2 biểu hiện thường thấy nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là nôn và tiêu chảy. Cần chú ý thêm các dấu hiệu như đầy bụng, khó chịu, ợ hơi,... Cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, mẹ cần chú ý và điều trị để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
1. Sức đề kháng yếu:
Bé được bao bọc trong môi trường vô trùng, được che chắn khi còn trong bụng mẹ. Sau khi sinh, trẻ tiếp với cuộc sống khi hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu, nên rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh khác.
Bé vừa chào đời cần được bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng, đối với các bé chưa được uống vì mẹ tắt sữa thì khảng năng kháng bệnh sẽ càng yếu hơn.
2. Do dùng kháng sinh
Dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh khiến cho hệ miễn dịch của bé không thể hoàn thành nhiệm vụ vì chúng còn rất yếu. Kháng sinh đi vào cơ thể trẻ tiêu diệt luôn cả vi khuẩn lợi và hại. Vì thế gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như phân sống, tiêu chảy, táo bón, rất nguy hiểm. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cho trẻ là tránh tối đa việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.
3. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hay cụ thể hơn là thành phần thức ăn khôn hợp với lứa tuổi trẻ, vệ sinh kém,.... cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột nếu cơ địa trẻ quá yếu có thể làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng. Trẻ có thể tiêu chảy ồ ạt, nôn – ói nhiều, đau quặn bụng… không chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4. Tâm lý tiêu cực
Nếu gặp phải các trạng thái như áp lực, lo lắng, căng thẳng, bồn chồn,… cũng là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Lúc này cơ thể lâm vào trạng thái tiêu cực kể trên thì việc tiêu hóa của trẻ không được thuận lợi, việc bài tiết men tiêu hóa và các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ thức ăn bị giảm sút khá đáng kể.
Hãy tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.
5. Môi trường sống mất vệ sinh
Môi trường không được vệ sinh sạch sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Hãy giữ vệ sinh cho bé cẩn thận. Nên rửa tay bé, các đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, ... cũng cần được mẹ kiểm tra kỹ càng.
Cách điều trị
1. Chú ý vấn đề mất nước:
Các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến vấn đề mất nước ở trẻ. Với các biểu hiện hàng đầu của các cháu như khát, môi khô, khóc không có nước mắt, tiểu ít đi…
Mẹ có thể kiểm tra xem bé có khát hay không, đi tiểu, môi khô,... để nhanh chóng bù nước cho con.
Cho trẻ uống nhẹ nhàng, từ từ, trẻ từ 7 – 10 tháng cần uống 5 – 7 thìa, và cách đều các lần uống để cở thể trẻ có thể hấp thụ lượng nước theo đường tiêu hóa.
2. Chế độ dinh dưỡng
Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ. Dưới đây là những thực phẩm thích hợp chữa trị rối loạn tiên hóa ở trẻ mẹ nên tham khảo thêm:
- Rau: mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ.
- Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quit, chuối, táo…
- Củ – quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…
- Ngũ cốc, đậu đỗ: Đậu xanh, đậu đỏ, gạo lức… Ngoài ra còn có các loại khác: Hạt é, sương sâm…
Hãy để trẻ ăn đủ 3 bữa: sáng, trưa, tối; nên ăn tập trung, ăn nhiều vào các bữa trong ngày, hạn chế đồ ăn vào buổi tối, đêm. Thức ăn cần đun chín kỹ, mềm để trẻ dễ ăn.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh!