Bệnh quai bị với trẻ nhỏ – Nguy hiểm tiềm tàng mà có thể cha mẹ chưa biết
Bệnh quai bị là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Quai bị là loại bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
Biểu hiện của bệnh quai bị
- Thời gian ủ bệnh dài 18 đến 25 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.
- Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.
- Sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.
- Tuyến mang tai sưng to, dái tai bạnh ra ngoài, má phệ. Sờ không nóng, không đỏ, da bóng, ấn vào đau tăng. Việc sưng 2 bên mang tai khiến trẻ khó khăn trong việc nhai thức ăn và mất vài ngày mới đỡ sưng.
- Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên.
- Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5 – 10 ngày.
Biến chứng thường gặp với trẻ bị bệnh quai bị
- Biến chứng viêm não – viêm màng não: Cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, nôn, đôi khi co giật.
- Biến chứng vào các thần kinh sọ não (0,1%): gây điếc một bên hoặc cả 2 bên tai. Các biến chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm nhiều rễ thần kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.
- Biến chứng viêm tinh hoàn (ở trẻ tuổi dậy thì): Biến chứng này thường gặp nhất. Nếu để quá nặng sẽ gây đến vô sinh ở trẻ
- Biến chứng viêm tụy tạng cấp: Thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, trụy mạch.
Đây là căn bệnh nguy hiểm nên cha mẹ thường phải chú ý các biểu hiện cũng như đưa trẻ đi viện để bác sĩ can thiệp kịp thời và có những phác đồ điều trị hợp lý nhé!