1. Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae gây ra, thường gặp nhiều nhất vào mùa đông và xuân khi tiết trời chuyển lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều. Theo thống kê, có tới hơn 80% trường hợp mắc bệnh ở trẻ em dưới 15 tuổi. Khi nhiễm virus, bệnh kéo dài trong khoảng thời gian từ 12 - 24 ngày với các triệu chứng sưng đau ở tuyến nước bọt, sốt, khó thở, khó ăn uống, giao tiếp, sợ tiếp xúc với ánh sáng mạnh,...
Virus quai bị sẽ lây lan trực tiếp qua đường hô hấp, do tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh khi hắt hơi, ho, thậm chí là khi cười. Và lây lan gián tiếp qua các vật dụng của người bệnh.
Biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em tương đối hiếm, nhưng nếu không được điều trị đúng, chúng sẽ trở nên rất trầm trọng như viêm màng não, biến chứng hệ thần kinh, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy tạng cấp. Do đó, ngoài việc nắm được nguyên nhân, triệu chứng bệnh bố mẹ cần biết bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì trong quá trình điều trị để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
2. Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì cho mau lành
Bệnh quai bị sẽ không quá nghiêm trọng nếu trẻ tuân thủ tốt việc điều trị và cách ly để tránh lây nhiễm. Bên cạnh đó, việc kiêng cữ trong những ngày này cũng cần được áp dụng một cách triệt để.
Bệnh quai bị sẽ không quá nghiêm trọng nếu trẻ tuân thủ tốt việc điều trị và cách ly để tránh lây nhiễm. Ảnh Internet
2.1. Trẻ mắc quai bị cần được cách ly
Vì đây là căn bệnh rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch, do đó khi đã mắc bệnh, trẻ nên ở trong phòng và cách ly với những người xung quanh, hạn chế tối đa đến những nơi tập trung đông dân cư như bệnh viện, trường học.
Ở gia đình, trẻ cần được sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng như bát, đữa, bàn chải, khăn,... Người chăm sóc trẻ cũng cần phải đeo khẩu trang và vệ sinh sạch sẽ.
2.2. Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? - Đồ nếp và đồ ăn chua, cay
Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? Trước hết đó là những món ăn có vị chua, cay như cóc, sấu, me, dưa chua, cà muối, các thức ăn có ớt, tiêu. Mẹ cần hạn chế trong thực đơn khi trẻ bị quai bị vì những thực phẩm này sẽ làm tăng tiết nước bọt dẫn đến chỗ quai bị sẽ sưng to và dễ bị biến chứng sau này. Tuy nhiên, cam và chanh vẫn nên được sử dụng vì trong chúng có rất nhiều Vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Và các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu mỗi ngày uống 1 cốc nước cam thì thời gian mắc bệnh có thể rút ngắn lại 1/3 lần.
Bên cạnh đó, các thực phẩm khó tiêu như nếp, thức ăn cứng, khi ăn cần vận động cơ nhai và vòm họng nhiều cũng nên loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ khi bị quai bị.
Bệnh quai bị ở trẻ em nên kiêng các thực phẩm có vị cay, chua và cứng. Ảnh Internet
2.3. Kiêng gió và nước lạnh
Gió và nước lạnh là 2 điều kiêng cữ phổ biến nhất khi chảng may có người bị quai bị. Nguyên nhân là do gió và nước lạnh sẽ làm vùng mắc quai bị trở nên sưng và đau hơn.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà hạn chế luôn cả việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân của trẻ, vì đây là điều cần thiết để làm sạch cơ thể, triệt tiêu các vi khuẩn, vi trùng. Bố mẹ nên chú ý khi tắm, trẻ nên được tắm bằng nước ấm và tắm nhanh hơn bình thường, không nên ngâm mình quá lâu.
2.4. Kiêng vận động mạnh
Trong thời gian mắc bệnh, cơ thể bé sẽ trở nên mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Có thể tạm gác các hoạt động cần phải vận động tay chân nhiều vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất đó ở nam giới là tinh hoàn sẽ trở nên sưng, đau (chạy hậu), teo tinh hoàn, viêm tinh hoàn và nguy hiểm nhất có thể gây ra vô sinh sau này.
2.5. Không được tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sỹ
Có rất nhiều trường hợp, bố mẹ đã tự ý dùng thuốc bôi, đắp, các mẹo dân gian để điều trị tại chỗ sưng nhưng điều này sẽ mang đến nhiều rủi ro như nhiễm trùng, viêm và sưng to hơn. Do đó, trẻ cần được đi khám bác sĩ để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình.
Ngoài ra, khi bị bệnh bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý và vệ sinh răng miệng thường xuyên để không cho vi khuẩn có môi trường phát triển.
Bệnh quai bị ở trẻ em không được tự ý dùng thuốc để tránh nhiễm trùng, viêm. Ảnh Internet
3. Bệnh quai bị ở trẻ em cần lưu ý những gì?
Ngoài các phương pháp điều trị và kiêng cữ phù hợp thì trong cách chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị, bố mẹ cũng cần phải nắm rõ những lưu ý sau đây:
- Nên bổ sung thêm hàm lượng đậu, rau xanh mỗi ngày nhằm đảm bảo được chất dinh dưỡng và tăng cường được sức đề kháng cho cơ thể.
- Hệ tiêu hóa của bé trong thời gian này cũng khá nhạy cảm, bố mẹ nên cho bé ăn những thức ăn ở dạng lỏng.
- Có thể cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Nhưng tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
- Đối với trẻ em nam khi bị viêm tinh hoàn, mẹ cho mặc quần lót phù hợp và chườm lạnh để giảm sưng đau.
- Sau khi trẻ khỏi bệnh, vẫn cần được cách ly từ 5 - 7 ngày để đảm bảo an toàn cho cả bé và những người xung quanh.
- Để yên tâm nhất về tình trạng đề kháng của con em, cha mẹ cần tìm hiểu các loại vắc-xin cần tiêm phòng cho con để ngăn ngừa quai bị, tránh nhiễm bệnh này.
- Vắc-xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi.
Vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Ảnh Internet
Trong giai đoạn bệnh, cha mẹ là người đóng vai trò quan trọng nhất giúp tình trạng sức khỏe của bé nhanh chóng được phục hồi. Do đó, việc quan tâm đến bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì cũng là điều hết sức cần thiết, nhằm giúp các bậc phụ huynh nhẹ gánh lo và phòng tránh các biến chứng để trẻ luôn khỏe mạnh.