Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng bệnh lỵ ở trẻ em. Khi trẻ có triệu chứng tiêu chảy, mẹ hãy cho bé uống Oresol để tránh mất nước. Mẹ nên mua loại Oresol dành cho trẻ em có vị hoa quả sẽ khiến bé dễ uống hơn. Mẹ lưu ý cần pha luôn cả gói nhưng cho bé uống từ từ chứ không pha một phần. Khi thấy chất nhầy, máu trong phân, cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để điều trị, để lâu rất dễ biến chứng như nhiễm trùng huyết, co giật, thủng ruột,…. Bệnh lỵ có khả năng lây lan rộng thành ổ dịch nếu không cách ly đúng cách. Hãy cách ly trẻ và những người chăm sóc trẻ trong thời gian trị bệnh. Các dụng cụ sinh hoạt, ăn uống như bát, chén, chậu,… của trẻ cần được dùng riêng và khử trùng bằng nước sôi sau mỗi lần sử dụng. Phân của trẻ cũng cần khử khuẩn bằng Clorua vôi để tránh lây lan bệnh: 1 phần phân trộn cùng nửa phần Clorua vôi để trong 2 giờ.
Mục lục
Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng bệnh lỵ ở trẻ em:
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên bé rất hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hay nguy hiểm hơn là bệnh lỵ. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như triệu chứng để phát hiện sớm bệnh lỵ ở trẻ em và nhanh chóng có những biện pháp xử lý. Bệnh lỵ trực khuẩn là một tình trạng nhiễm trùng ở ruột do trực khuẩn Shigella, thuộc họ Enterobacteriae (vi khuẩn đường ruột) là trực khuẩn gram (-) gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh lỵ ở trẻ em: Nước uống, thức ăn và vệ sinh môi trường là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh này. Ruồi muỗi là trung gian nguy hiểm lây truyền bệnh, đặc biệt là ở những vùng khí hậu nóng ẩm, môi trường mất vệ sinh. Cũng có thể do trẻ mọc răng, chán ăn dẫn đến sự thay đổi về tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, bệnh lỵ trực khuẩn. Uống kháng sinh làm thay đổi các enzyme tiêu hóa trong dạ dày khiến rối loạn tiêu hóa cũng là một nguyên nhân gây bệnh lỵ.
Thức ăn không hợp vệ sinh là nguyên nhân phổ biến của bệnh lỵ ở trẻ em
Các triệu chứng: Thời kì ủ bệnh từ 1 đến 7 ngày rồi bùng phát đột ngột kèm theo các triệu chứng: Sốt cao từ 38 – 39 độ C, người trẻ rét run, nhức đầu, mệt mỏi, có thể kèm theo co giật, buồn nôn. Bụng trẻ đau, lúc đầu âm ỉ quanh rốn rồi lan rộng, cuối cùng đau từng cơn quặn bụng. Đi tiêu hơn 10 lần/ngày. Phân ban đầu sệt, sau loãng có lẫn dịch nhầy và máu. Nhầy nhiều, đục nhờ nhờ hoặc vàng đục như mủ, máu không tươi, sẫm như máu cá. Trẻ liên tục mót đi tiểu tiện và đại tiện.
Biện pháp xử lý khi trẻ bị Lỵ:
Khi trẻ có triệu chứng tiêu chảy, mẹ hãy cho bé uống Oresol để tránh mất nước. Mẹ nên mua loại Oresol dành cho trẻ em có vị hoa quả sẽ khiến bé dễ uống hơn. Mẹ lưu ý cần pha luôn cả gói nhưng cho bé uống từ từ chứ không pha một phần. Khi thấy chất nhầy, máu trong phân, cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để điều trị, để lâu rất dễ biến chứng như nhiễm trùng huyết, co giật, thủng ruột,…. Bệnh lỵ có khả năng lây lan rộng thành ổ dịch nếu không cách ly đúng cách. Hãy cách ly trẻ và những người chăm sóc trẻ trong thời gian trị bệnh. Các dụng cụ sinh hoạt, ăn uống như bát, chén, chậu,… của trẻ cần được dùng riêng và khử trùng bằng nước sôi sau mỗi lần sử dụng. Phân của trẻ cũng cần khử khuẩn bằng Clorua vôi để tránh lây lan bệnh: 1 phần phân trộn cùng nửa phần Clorua vôi để trong 2 giờ. Bô đựng phân ngâm trong dung dịch Cloramin 2%. Người chăm sóc trẻ cũng cần ngâm tay trong dung dịch Cloramin 1 – 2%.
Về chế độ ăn, mẹ cần lưu ý không cho bé nhịn ăn, chỉ hạn chế trong vài ngày đầu, từ ngày thứ 3 trở đi quay lại chế độ ăn bình thường. Nếu trẻ đang bú thì mẹ cần cho bé bú đủ lượng sữa như cũ. Nếu cho trẻ ăn dặm, mẹ hãy cho trẻ ăn cháo ninh nhừ với thức ăn xay nhuyễn rồi dần dần trở lại với cháo đặc, thịt trứng, khoai tây nghiền, cơm nát, thịt lạc luộc, hoa quả,… vào ngày thừ ba, thứ tư. Tránh cho trẻ ăn thức ăn nhiều bã, thảo mộc khô.
Các phòng bệnh lỵ ở trẻ em: Luôn cho bé ăn chín, uống sôi, không ăn các thức ăn sống. Đặc biệt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không để móng tay dài cho bé, luôn cắt ngắn và làm sạch để móng tay không bị“cáu bẩn”. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của bé: bình sữa, bát, thìa,… Khi pha sữa cho bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ. Thức ăn tươi sống cần bảo quản trong tủ lanh, thức ăn chín cần được đậy cẩn thận để tránh ruồi muỗi, côn trùng,… Cửa sổ nên có lưới chống muỗi hoặc thường xuyên diệt trừ côn trùng. Luôn đảm bảo vệ sinh nhà cửa, sân vườn, ngõ phố sạch sẽ. Nhất là nguồn nước ăn uống và nguồn nước thải trong cống rãnh không bị tắc. Với những gia đình ở vùng nông thôn, cần biết cách xử lý nguồn phân và rác hợp vệ sinh. Không dùng phân tươi để bón cây cối trong ruộng, vườn.