1. Cảm cúm là bệnh gì ?
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Và có thể lây nhiễm sang cho người khác.
2. Cảm cúm lây bệnh như thế nào ?
Bệnh cúm lây lan qua đường hô hấp. Do tiếp xúc với vi rút từ người mắc bệnh cảm cúm thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi. Trong thời gian từ 1-7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị lây truyền. Đặc biệt khi các bé sinh hoạt trong cùng một điều kiện môi trường, lớp học.
Thực tế chỉ cần một bé mắc cảm cúm hắt hơi hoặc ho. Thì các bạn xung quanh dù chỉ bị tiếp xúc với những hạt nước nhỏ chứa siêu vi cúm bay ra từ miệng, mũi của bé đó đã cũng có khả năng mắc bệnh rất lớn.
3. Dấu hiệu của bệnh cúm
- – Sốt (trên 37 độ)
- – Ho, đau họng (ho khan hoặc có đờm).
– Bị ớn lạnh.
- – Đau đầu, đau tai hoặc đau cơ, mệt mỏi, người yếu ớt không còn sức.
- – Chóng mặt, buồn nôn, ăn không ngon miệng.
- – Chảy nước mắt, nước mũi.
- – Nặng có thể bị tiêu chảy, gây viêm hổi, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
=> Nếu trẻ có các dấu hiệu trên, nhất là khi sốt cao, trẻ bị cảm tả, trẻ bị cảm nôn,… tốt nhất mẹ hãy đưa con đến các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
4. Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ qua nguyên tắc, thói quen sinh hoạt hàng ngày
a. Đảm bảo vệ sinh cá nhân phòng ngừa cảm cúm
- Trẻ từ khoảng 1 tuổi cần rèn luyện thói quen rửa tay và súc miệng mỗi khi từ ngoài trở về nhà hay sau khi đi chơi, vận động, nô đùa.
- Nhắc con tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
- Nhắc con không khạc nhổ bừa bãi, lấy khăn hoặc giấy che mũi miệng khi ho và hắt hơi. Sau đó hủy hoặc giặt khăn thật sạch bằng xà phòng.
- Đối với các cha mẹ đón con sau giờ học. Cũng cần tuân thủ quy định đứng trước cửa lớp. Nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn và phát tán bụi vào cho các con.
- Cắt móng tay chân các bé thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Tránh tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn. Và hạn chế nguy cơ các bệnh về da khi chẳng may cào cấu vào các vết xước.
b. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh gây cảm cúm
- Tránh cho con tiếp xúc với người bị bệnh.
- Hạn chế cho con tới những nơi đông người, đặc biệt tại những phòng chật hẹp.
c. Chú trọng các đồ dùng cá nhân ngừa cảm cúm
Nên chẩn bị 1 bộ đồ dùng ăn uống vệ sinh cá nhân riêng cho bé khi đi học như: 1 vài chiếc khăn lau tay, cốc, thìa. 2-3 cái khăn ăn, yếm (với trẻ dưới 3 tuổi), 2 bộ quần áo. 4-5 cái bỉm (nếu bé vẫn cần dùng)…
Sau mỗi buổi đón con, bố mẹ đem bộ đồ này về giặt rửa vệ sinh.
d. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh
- – Cho trẻ tiêm vắc xin cúm hàng năm theo định kỳ.
- – Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, mắt họng. (sử dụng dung dịch Natriclorid 0.9%),
- – Đảm bảo nơi ở, phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.
- – Lau chùi các bề mặt đồ dùng, vật dụng,… trẻ tiếp xúc sạch sẽ.
- – Rèn luyện thói quen sinh hoạt đúng quy tắc: ngày ăn đủ 3 bữa, đi ngủ và dậy sớm đúng giờ.
- – Tăng cường hệ miễn dịch qua chế độ ăn khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất nhất là Vitamin A, B, C, D… Thực phẩm chứa kẽm, kiềm từ rau củ quả tự nhiên.
Một số thức ăn tốt cho việc phòng cảm cúm ở trẻ:
Vitamin A có tác dụng hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể. Và làm ổn định tế bào da. Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm như trứng gà, sữa, dầu cá…
Vitamin B có tác dụng giúp gây cảm giác thèm ăn. Và có nhiều trong các thực phẩm như thịt heo, lươn, trứng, đỗ tương, chuối…
Vitamin C chứa nhiều trong những loại rau hoa quả. Như súp lơ xanh, ớt chuông xanh, rau cải. Và những loại rau màu vàng và xanh khác…
Đặc biệt, loại vitamin này còn giúp giảm stress cực tốt. Phù hợp với những mẹ bị áp lực khi nuôi dạy con.
Những loại rau khác cà chua, khổ qua, bí ngô, dưa chuột… Hay cà tím cũng giúp tăng cường sức đề kháng phòng tránh cảm cúm hiệu quả.
Thực phẩm chứa kẽm giúp khống chế sự sinh sôi của mầm bệnh cảm cúm. Mẹ nên bổ sung cho con các thực phẩm như thịt nạc, cá, con hàu hay lòng đỏ trứng.
Thực phẩm có tính kiềm giúp cơ thể của trẻ loại bỏ được độc tố. Mẹ nên cho con ăn các thực phẩm như nho, hải sản, cà rốt.