này sẽ giúp đẩy nhanh các chất dịch nhầy bị tắc trong ống dẫn ra ngoài. Nếu mắt bé bị đổ ghèn do dị ứng bạn cần xác định đúng “thủ phạm” và giữ cho trẻ tránh xa chất này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Thông tin kiểm chứng bởi Ban Biên Tập Mary Baby • 14/03/2017
Để con có đôi mắt trong sáng, tinh anh thì một chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm tốt cho mắt là điều không thể thiếu. Mẹ đã biết ăn gì bổ mắt chưa? Những món ăn dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng đấy!
Lưu ý cho mẹ khi bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn
Mắt trẻ bị đổ ghèn có thể không nguy hiểm tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus, mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho bé đặc biệt nhất là vùng mắt. Trẻ nhỏ chưa có ý thức nên sẽ thường xuyên dùng tay dụi mắt khi thấy khó chịu và điều này khiến bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Do đó, mẹ cần chủ động vệ sinh tất cả các đồ chơi, đồ dùng cá nhân riêng của bé.
Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi nhỏ nước muối hoặc thuốc cho con. Tuyệt đối không dùng chung khăn lau mặt với trẻ.
Bệnh viêm kết mạc sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần điều trị bằng thuốc, tuy nhiên trường hợp không có tiến triển tốt thì cần cho bé dừng thuốc ngay và tái khám trở lại. Không nên để tình trạng mắt bé bị đổ ghèn kéo dài ngày vì sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này.
Tóm lại, nếu gặp phải tình huống bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn, mẹ cũng không cần quá lo. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời giúp bé vệ sinh mắt sạch sẽ. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ và hiện đang công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.
Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Vy liên tục trao dồi chuyên môn và kinh nghiệm qua các khóa học chuyên ngành Nhi khoa:
– Khóa Hồi sức sơ sinh, tháng 06/2020 tại Bệnh viện Nhi đồng 1
– Khóa Chẩn đoán và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, tháng 06/2019 tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Ngoài công tác, bác sĩ còn thực hiện các đề tài nghiên cứu:
– Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa Nhi – Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.
– Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đặc điểm dinh dưỡng của trẻ sinh dưới 32 tuần hoặc dưới 1500 gam tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.
Hiện tại, bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy đang cộng tác cho MarryBaby ở chuyên mục Bệnh trẻ em.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT KẾ TIẾP
Tác giả:
bich tramThông tin kiểm chứng bởi
Ban Biên Tập Mary BabyCập nhật 26/10/2020
Cách đối phó với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng đặc biệt trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Mẹ hãy giúp bé nhận diện và phòng tránh bệnh đau mắt đỏ nhé.
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ, hay viêm màng kết, là tình trạng mắt bị viêm do virus, vi khuẩn hoặc chất dị ứng gây ra. Lớp màng bọc tròng trắng và bên trong mi mắt của bé (gọi là kết mạc) bị kích ứng, kết quả là mắt bé chảy nước, đỏ, hoặc có vảy kết do mắt bị khô (có thể màu trắng, vàng hoặc xanh lá). Những vảy kết này có thể khiến hai mí mắt dính chặt nhau vào buổi sáng. Bé có thể bị đau mắt đỏ ở cả hai bên hoặc chỉ một bên mắt.
Nên làm gì nếu nghĩ rằng con bạn bị đau mắt đỏ?
Hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mắt của bé và đưa ra cách điều trị tùy từng trường hợp cụ thể. Mẹ cũng cần rửa tay thường xuyên, nhất là trước và sau khi mẹ kiểm tra mắt của bé để tránh viêm nhiễm lan truyền.
Đau mắt đỏ là bệnh khá dễ lây nên bạn cần cẩn thận để những thành viên khác trong nhà không bị lây bệnh của bé. Khi bé bị đau mắt đỏ, bạn nên cho bé ở nhà, không đến nhà trẻ hoặc những nơi công cộng. Mẹ cũng cần thường xuyên giặt trải giường, khăn tắm và khăn lau mặt.
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ
Nếu nguyên nhân gây đau mắt đỏ là do vi khuẩn (viêm kết mạc do vi khuẩn), bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thường là dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Nếu là do virus (thường trong trường hợp bé cũng có triệu chứng cảm lạnh), bác sĩ có thể đề nghị mẹ lau rửa thường xuyên nhưng nhẹ nhàng vùng viêm của bé với khăn tắm ấm và chờ bệnh tự khỏi trong khoảng một tuần.
