Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính có mức độ lây lan rất nhanh. Với trẻ em, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh và chưa có thuốc đặc trị
Bệnh tay chân miệng do một số virus chủng coxsackievirus và enterovirus 71 gây ra. Triệu chứng rõ rệt nhất là những mụn nước, phát ban trong và quanh miệng, ở bàn tay, bàn chân, cẳng chân và mông.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em vào mùa hè và mùa thu. Bệnh dễ dàng lây nhiễm khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi; dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc chạm vào bề mặt có virus. Người lớn cũng có thể mắc tay chân miệng nếu tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
Thông thường, bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi sau 7-10 ngày và ít gây biến chứng nguy hiểm. Tại nước ta, những trường hợp mắc tay chân miệng nặng hơn thường do chủng virus EV-A71.
Bệnh tay chân miệng thường gây phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân, quanh miệng của trẻ
Để phòng tránh bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng, hạn chế đưa đồ chơi, tay lên miệng. Các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ che mũi, miệng khi ho, hắt hơi. Khi trẻ có dấu hiệu bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học, tránh lây sang người khác. Đồng thời, đồ dùng trong nhà cũng cần được vệ sinh với dung dịch sát khuẩn, khử trùng để tránh virus lây sang người lớn.
Hiện tại, chưa có vaccine phòng ngừa hay thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tay chân miệng. Vì đây là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng. Cha mẹ lưu ý, không nên dùng aspirin khi con bị bệnh này vì dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Sau khi được bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng, trẻ có thể được điều trị tại nhà với một số phương pháp sau đây:
- Trẻ mắc tay chân miệng thường đi kèm biểu hiện sốt, đau họng. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc giảm đau, hạ sốt chứa ibuprofen hoặc acetaminophen ở liều lượng phù hợp với độ tuổi.
- Cha mẹ có thể cho trẻ ngậm kem, đá lạnh, uống nước mát để giảm khó chịu ở miệng.
- Đảm bảo trẻ uống nhiều nước để nhanh lành vết thương. Tránh dùng nước quả, soda vì những loại đồ uống này gây đau buốt miệng. Không cho trẻ ăn thức ăn mặn, cứng, chua, cay nóng.
- Rửa tay, chân với nước ấm và xà phòng, sau đó chấm khô bằng khăn bông. Nếu trẻ ngứa ngáy khó chịu, có thể sử dụng thuốc bôi chứa calamine. Calamine thường được sử dụng để giảm ngứa, đau và khó chịu khi kích ứng da. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên được dùng ngoài da theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cha mẹ bôi cho trẻ thuốc bôi ngoài da có tính kháng khuẩn như nano bạc
- Nếu mụn nước vỡ, chấm lên mụn kem bôi ngoài da có tính chất kháng khuẩn như nano bạc để ngăn nhiễm trùng.
Nghiên cứu của Đại học Y Quảng Châu (Trung Quốc) cho thấy, phân tử nano bạc có khả năng phá vỡ màng tế bào của chủng EV-A71, xâm lấn vào RNA của virus và ngăn cản quá trình phân chia tế bào. Do đó, nano bạc được dùng như chất kháng khuẩn, ngăn chặn sự lây nhiễm của nhiều bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh tay chân miệng.
Tuy nhiên, tác dụng của nano bạc chỉ được chứng minh qua các sản phẩm bôi ngoài da. Người bệnh không nên tự ý sử dụng nano bạc qua đường ăn uống.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, sử dụng kết hợp gel bôi ngoài da có thành phần chính là nano bạc kết hợp với cốm thảo dược đường uống chứa các hoạt chất tự nhiên như: Cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ cùng kẽm gluconate, L-lysine và vitamin C sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi bị tay chân miệng.
Trong trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc triệu chứng bệnh kéo dài hơn 10 ngày, hãy đến gặp bác sỹ, chuyên gia nhi khoa để được điều trị.