Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nếu không được chữa trị sớm. Vì vậy, cha mẹ cũng cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng để can thiệp kịp thời.
Chuyên đề : Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường lành tính, có thể khỏi sau 7-10 ngày. Nhưng trong một số trường hợp, do phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
Biến chứng phổ biến của bệnh tay chân miệng đó là viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Một số biến chứng hiếm gặp khác bao gồm: Bệnh bại liệt, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… có thể gây tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng được nhận biết qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 3-7 ngày, trẻ chưa có dấu hiệu cụ thể.
- Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt (hầu như chỉ sốt nhẹ thoáng qua), đau họng, tiêu chảy nhẹ.
- Giai đoạn toàn phát: Trong 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng, trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước, trước hết ở trong miệng, sau đó tới lòng bàn tay, bàn chân của trẻ.
Các vết loét phía trong miệng có thể bị loét, gây đau đớn khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc, thường xuyên kêu đau. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Một số trẻ không có triệu chứng sốt và có thể mọc mụn nước ở mông hoặc cơ quan sinh dục.
- Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Hiện nay, việc điều trị các bệnh virus như tay chân miệng còn gặp rất nhiều khó khăn vì ít sự lựa chọn thuốc kháng virus. Mặt khác, nếu sử dụng các thuốc kháng virus thì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: Độc tính cao, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh và tâm thần, suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu là bộ đôi trong uống ngoài bôi gồm cốm hòa tan và gel thảo dược chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với dịch chiết neem, chitosan. Khả năng kháng khuẩn của nano bạc đã được các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh.
Theo các chuyên gia, nếu muốn phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả thì người dùng nên lựa chọn sản phẩm của công ty uy tín, có thành phần đã được nghiên cứu, hàng triệu người sử dụng cho kết quả tốt và đã được công nhận qua các giải thưởng lớn. Mà bộ đôi gồm cốm hòa tan và gel bôi ngoài da có thành phần chính nano bạc là một trong số rất ít sản phẩm thảo dược đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên.
Như vậy, để nói không với bệnh tay chân miệng, bên cạnh việc giữ vệ sinh sạch sẽ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn hãy cho bé kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược trong uống - ngoài bôi được nhắc đến ở trên.