!important; Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội cho thấy từ đầu năm 2023 đến ngày 01/4/2023: trung bình số nhiễm mới từ 2-5 người/ngày. Không có biến động về số lượng người nhiễm cũng như độc lực của vi rút hay xuất hiện biến chủng mới. Không có bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, từ ngày 01/4/2023 đến nay, số người nhiễm Covid- 19 tăng dần, cụ thể trong 7 ngày vừa qua số ca mắc trung bình là 79 ca/ngày, ngày 16/4/2023 ghi nhận nhiều bệnh nhân nhất 99 ca mắc. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trong đó một số đơn vị có số mắc cao như: Nam Từ Liêm (145), Thanh Trì (98), Đống Đa (84); Bắc Từ Liêm (65).
  !important; Kết quả giải trình tự gen vi rút tại Nam Từ Liêm: 02 mẫu cho kết quả chủng XBB.1.9.1, đây là chủng có ở nhiều nước Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Singapore, Phillipin, với đặc điểm lan truyền nhanh và diễn biến lâm sàng nhẹ.
  !important; Về bệnh Đậu mùa khỉ (Mpox) năm 2023, tại Việt Nam và Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh.
  !important; Về dịch bệnh Sốt xuất huyết, cộng dồn toàn Thành phố đến ngày 16/4/2023: 212 mắc, 0 tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (10 mắc, 0 tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 27/30 quận, huyện, thị xã; 131/579 xã, phường, thị trấn. Ổ dịch: ghi nhận 9 ổ dịch, hiện đều kết thúc hoạt động.
  !important; Về dịch bệnh Tay chân miệng, cộng dồn đến ngày 16/4/2023 toàn Thành phố: 384 mắc; 0 tử vong; số mắc tăng 375 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022(9/0). Ổ dịch: ghi nhận 20 ổ dịch, hiện còn 9 ổ dịch đang hoạt động: Thạch Thất (3), Ba Vì (3), Thanh Oai (1), Hoàng Mai (1), Đông Anh (1).
  !important; Các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh Thủy đậu: 1.135 mắc, 0 tử vong, số mắc ghi nhận cao ở nhóm tuổi mầm non (37,8%) và tiểu học (40,8%). Bệnh nhân ghi nhận tại 24/30 quận huyện; Rubella có 01 mắc tại Mê Linh, 0 tử vong; Liên cầu lợn: 2 mắc, 0 tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (0/0); Quai bị: 28 mắc, 0 tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ 2022 (2/0); các dịch bệnh khác như Dại, Sởi, Ho gà, Não mô cầu, Viêm não Nhật Bản, chưa ghi nhận trường hợp mắc.
  !important; Về vấn đề vắc xin, hiện toàn thành phố còn tồn khoảng hơn 4.600 liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó có 870 liều AstraZeneca. Dự kiến, ngày mai (18/4), thành phố sẽ cấp 10.000 liều vắc xin AstraZeneca cho các quận, huyện, thị xã để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho người dân.
Phó !important; Giám đốc Sở Y tế báo cáo tại Hội nghị
  !important; Theo Phó Giám đốc Sở Y tế, tình hình dịch bệnh Covid-19, trong tuần số ca mắc tăng so với tuần trước Covid-19 có thể vẫn diễn biến phức tạp, khó lường do vi rút vẫn biến đổi không ngừng tạo các biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh, né tránh được hệ miễn dịch; tâm lý chủ quan của người dân khi dịch bệnh được kiểm soát dẫn đến việc không thực hiện các biện pháp phòng bệnh như tiêm chủng vắc xin mũi nhắc lại, không đeo khẩu trang; hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xin có xu hướng giảm dần theo thời gian.
  !important; Số ca mắc Sốt xuất huyết, Tay chân miệng ghi nhận trong 3 tháng đầu năm 2023 có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2022, bên cạnh đó cũng ghi nhận các ổ dịch ngay từ đầu năm. Dự báo trong thời gian tới có thể vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận bệnh nhân tại các quận, huyện, thị xã.
  !important; Vì vậy, trong thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục hực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các biến thể mới của Covid-19; tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
  !important; Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh kịp thời ban hành kế hoạch ứng phó, phương án phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả tối đa; cập nhật đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn và triển khai thực hiện bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh góp phần khôi phục, phát triển kinh tế.