Nếu nguyên nhân là do chất dị ứng, bác sĩ sẽ cùng với bạn tìm nguồn gốc gây bệnh và sau đó bạn cần loại bỏ chúng khỏi môi trường quanh bé càng sớm càng tốt. Thuốc nhỏ mắt đặc trị cũng có thể được dùng trong trường hợp này.
Đôi khi tuyến lệ bị tắc gây ra khô giác mạc và khiên bé dễ bị nhiễm trùng. Tùy theo tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ có thể đề nghị massage mắt hoặc sử dụng gạc ấm giúp thông thoáng ống dẫn nước mắt. Nếu cách này không có tác dụng, bạn có thể đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt thay cho bác sĩ nhi khoa. Trong một số trường hợp hiếm, bé có thể cần phải phẫu thuật điều trị ngoại trú để làm thông ống dẫn nước mắt.
Đau mắt đỏ khi mang thai có đáng lo?
Hạn chế dùng máy tính quá lâu, áp dụng quy tắc 20-6-20 để tránh bị đau mắt đỏ
Trong thai kỳ, sự thay đổi của hormone nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến thị giác của bà bầu. Tuy nhiên, đó chỉ là tình trạng tạm thời và được cải thiện nhanh chóng sau sinh. Từ chứng khô mắt, thị lực suy giảm đến đau mắt đỏ, bạn không nên quá lo lắng khi đối diện với các tác dụng phụ trong thai kỳ này.
1. Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau mắt đỏ
– Viêm kết mạc: Xảy ra khi kết mạc bị nhiễm trùng, làm mắt bắt đầu chuyển sang màu đỏ hồng.
– Tình trạng khô mắt kéo dài.
– Dị ứng.
– Đeo kính áp tròng hoặc giãn tròng.
– Nhìn màn hình máy tính, điện thoại quá lâu.
– Bị tổn thương vùng mắt.
– Loét giác mạc.
– Nhiễm virus herpes simplex 1.
– Tăng nhãn áp.
– Dùng thuốc nhỏ mắt chứa vasoconstrictors.
– Ốm và cảm lạnh.
– Tác dụng phụ của thai kỳ.
– Hút thuốc.
– Thiếu ngủ.
– Bơi lội.
– Môi trường làm việc ô nhiễm.
2. Ngăn ngừa hiện tượng đau mắt đỏ
- Không dụi hoặc chà mắt, vi khuẩn trên tay và ngón tay có thể gây kích ứng cho mắt và làm mắt bị mẩn đỏ. Hơn nữa, bạn có thể làm xước giác mạc qua cách này.
- Với bà bầu bị cận và phải đeo kính áp tròng, nên giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Nước muối sinh lý natri clorid hoàn toàn vô hại.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc với máy tính quá lâu. Thực hiện quy tắc 20-6-20: Mỗi 20 phút dùng máy tính, nhìn vào vật thể cách xa 6m khoảng 20 giây.
3. Tình trạng khô mắt ở bà bầu
Thay đổi nội tiết tố làm cơ thể ít sản xuất nước mắt hơn, vì vậy bà bầu thường xuyên cảm thấy mắt khô, khó chịu và dường như có sạn. Hậu quả là bầ bầu bị đỏ mắt và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Thuốc nhỏ mắt có thể giúp cải thiện tình hình đau mắt đỏ do nguyên nhân này gây ra. Tuy nhiên, nếu nhỏ hơn 4 lần/ngày mà vẫn không thấy đỡ, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và thăm khám.
Cố gắng hạn chế dùng máy tính hoặc đọc sách, làm việc dưới ánh đèn huỳnh quang quá lâu. Tốt nhất cứ 30-60 phút nghỉ 5 phút để thư giãn cho đôi mắt.
4. Bà bầu bị suy giảm thị lực
Sự lưu thông quá nhiều của lưu lượng máu có thể làm sưng giác mạc và làm giảm tầm nhìn của bà bầu. Trừ khi bạn thấy khó chịu hoặc đau ở mắt, mọi chuyện có thể nhanh chóng trở lại bình thường sau sinh.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT KẾ TIẾP
Tác giả:
Le TrucThông tin kiểm chứng bởi
Ban Biên Tập Mary BabyCập nhật 31/08/2020
Bảo vệ mắt cho con yêu: Bí quyết hay dành cho cha mẹ
Khi bé có dấu hiệu mỏi mắt, nhìn chữ bị nhòe, không rõ kèm theo nhức đầu, cần đưa trẻ đi khám, đo mắt kịp thời để phát hiện tật khúc xạ mắt ở trẻ.
Trẻ sơ sinh đến 3-5 tuổi, chức năng thị giác vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là tuổi rất nhạy với tình trạng giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Khả năng nhìn sẽ tăng từ từ bắt đầu khoảng 20cm khi mới sinh ra và thị lực phát triển tăng dần đến 10/10, tương đương thị lực người trưởng thành khi bé 5 tuổi.
Trong giai đoạn này, não phải nhận rõ hình ảnh từ hai mắt để từ đó đường thị giác trong não phát triển đúng hướng. Bất cứ điều gì gây cản trở sự thu nhận hình ảnh xảy ra trong giai đoạn này nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời đều có thể dẫn đến tình trạng nhược thị hay còn gọi là tình trạng mất thị lực.
Nếu điều trị sớm, khả năng thị lực của bé sẽ được cải thiện theo thời gian.
Trẻ mắc các bệnh về mắt, nguyên nhân vì đâu?
50% thị lực của trẻ trước tuổi đi học liên quan nhiều đến yếu tố di truyền. Nếu cả bố và mẹ mắc chứng cận thị nặng, từ 8.0 đi-ốp trở lên, khả năng con mắc bệnh về mắt tương tự là rất lớn. Vì vậy, trong năm đầu đời, bố mẹ nên quan sát kỹ tình hình phát triển thị lực của con, thường xuyên đưa bé đi thăm khám để cải thiện bệnh nếu có.
Đau mắt, nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, mờ mắt là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh cận thị, viễn thị, loạn thị. Nếu ba mẹ, người thân không ai gặp vấn đề về thị lực, nhưng trẻ vẫn mắc phải, vậy đâu là “thủ phạm”?
1. Công nghệ hiện đại, “hại điện”
Các tia bức xạ của máy tính, tivi, điện thoại khi tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào thần kinh thị giác. Khảo sát cho thấy 82,4% số người thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc với máy tính đều mắc các bệnh về mắt. Vì thế, ba mẹ hạn chế để con tiếp xúc với những “người bạn” không thân thiện này. Thỉnh thoảng vẫn có thể phá lệ cho con xem, nhưng tuyệt đối không để xem quá lâu bố mẹ nhé!
2. Đọc sách sai cách
Tư thế ngồi sai hoặc giữ khoảng cách bất hợp lý từ mắt tới sách sẽ dẫn đến các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị.
Căn bệnh về mắt này vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ sắp đến trường và trong độ tuổi đi học. Khi nhìn chữ hoặc đồ vật gần liên tục trong một thời gian dài, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ mọi vật. Các tế bào thần kinh thị giác sẽ trở nên “mệt mỏi”. Do đó, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ giữ khoảng cách thích hợp với việc quan sát mọi vật là từ 30-50cm.
3. Vệ sinh, môi trường
Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm thị lực yếu dần. Ngoài ra, vệ sinh mắt không đúng cách cũng là “thủ phạm” gây ra các bệnh về mắt.
Để sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh, trẻ cần được vệ sinh mắt đúng cách, từ rửa mắt, tra thuốc nhỏ mắt, tập thể dục cho mắt thường xuyên…
4. Chế độ ăn uống nghèo nàn
Dinh dưỡng hợp lý cũng là một trong những yếu tố đảm bảo đôi mắt khỏe mạnh. Các tế bào thần kinh thị giác cần được cung cấp đầy đủ vitamin A. Khi cơ thể thiếu loại vitamin này, trẻ rất dễ mắc các bệnh về mắt như: khô mắt, mỏi mắt, hoa mắt… Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ các vitamin C và E cũng rất có ích cho sự phát triển thị lực ở trẻ nhỏ.
Bảo vệ con yêu khỏi các bệnh về mắt
1. Chăm sóc mắt càng sớm càng tốt
Bạn nên bắt đầu chế độ chăm sóc thị lực cho bé càng sớm càng tốt. Trẻ em cần được khám mắt trong vài tuần kể từ sau khi sinh, tiếp đến trong đợt khám sức khỏe khi trẻ được 2 tuổi, thêm nữa là buổi kiểm tra khi trẻ lên lớp một ở trường tiểu học.
Nếu cảm thấy lo lắng về thị lực của trẻ ở bất cứ thời điểm nào, bố mẹ hãy cho con đi kiểm tra mắt ngay.
