Một năm học mới bắt đầu trong bối cảnh đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp. Trong khi một số địa phương phải học online, thì nhiều tỉnh thành bước đầu cho học sinh đến trường. Bên cạnh niềm vui tựu trường của con trẻ thì các bậc phụ huynh lại bồn bề nỗi lo về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và cả những bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm họng dễ bùng phát khi thời tiết giao mùa.
TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô Hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời: Những ngày đầu quay trở lại trường học, trẻ thường gặp khá nhiều trở ngại do thay đổi môi trường cũng như nề nếp ăn ngủ rất khác so với ở nhà. Thêm nữa, tháng 9 cũng là thời điểm thời tiết giao mùa, khi trẻ chưa kịp thích nghi sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp, trong đó có viêm họng.
Đúng như bạn nói, mầm bệnh gây viêm họng có khả năng lây lan nhanh và truyền từ người này sang người kia qua nước bọt hoặc dịch tiết của mũi, bằng cách lây lan qua các giọt nhỏ đường hô hấp trong không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật thể và bề mặt vật thể bị lây nhiễm.
Với trẻ con, việc ngăn không cho chúng tiếp xúc với nhau hay các đồ vật có nguy cơ lây bệnh là điều rất khó, đặc biệt ở các lớp đông cháu nhỏ.
Để hạn chế việc trẻ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung và bệnh viêm họng nói riêng rất cần một không gian mở, không khí thoáng, có đầy đủ ánh sáng mặt trời để có thể trao đổi với không khí bên ngoài, tránh sự tù đọng của các mầm bệnh. Bạn có thể trao đổi với giáo viên, hỗ trợ các thầy cô vệ sinh phòng ốc, hướng dẫn trẻ rửa tay liên tục, đeo khẩu trang để ngăn ngừa bệnh nhé.
TS.BS Trần Anh Tuấn: COVID-19 là trường hợp viêm hô hấp cấp tính do tác nhân đặc biệt là virus thuộc nhóm Coronavirus thế hệ mới được đặt tên là SARS-CoV-2 gây ra, triệu chứng tương tự như viêm hô hấp cấp tính khác, nên rất khó phân biệt đâu là viêm hô hấp cấp thông thường, đâu là COVID-19 nếu chỉ dựa trên một vài triệu chứng đơn lẻ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health, các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London tìm hiểu vấn đề trên 1.734 em trong độ tuổi 5 - 17 đã được cha mẹ hoặc những người chăm sóc ghi chép lại những triệu chứng có thể khi trẻ mắc COVID-19. Theo đó, những triệu chứng phổ biến nhất thường xuất hiện ở trẻ em là đau đầu (62,2%), mệt mỏi (55,0%), sốt (43,7%) ở những trẻ từ 5 - 11 tuổi và đau họng (51,0%) ở những em từ 12 - 17 tuổi.
Bên cạnh đó, trên thực tế ghi nhận ngoài các triệu chứng kể trên, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như mất mùi, mất vị, các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn…
Còn đối với viêm họng, bệnh bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu sốt trong vài ngày, kèm theo chảy nước mắt, nước mũi, ho có đờm, có khi kèm theo đau họng, nuốt khó, nuốt đau. Trẻ có thể có cảm giác môi bị khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi. Khi thăm khám thực tế sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to và đỏ, có thể thấy hạch góc hàm sưng đau.
Như vậy, điểm mấu chốt là chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác, vì COVID-19 có các triệu chứng giống với mọi trường hợp cảm, ho của viêm hô hấp khác. Để định hướng được bệnh nhi có khả năng là COVID-19 hay viêm họng thông thường, chúng ta dựa trên yếu tố dịch tễ, chẳng hạn như các bé có tiếp xúc gần gũi với người từ vùng dịch tới, nghi hoặc xác nhận bị COVID-19 không hay các bé đến từ vùng dịch. Điều này rất quan trọng.
Tôi lưu ý, ở trẻ em 80-100% các trường hợp COVID-19 trên thế giới đều có nguồn lây từ chính người thân trong gia đình. Vì vậy, thường các bác sĩ sẽ hỏi thêm về yếu tố dịch tễ, tình hình người trong gia đình như thế nào. Nếu người trong gia đình có triệu chứng đã kể trên thì đó là dấu chứng cảnh giác với COVID-19.
