Tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ, nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân để có cách phòng tránh là việc làm rất cần thiết đối với bậc làm cha mẹ.
Bệnh trẻ em thường gặp là vấn đề bố mẹ rất quan tâm. Trong quá trình phát triển cơ thể trẻ đã trải qua những thay đổi vô cùng nhanh chóng.
Trẻ đã phát triển mạnh mẽ hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn trẻ dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe nhất. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu để chăm sóc trẻ tốt nhất.
Bệnh trẻ em thường gặp bạn cần biết
Tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ, nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân để có cách phòng tránh là việc làm rất cần thiết đối với bậc làm cha mẹ.
1. Sốt
Ở trẻ sơ sinh, sốt cấp thấp có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn.
Để ý xem trẻ có bị đau tai, ho, chán ăn, nôn mửa, phát ban hoặc tiêu chảy hay không. Có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng và lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt an toàn.
Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
2. Táo bón
Trẻ bị táo bón có số lần đi cầu ít hơn bình thường, đi cầu phân cứng hay phân to, bài tiết khó khăn và đau. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị táo bón tại nhà như cho trẻ uống nhiều nước trái cây, ăn các loại thức ăn giàu chất xơ.
Nếu táo bón vẫn tiếp tục duy trì và còn gây ra các triệu chứng khác như đau bụng hoặc nôn, nên nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị.
3. Phát ban
Trẻ có làn da nhạy cảm. Phát ban là một bệnh trẻ em thường gặp. Đây có thể chỉ là những mụn nhỏ hoặc các tình trạng nghiêm trọng hơn như eczema. Để tránh phát ban tã, thay tã thường xuyên và bôi thuốc mỡ bảo vệ.
Đối với eczema, cha mẹ nên tránh sử dụng xà phòng thô và giữ cho da luôn ẩm. Trong hầu hết các trường hợp, phát ban là không nghiêm trọng nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu phát ban ở trẻ rất đau và nghiêm trọng hoặc trẻ bị sốt.
4. Ho
Ho là bệnh trẻ em thường gặp có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho với sốt nhẹ có thể do cảm lạnh nhưng sốt cao hơn lại có thể là viêm phổi hay cảm cúm. Thở khò khè kèm theo ho có thể là hen suyễn hay nhiễm trùng.
Sử dụng máy tạo ẩm phun sương mát và bổ sung chất lỏng cho trẻ sẽ làm giảm bớt các triệu chứng. Lưu ý một loại thuốc ho không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 4.
5. Đau răng
Đến khoảng tháng thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Trước khi răng của trẻ nhú lên, cha mẹ sẽ thấy lợi của trẻ đỏ và sưng to, sốt nhẹ, làm trẻ lười ăn, khóc quấy, sút cân.
Nhẹ nhàng massage nướu của bé bằng ngón tay có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Trẻ có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Phụ huynh nên cho bé chơi các loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, có hình tròn.
Bé mọc răng sẽ có nhiều vấn đề liên quan như sốt, đau răng, khó chịu
6. Ngạt mũi
Khi trẻ bị cảm lạnh, trẻ có thể cảm thấy ngạt mũi. Các loại thuốc chữa cảm lạnh tự kê đơn không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Thay vào đó nên sử dụng nước muối để làm loãng chất nhầy và hút ra bằng khí dung.
7. Trẻ bị nôn mửa
Nôn mửa là một tình trạng phổ biến ở trẻ, thường được gây ra do virus hoặc vi khuẩn. Cũng giống như tiêu chảy, nôn mửa có thể dẫn đến mất nước ở trẻ.
Khi trẻ có dấu hiệu nôn không ngừng, hoặc bị mất nước, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
8. Bệnh tưa miệng
Tưa miệng là một căn bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ. Bệnh trẻ em thường gặp này thường gây ra một lớp phủ màu xám trắng ở trên lưỡi, bên trong má và nướu răng của trẻ.
Hầu hết trẻ không bị đau hoặc gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khi bị tưa miệng, tuy nhiên căn bệnh này có thể lây truyền sang mẹ khi cho con bú. Nếu con bạn bị tưa miệng, tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
9. Nhiễm siêu vi
Ghi nhận tại những bệnh viện nhi, mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ vì trẻ thường bị sốt cao, một số trẻ có biểu hiện như buồn nôn hay nôn rất nhiều khiến cha mẹ rất lo lắng…
Sốt siêu vi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao
Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt.
Tuy nhiên cũng có một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ cần chú ý như siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh tay chân miệng, siêu vi Sởi, siêu vi Cúm, siêu vi gây bệnh Thủy đậu…
10. Sốt xuất huyết (SXH)
Bệnh trẻ em thường gặp này xuất hiện quanh năm nhưng thường có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa (mùa hè). Bệnh SXH vẫn được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm cho trẻ em vì những biến chứng nguy hiểm của bệnh, nhất là tình trạng sốc SXH nặng.
Khi nghi ngờ trẻ sốt cao liên tục 2 – 7 ngày kèm những biểu hiện xuất huyết da niêm như chấm/mảng xuất huyết bất thường, trẻ bị chảy máu cam (máu mũi), chảy máu chân răng hoặc xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi tiêu phân đen…
Phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Hiện tại bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa.
Phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ em
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa các bệnh trẻ em thường gặp bố mẹ cần biết:
- Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: như rửa tay sạch sẽ – đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
- Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
- Tiêm ngừa đầy đủ: tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trè được bảo vệ tốt nhất tronquá trình phát triển.
- Ăn uống hợp vệ sinh: việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
- Tăng cường lượng dịch uống: để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội…giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.-
Lần đầu tiên bé bị bệnh trẻ em thường gặp như trên sẽ khiến cho bạn vô cùng lo lắng. Việc biết được các triệu chứng của một số bệnh thông thường ở trẻ và tìm hiểu cách đối phó với chúng có thể giúp bạn chăm con dễ dàng hơn.