2. Hạn chế áp lực
Giúp con hạn chế áp lực lên cơ quan thị giác bằng cách giảm thời gian xem tivi, máy tính và đọc sách xuống mức tối thiểu có thể.
Theo đó, nguyên tắc như sau: 30 phút/ngày đối với trẻ dưới 6 tuổi; dưới 60 phút/ngày với trẻ 7-14 tuổi; dưới 90 phút/ngày với trẻ trên 14 tuổi.
Giảm mọi căng thẳng có thể gây ra cho mắt trẻ: Không để trẻ thức quá khuya đọc truyện, đặc biệt là sách/truyện hình ảnh tèm nhem, chữ nhỏ; đồng thời nhắc nhở con ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
3. Dinh dưỡng cho bé hợp lý
Về dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ quả vàng đậm, đỏ, cam, trái cây tươi; tối thiểu hai bữa cá mỗi tuần; kèm cả thịt, trứng, sữa, gan, dầu nành, dầu mè… để nhận đủ các vitamin A, C, E, axit béo omega-3, omega-6…
Hàng ngày cơ thể cần khoảng 55-70mg selen có từ các loại hải sản, phủ tạng động vật, thịt, các loại ngũ cốc… Chất lutein có trong bắp, trứng được gọi là carotenoid võng mạc, có vai trò quan trọng đối với võng mạc, đặc biệt ở điểm vàng.
Ngoài ra, bố mẹ cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ các chất khoáng như kẽm, magiê, nhu cầu khoảng 12-15mg/ngày qua hải sản, thịt đỏ, gan, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, đặc biệt là hàu. Đặc biệt vitamin A không thể thiếu khi nhắc đến thực phẩm siêu tốt cho mắt, hiện diện trong gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, sữa mẹ, nhất là trong sữa non.
4. Loại trừ nguy cơ
Khi đưa bé ra ngoài, đeo kính râm chưa đủ để bảo vệ bé khỏi tia tử ngoại, bé còn cần phải trang bị cả mũ rộng vành, mặc trang phục chống nắng nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, mẹ cần để các hóa chất độc hại, các loại nước tẩy rửa và các loại hóa chất khác ngoài tầm nhìn của trẻ, bởi chúng có thể gây bỏng mắt khi trẻ tiếp xúc. Khi dẫn trẻ đi bơi, mẹ nên đeo kính bơi cho bé để nước không gây kích ứng mắt.
Phòng đau mắt cho trẻ
Bên cạnh các tật khúc xạ, bệnh đau mắt và biến chứng của nó cũng rất nguy hại. Một số bệnh như: đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc… gây ra do bị nhiễm khuẩn, virus. Tiếp xúc với người bị đau mắt, vệ sinh kém cũng dễ dẫn tới các bệnh đau mắt.
Có thể phòng đau mắt bằng cách thường xuyên rửa tay sạch sẽ, không dụi mắt và để mắt quá gần những vật có lông, sợi, bụi bặm.
Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy gỉ mắt ra ngoài, làm ẩm và dịu bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy kèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.
Nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như trên và đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt.
Khi bé có các dấu hiệu bất thường về mắt, hãy đưa bé đi khám để phòng tránh các bệnh nguy hiểm.
Cẩn thận các dị vật
Không chỉ ở trẻ em, để phòng dị vật rơi vào mắt luôn cần thiết cho cả người lớn. Cẩn trọng với các vật nhọn, những mạt kim loại, thủy tinh nhỏ li ti vì khi rơi vào nhãn cầu, chúng rất khó xử lý và nếu điều trị không kịp sẽ dẫn đến thương tật vĩnh viễn, thậm chí mù lòa.
Khi bị dị vật rơi vào mắt, mẹ kiểm tra mí mắt nhẹ nhàng để tìm dị vật. Cần sơ cứu bằng cách rửa qua nước sạch, nước muối sinh lý. Nếu lấy được dị vật, nên rửa lại bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm lần nữa. Lưu ý không cố lấy những dị vật đã đâm vào nhãn cầu hay ở những vị trí khó để tránh làm tổn thương mắt nặng hơn. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để gắp dị vật.
Khi ra ngoài, nên tập cho bé thói quen đeo kính mát bảo vệ mắt. Mẹ nên chọn loại kính tốt, không làm méo hình ảnh khi đeo và thường xuyên đi trẻ khám mắt định kỳ để bảo vệ tốt cho cửa sổ tâm hồn.