TS.BS Trần Anh Tuấn: Một vấn đề rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đó là sổ mũi. Trong tình huống này, cha mẹ phải rất cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc sổ mũi. Bởi mặc dù khi dùng thuốc nước mũi không chảy ra được nhưng sẽ khiến trẻ bị tắc mũi do các chất tiết này cô đặc.
Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là thông thoáng mũi cho trẻ bằng giấy thấm hoặc dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi, điều này tốt hơn việc dùng các loại thuốc kháng histamin để điều trị triệu chứng sổ mũi.
Về vấn đề rửa mũi, tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ có cách rửa mũi khác nhau:
Trẻ dưới 3 tháng: Rửa mũi cho trẻ phải hết sức cẩn trọng vì ở trẻ còn quá nhỏ, cấu trúc giải phẫu rất nhỏ, cho nên nếu ta không biết cách sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường vì nước mũi và dịch mũi sẽ xâm nhập vào đường hô hấp.
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Nên cho bé nằm hơi ngửa đầu ra sau, mẹ nhỏ từng giọt nước muối sinh lý thật nhỏ vào 1 bên mũi, chờ một lát để nước muối lan tỏa trên niêm mạc và không gây phản xạ, sau đó nhỏ nước muối sinh lý ở bên mũi còn lại. Tiếp theo mẹ theo dõi từ 10-15 phút, nếu mũi bé còn khụt khịt thì thực hiện lại một lần nữa.
Đối với trẻ lớn từ 1-5 tuổi: Cho trẻ ngồi và cúi đầu về phía trước, đây là tư thế tương đối an toàn. Mẹ có thể dùng loại nước mũi xịt dưới áp lực, dễ sử dụng vì nó sẽ tạo ra tia nước, nước muối đi vào trong mũi trẻ tương đối nhẹ nhàng, an toàn.
Khi ngồi trẻ sẽ há miệng ra để thở, nước muối sẽ phủ lên niêm mạc chảy ra phía trước và một phần nó sẽ chảy ra phía sau, nhưng vì tư thế ngồi cúi đầu ra trước nên nó sẽ không vào đường hô hấp dưới hay thanh quản, không gây ra các hội chứng như khó thở đối với trẻ.
Lưu ý, không nên sử dụng một số lượng lớn nước muối sinh lý để rửa mũi cho con tại nhà, việc này chỉ nên thực hiện tại các cơ sở y tế hoặc người có chuyên môn đã được huấn luyện, nếu không có thể khiến trẻ bị sặc gây nguy hiểm tính mạng.
Bên cạnh mũi, việc vệ sinh răng miệng cũng quan trọng không kém. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc súc miệng bằng nước muối 2 lần 1 ngày có thể giảm thiểu được tối đa tình trạng viêm họng ở trẻ em và cả người lớn. Cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc có thể tự pha chế dung dịch này cho con dùng tại nhà. Ở những vùng lạnh nên sử dụng nước muối ấm để súc miệng sẽ tốt hơn so với nước muối thông thường.
TS.BS Trần Anh Tuấn: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như của Bộ Y tế Việt Nam, tốt nhất là nên sử dụng những loại thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược, bởi nó vừa an toàn lại hiệu quả.
Theo tôi được biết thuốc ho Cozz Ivy của Dược Hậu Giang là một loại thuốc có dẫn xuất từ dược thảo an toàn, đó là lá thường xuân. Đây là loại thảo dược thường được sử dụng ở các nước phương Tây, châu Âu.
Sở dĩ phương Tây rất ưa chuộng loại thuốc này bởi lẽ cao lá thường xuân đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay, và được chứng minh sự hiệu quả trong điều trị ho, tính an toàn, đặc biệt ngay cả trẻ nhỏ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi hiện nay có rất nhiều sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu từ cao lá thường xuân.
Theo phương diện khoa học đã phân tích và nghiên cứu về tác dụng điều trị của loại thuốc ho này, người ta thấy rằng trong lá thường xuân hoạt chất chính là saponin - có chất kháng viêm, do đó đối với các trường hợp viêm đường hô hấp như viêm họng thì đây là lựa chọn có lợi cho bệnh nhân.
Ngoài ra, qua một số công trình nghiên cứu lá thường xuân còn có tác dụng giảm ho, giúp đờm đỡ đặc quánh, từ đó tống xuất đờm dễ dàng hơn. Nhờ đó, giúp giảm sự khó chịu do triệu chứng này mang lại ở trẻ bị viêm họng.