  !important; Thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; Tăng cường công tác đáp ứng phòng chống các dịch bệnh đang có xu hướng ra tăng như tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết...
  !important; Tăng cường truyền thông, tuyên truyền phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao nhận thức cho người dân.
  !important; Về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho các nhóm đối tượng: trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiếp tục triển khai tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo an toàn tiêm chủng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng. Tăng cường và duy trì việc áp dụng hệ thống phần mềm thông tin tiêm chủng quốc gia tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn Thành phố.
  !important; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân cả chiều rộng và chiều sâu. Tuyên truyền cho người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng. Chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi ngay khi có chỉ đạo của Bộ Y tế, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng triển khai đưa thêm một số loại vắc xin mới (như vắc xin phòng Rotavirus, cúm, phế cầu, ung thư cổ tử cung) vào chương trình tiêm chủng mở rộng khi có yêu cầu của BYT, theo lộ trình của Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ.
  !important; Tại hội nghị, đại diện UBND một số quận, huyện đã báo cáo về tình hình dịch bệnh cho thấy, số ca mắc Covid-19 và một số bệnh truyền nhiễm khác như: Thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng… có xu hướng tăng. Đặc biệt, đã ghi nhận một số ổ dịch Covid-19, thủy đậu, tay chân miệng tại trường học. Nguyên nhân của sự gia tăng này do thời tiết giao mùa và nhu cầu đi lại của người dân gia tăng. Qua đó, các địa phương đề xuất thành phố cấp thêm vắc xin phòng Covid-19 để tiếp tục tiêm các mũi bổ sung cho người dân.
  !important;Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại Hội nghị
  !important; Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết: Thành phố luôn chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh và chủ động các phương án ứng phó khi dịch xảy ra. Nhìn nhận một cách khách quan, Thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, không có đột biến, tuy nhiên, không nên chủ quan.
  !important; Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà, hằng năm, dịch bệnh mùa Hè vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ tiềm ẩn. Năm nay, do thời tiết nồm ẩm kéo dài, tác động đến sự gia tăng ca bệnh. Dù các ca bệnh chung và Covid-19 có sự gia tăng nhưng không có bệnh nhân nặng và tử vong nên không đáng lo ngại. Mặc dù vậy theo khuyến cáo của ngành Y tế và qua kiểm tra thực tế, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai cần phải đặc biệt quan tâm. Bởi vì với nhóm đối tượng này, nếu nhiễm Covid-19, bệnh có khả năng diễn biến nặng cao hơn.
  !important; Song song đó, các bệnh truyền nhiễm khác như: Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, cúm… cũng có nguy cơ gia tăng, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới với thời gian nghỉ dài, diễn ra nhiều hoạt động tập trung đông người.
  !important; Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, dự kiến trong ngày mai (18/4), UBND thành phố Hà Nội sẽ ban hành văn bản về công tác phòng, chống dịch bệnh, đáp ứng tình hình hiện nay. Các quận, huyện, thị xã sẽ căn cứ vào đó để xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể về các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, rà soát lại Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, nguồn nhân lực, trang thiết bị… Đặc biệt, phải theo dõi, giám sát chặt diễn biến tình hình dịch trên địa bàn để có báo cáo hằng ngày, từ đó chủ động ứng phó.
  !important; Đồng chí Vũ Thu Hà đề nghị Sở Y tế Hà Nội tổng hợp tình hình dịch bệnh hằng ngày, đồng thời, cập nhật các chỉ đạo của Bộ Y tế và phối hợp với các báo, đài để đưa tin, tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Nội dung tuyên truyền tập trung vào hướng dẫn “2K” (khẩu trang và khử khuẩn) của ngành Y tế. Người dân khi đến các bệnh viện, khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, đến nơi đông người… cần đeo khẩu trang và khử khuẩn.
  !important; Đồng thời, giao Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Sở Y tế Hà Nội triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các trường theo quy định; bảo đảm nội dung thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
  !important; Bên cạnh đó, các địa phương cần rà soát đúng, đủ đối tượng và đăng ký nhu cầu tiêm phòng. Thành phố bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêm phòng của người dân, tiêm đúng đối tượng và kịp thời; Chủ động, tập trung cao điểm các công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa Hè.
  !important; Ngoài ra, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Thành phố sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà cho biết.